Ứng dụng công nghệ sinh trắc xác thực vân tay trên thẻ CCCD gắn chíp trong KCB BHYT
Hiện công tác thí điểm cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) làm thủ tục khám chữa bệnh (KCB) BHYT bằng công nghệ quét dấu vân tay, xác thực sinh trắc trên căn cước công dân (CCCD) gắn chíp đang được triển khai tại 5 cơ sở KCB BHYT của thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Bình.
Tạo thuận lợi, đảm bảo lợi ích cho người bệnh BHYT
Chiều ngày 11/11, Đoàn công tác của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam do Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh làm Trưởng đoàn đã đến thị sát việc triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc xác thực vân tay trên thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp trong khám chữa bệnh (KCB) BHYT tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) An Việt (Hà Nội). Cùng ngày, Đoàn công tác cũng có buổi làm việc với BHXH quận Đống Đa, Hà Nội về việc triển khai thí điểm tiếp nhận hồ sơ tích hợp xác thực sinh trắc vân tay tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính của BHXH quận.
Lãnh đạo BHXH Việt Nam kiểm tra thực tế việc xác thực vân tay trên thẻ CCCD gắn chíp trong KCB BHYT.
Đây là một trong những giải pháp được ngành BHXH Việt Nam triển khai theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi KCB BHYT, đồng thời giúp quản lý tốt quỹ BHYT, BHXH Việt Nam đã đề xuất với Chính phủ cho triển khai, đồng thời tích cực phối hợp với Bộ Công an triển khai công nghệ xác thực sinh trắc (dựa trên thông tin sinh trắc được tích hợp trên CCCD gắn chíp và trên dữ liệu của cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư) trong KCB BHYT. Hiện công tác thí điểm cho người tham gia BHYT làm thủ tục KCB BHYT bằng công nghệ quét dấu vân tay, xác thực sinh trắc trên CCCD gắn chíp đang được triển khai tại 5 cơ sở KCB BHYT của thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Bình.
Là một trong những đơn vị được triển khai thí điểm, Bệnh viện Đa khoa An Việt (Hà Nội) hiện đang tích cực thực hiện tiếp đón, quản lý người bệnh BHYT đến KCB với thủ tục đăng ký theo công nghệ sinh trắc xác thực vân tay trên thẻ CCCD gắn chíp. Đánh giá cao các ưu điểm của ứng dụng này đem lại khi mà hầu hết người dân đều đã sử dụng thẻ CCCD gắn chíp, PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc chuyên môn BVĐK An Việt cho biết, việc triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc xác thực vân tay trên thẻ CCCD gắn chíp trong KCB BHYT đem đến nhiều thuận lợi cho người bệnh, nhân viên y tế và cán bộ giám định BHYT tại Bệnh viện.
Ứng dụng công nghệ này giúp giảm đáng kể thời gian, thủ tục đăng ký KCB, tạo sự tiện lợi tối đa cho người bệnh, mặt khác còn giúp nhân viên y tế xác thực chính xác bệnh nhân thông qua nhận diện vân tay của người bệnh; người bệnh không thể mượn thẻ của người khác để đi KCB, nhờ đó quỹ BHYT được quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn. “Trước đây, khi người dân chỉ sử dụng thẻ BHYT giấy trong KCB, nhân viên y tế gặp nhiều khó khăn nhất là đối với các trường hợp thẻ bị cũ, mờ thông tin nên mất rất nhiều thời gian cho việc so sánh, đối chiếu với thông tin, hình ảnh trong chứng minh thư nhân dân của người bệnh. Thủ tục KCB trước gồm nhiều bước, song nay nhờ có việc ứng dụng công nghệ này vào KCB BHYT đã giúp đơn giản, tiết kiệm thời gian 3-4 lần so với trước”, PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An chia sẻ.
Video đang HOT
Nâng cao chất lượng phục vụ
Tại buổi làm việc với BHXH quận Đống Đa, Đoàn làm việc đã giới thiệu, hướng dẫn một số tính năng, tiện ích trong việc triển khai thí điểm tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng chế độ BHXH, BHYT tích hợp xác thực sinh trắc vân tay. Thông qua đó, viên chức tại bộ phận Một cửa có thể xác định danh tính và an tâm giải quyết các quyền lợi liên quan cho người tham gia. Đồng thời, việc tích hợp xác thực sinh trắc vân tay trong tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính cũng giúp cơ quan BHXH giảm thời gian trong khâu tiếp nhận hồ sơ, đảm bảo kiểm soát được thông tin người nộp hồ sơ, nâng cao chất lượng phục vụ cũng như giải quyết hồ sơ cho người dân.
Việc triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc xác thực vân tay trên thẻ CCCD gắn chíp trong KCB BHYT đem đến nhiều thuận lợi cho người bệnh, nhân viên y tế và cán bộ giám định BHYT.
Đặc biệt, trong thời gian qua, đã có trường hợp làm giả giấy tờ tùy thân một cách tinh vi để lạm dụng, trục lợi các chế độ BHXH, BHYT. Viên chức cơ quan BHXH gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, đối chiếu thông tin người nộp hồ sơ hưởng các chế độ BHXH, BHYT và giải quyết chính sách cho người tham gia. Với việc tích hợp xác thực sinh trắc vân tay vào khâu tiếp nhận hồ sơ sẽ giúp viên chức phụ trách khâu tiếp nhận hồ sơ có thể xác định chính xác thông tin người nộp hồ sơ một cách nhanh chóng, đảm bảo khâu giải quyết các quyền lợi liên quan đúng – đủ theo quy định, không làm ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng và hợp pháp của người tham gia BHXH, BHYT, hạn chế tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, quỹ BHYT.
Thông qua buổi làm việc, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cũng yêu cầu BHXH quận Đống Đa, trong quá trình triển khai thí điểm tổng hợp các ý kiến đánh giá, góp ý để Ngành hoàn thiện hơn nữa các tính năng liên quan nhằm phục vụ người tham gia BHXH, BHYT một cách tối ưu nhất.
Căn cước công dân: Sao không tận dụng công nghệ để bớt phiền hà?
Không chỉ trải lòng nói lên những bức xúc của mình, một số bạn đọc còn hiến kế để giúp các cơ quan chức năng khắc phục hậu quả để giảm bớt phiền hà cho người dân xung quanh câu chuyện căn cước công dân.
Công an TP.HCM làm căn cước công dân gắn chip cho người dân - Ảnh: MINH HÒA
Sau khi Tuổi Trẻ có loạt bài phản ảnh những phiền toái xung quanh việc chờ lấy căn cước công dân, đã nhận được cơn "bão" bình luận của bạn đọc. Hàng trăm ý kiến, email liên tục gởi về Tuổi Trẻ trong những ngày qua.
Bạn đọc Hoang Trung Ngoc chia sẻ: "Loạt bài viết này đúng tình trạng hiện nay rồi. Gia đình tôi làm 3 người thì chờ hoài, cuối cùng gọi điện lên tổng đài mới biết là mẹ tôi không được làm. Hỏi tại sao thì bảo lên Công an TP Biên Hòa tìm hiểu. Trong khi gia đình tôi làm từ tháng 5-2021, có đóng tiền gửi bưu điện. Vậy việc chuyển căn cước công dân này qua bưu điện quản lý như thế nào, mẹ tôi không được làm thì giờ xử lý ra sao? Tôi đã từng lên Công an TP Biên Hòa nhưng rất đông nên chờ cả buổi sáng luôn....".
Mong các cấp, ban ngành liên quan xem xét lại những ý kiến thiết thực của người dân, người đi làm căn cước công dân như tình trạng hiện nay.
Bạn đọc Huỳnh Đoàn
Cùng tâm trạng bực dọc chung khi chưa có căn cước sau thời gian dài không có, bạn đọc Hồ Lâm đề nghị: "Hoàn toàn chính xác. Tôi bị trễ hẹn đến 5 tháng, lên công an phường 4-5 lần và công an không một lời xin lỗi nào với công dân cả".
Trong khi đó, bạn đọc Minh Chánh nêu quan điểm: "Hoan nghênh bạn Thẳng Thắn đã góp thêm tiếng nói xây dựng. Mong các cơ quan chức năng tiếp thu để tránh gây thêm phiền toái cho dân".
Ở góc độ tích cực, nhiều bạn đọc khẳng định không thể phủ nhận trong thời gian qua lực lượng công an cấp cơ sở đã rất nhiều cố gắng để hoàn thành chỉ tiêu, cật lực làm việc bất kể giờ giấc.
Bạn đọc Việt Hà ghi nhận: "Qua đợt làm căn cước công dân, Công an TP.HCM đã có nhiều tích cực, như làm việc cả ngày thứ bảy để phục vụ người dân".
Tuy nhiên, cũng theo góp ý của bạn đọc Việt Hà, sau đợt này Công an TP.HCM cần có sơ kết việc triển khai thực hiện việc cấp căn cước công dân trên địa bàn TP.HCM nhằm mục đích đánh giá kết quả tốt đã đạt được và tiếp thu những mặt chưa đạt được, thiếu sót mà người dân góp ý đánh giá như trên.
Bên cạnh việc lên tiếng góp ý những mặt làm được và chưa được, một số bạn đọc còn chia sẻ kinh nghiệm làm sao làm căn cước công dân đỡ mất thời gian chờ đợi.
Từ thực tế bản thân, bạn đọc Nhật Tâm chia sẻ: "Đọc những bình luận của độc giả báo Tuổi Trẻ, tôi mới thấy quyết định về cách làm căn cước công dân của mình là đúng. Hồi tháng 3 năm nay định ghé qua công an quận làm căn cước công dân theo diện KT3, thấy đông nghẹt và nhiều người than làm cả năm chưa được nhận, tôi quyết định về quê nhân có chuyện gia đình kết hợp làm căn cước công dân luôn".
Theo bạn đọc Nhật Tâm, chỉ chưa đầy 1 tiếng đồng hồ đã hoàn thành khâu cuối là đóng tiền cho dịch vụ chuyển phát về nơi bạn đang làm việc ở TP.HCM. Và đúng 25 ngày sau, nhân viên chuyển phát nhanh gõ cửa nhà, chính thức nhận căn cước công dân gắn chip trong tay.
Một số bạn đọc cũng đã hiến kế nhằm giúp các cơ quan chức năng kịp thời sửa sai. Bạn đọc Huy đề xuất: "Ngành công an nên bắt tay giải quyết ngay hồ sơ làm căn cước công dân cách đây 1 năm trở về trước. Sau đó giải quyết tiếp hồ sơ 8 tháng, 6 tháng...".
Ở thời buổi công nghệ hiện đại, một số bạn đọc cũng đề nghị các cơ quan chức năng nên dùng công nghệ để thông tin cho người dân về tình hình thẻ căn cước công dân của họ.
Bạn đọc Quan hiến kế: "Mỗi quận, mỗi phường đều có cổng thông tin điện tử, nên sử dụng các cổng thông tin này để thông báo tình hình làm căn cước công dân cho dân. Thí dụ: đưa lên danh sách những người đã đến làm thẻ, ai đã có thẻ nhận rồi, ai có thẻ chưa nhận thì đến đâu để nhận, ai bị sai sót hồ sơ thì có thể bổ sung qua mạng hoặc trong trường hợp cần thì đến công an nào để khai báo lại thông tin...".
Cũng theo bạn đọc Quan, nếu làm tốt khâu này, người dân nào cần biết thông tin về căn cước công dân của mình cũng có thể gửi yêu cầu lên cổng, tải giấy biên nhận lên. Và như vậy sẽ tránh cho người dân phải chầu chực, mất thời gian đi tới đi lui nộp giấy biên nhận.
Tôn vinh 103 doanh nghiệp tiêu biểu phía Nam thực hiện chính sách, pháp luật BHXH Chiều ngày 7/11, tại TP Hồ Chí Minh, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Lễ tôn vinh doanh nghiệp (DN) tiêu biểu trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT lần thứ I (giai đoạn 2017-2021) khu vực phía Nam, với 103 DN được vinh danh tại buổi Lễ. Đây là sự kiện tiếp nối thành công của Lễ tôn vinh...