Ứng dụng công nghệ sinh học tạo sức cạnh tranh tốt hơn cho nông sản Việt
Sự bứt phá của khoa học, đặc biệt là công nghệ sinh học (CNSH) với những phát minh của công nghệ di truyền, công nghệ gen, công nghệ vi sinh… đã giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập nhờ việc tăng năng suất và giảm thiểu chi phí thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản Việt. Tuy nhiên, vẫn còn những quan ngại đối với việc ứng dụng CNSH trong nông nghiệp.
Chiều ngày 7/4, Hiệp hội Thương mại giống cây trồng (VSTA) cùng Trung ương Hội nông dân Việt Nam (HND) và Tổ chức quốc tế và Ứng dụng và Tiếp thu CNSH trong nông nghiệp (ISAAA) đồng tổ chức hội thảo với chủ đề: “Đóng góp của cây trồng CNSH trong nông nghiệp tại Việt Nam”.
Diện tích cây ngô CNSH tại Việt Nam vẫn chưa đạt được như kỳ vọng
Phát biểu mở đầu hội thảo, ông Trần Xuân Định – Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam – cho biết: Tại Việt Nam, cây trồng CNSH đã được chính thức được cấp phép canh tác thương mại từ năm 2014-2015 trên cây ngô. Ngô cũng là một trong các cây trồng chính trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nước ta cũng là một trong các quốc gia canh tác ngô nhiều nhất trên thế giới. Việc đưa các giống CNSH thời điểm đó được xem là một trong các công cụ quan trọng giúp tiếp tục nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất, gia tăng giá trị và giúp nông dân trồng ngô có thêm lợi nhuận, từ đó củng cố năng lực của Việt Nam trong việc đảm bảo nguồn cung cho chuỗi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi trong nước.
Ông Trần Xuân Định – Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam – phát biểu tại hội thảo
Vào năm 2019 – 2020, Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam phối hợp với Viện PG Economics (Anh quốc) đã tiến hành một nghiên cứu đánh giá và phân tích tác động của cây ngô CNSH với các tính trạng chuyển gen kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ sau 5 năm canh tác.
Trình bày kết quả nghiên cứu, ông Trần Xuân Định cho hay, tổng diện tích ngô CNSH canh tác tại Việt Nam cho cả giai đoạn 2015 – 2019 là 225.000 ha. Riêng năm 2019, diện tích canh tác ngô CNSH là 92.000 ha, chiếm 10% tổng diện tích ngô cả nước. Năng suất thu hoạch được của các giống ngô CNSH với các tính trạng kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ cao hơn so với các giống ngô lai thường từ 15,2% tới 30%. Lợi nhuận canh tác có được từ việc trồng các giống ngô CNSH cũng gia tăng với mức từ 196 USD/ha cho tới 330 USD/ha. Tổng thu nhập tích luỹ tăng thêm khi ứng dụng ngô CNSH là từ 43,8 cho tới 74,1 triệu USD. Lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng khi canh tác ngô CNSH giảm đáng kể với thuốc từ cỏ là 26% và thuốc trừ sâu là 78%; các tác động môi trường tính toán được từ việc giảm các loại thuốc này tương ứng là 36% và 77% (theo chỉ sổ EIQ)…
Dù vậy, theo ông Trần Xuân Định, diện tích cây ngô CNSH tại Việt Nam có tăng nhưng chưa đạt như kỳ vọng. Ông Trần Xuân Định cho hay, mặc dù nhu cầu sử dụng ngô cho ngành chăn nuôi tăng nhanh mỗi năm nhưng diện tích trồng ngô trong nước 5 năm trở lại đây có xu hướng giảm. Ngô trong nước đang phải chịu áp lực rất lớn từ ngô hạt nhập khẩu cả về giá và về chất lượng, nông dân nhiều vùng đã chuyển sang các cây trồng khác khi lợi nhuận thu được từ canh tác ngô không cao, đặc biệt khi giá thu mua trong nước giảm mạnh.
Cần có sự đầu tư trọng điểm của Nhà nước cho các doanh nghiệp tiên phong
Video đang HOT
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau chia sẻ thông tin về hiện trạng ứng dụng cây trồng CNSH trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam và đặc biệt thảo luận về các tác động kinh tế, xã hội và môi trường của ngô CNSH sau 5 năm cấp phép canh tác trong nước.
Phân tích về các tác động của cây trồng CNSH ở phạm vi toàn cầu, tiến sĩ Graham Brookes – Viện PG Economic – đã dẫn chứng các số liệu trong nghiên cứu gần nhất phát hành năm 2020: “Tính đến năm 2018, tổng thu nhập gia tăng dành cho nông dân canh tác cây trồng CNSH là 19 tỷ USD. Theo đó với mỗi USD chi phí đầu tư thêm cho hạt giống CNSH, lợi nhuận thu được thêm là 4,42 USD. Bên cạnh đó, chỉ tính riêng năm 2018, cây trồng CNSH cũng giúp hạn chế tổng lượng CO2 thải ra môi trường khoảng 23 tỷ kg, tương đương với việc loại bỏ 15,3 triệu ô tô lưu thông trên đường trong 1 năm. Đặc biệt là những nông hộ có quy mô sản xuất nhỏ tại các nước đang phát triển thu được lợi ích rõ ràng hơn từ cây trồng CNSH, không chỉ từ việc năng suất cây trồng tăng (từ 10 tới 16,5% tuỳ loại cây trồng), lợi nhuận tăng (trung bình khoảng 103 USD/ha) mà còn giúp giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng từ đó giảm bớt các tác động tiêu cực lên môi trường khoảng 19% (theo chỉ số EIQ)”.
Vẫn còn nhiều quan ngại đối với cây trồng biến đổi gen? Tại hội nghị, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân đến từ thông tin không đúng. Bên cạnh đó, một số Chính phủ chưa cho phép sử dụng, việc này có thể liên quan đến vấn đề chính trị.
Nhận định về tương lai về ứng dụng CNSH trong nông nghiệp, ông Nguyễn Xuân Định cho biết: Theo Quyết định số 429/QĐ-TTg ban hành ngày 24/3/2021 về việc phê duyệt Đề án phát triển CNSH ngành nông nghiệp đến năm 2023, một trong các mục tiêu tới năm 2030 đó là Việt Nam có thể làm chủ được một số CNSH thế hệ mới, tạo ra sản phẩm quy mô nông nghiệp ứng dụng thực tiễn sản xuất và phát triển số lượng doanh nghiệp CNSH trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng thêm tối thiểu 30% so với giai đoạn 2021-2025. Điều này cũng cho thấy định hướng phát triển và ứng dụng CNSH trong nông nghiệp là định hướng phát triển chung là việc bắt kịp xu hướng của Việt Nam cùng các nước trên thế giới trong ứng dụng các giống cây trồng thế hệ mới với các tính trạng cải tiến bằng khoa học hướng tới phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và hiện đại.
Để thúc đẩy phát triển CNSH trong nông nghiệp trong thời gian tới, cùng với Quyết định số 429/QĐ-TTg, ông Trần Xuân Định cho rằng, cần có sự chỉ đạo và chính sách rất minh bạch. Bên cạnh đó, cần có đầu tư trọng điểm của nhà nước cho các đơn vị, doanh nghiệp đi tiên phong trong việc ứng dụng CNSH trong nông nghiệp. Ở đây, CNSH chúng tôi muốn nói đến công nghệ gen, công nghệ phân tử, công nghệ tạo ra các sản phẩm mới dựa trên nền tảng của việc di truyền của công nghệ phân tử. “Ứng dụng CNSH bao quát rất nhiều khía cạnh, trong đó, cây trồng biết đổi gen chỉ là một khía cạnh. Biến đổi khí hậu với hệ quả của nó sẽ làm phát sinh ra rất nhiều loài côn trùng mới, bệnh tật mới. CNSH sẽ góp phần giải quyết tốt các vấn đề này, góp phần tăng năng suất, giảm giá thành, tạo sự cạnh tranh tốt hơn trong nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới”, ông Trần Xuân Định nói.
Có nên duy trì hoạt động nông nghiệp ở TP Thủ Đức?
Việc duy trì và phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tiễn là bài toán khó đối với chính quyền địa phương và có nhiều ý kiến trái chiều.
Do nhu cầu phát triển đô thị và công nghiệp - dịch vụ, quỹ đất nông nghiệp ở TP Thủ Đức ngày càng eo hẹp. Thực tế này đòi hỏi chính quyền thành phố, ngành nông nghiệp cũng như các hộ nông dân phải thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng - vật nuôi, phát triển cho nông nghiệp đô thị. Việc duy trì và phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tiễn là bài toán khó đối với chính quyền địa phương và có nhiều ý kiến trái chiều.
Phát triển dịch vụ nông nghiệp
TP Thủ Đức đang được định hướng để trở thành đô thị sáng tạo tương tác cao, thành phố kinh tế tri thức, hạt nhân phát triển vùng kinh tế 4.0 phía Nam. Theo đó, thành phố này sẽ có mục tiêu phát triển kinh tế sáng tạo, liên kết Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đổi mới quản trị nhà nước theo hướng chuyển đổi số.
Vẫn còn một số nông dân sống bằng trồng rau thuỷ canh, lan, mai và cá cảnh... ở TP Thủ Đức. Chính quyền địa phương đang phải giải bài toán chuyển đổi mô hình canh tác nông nghiệp để phù hợp với định hướng của TPHCM.
Bằng cách phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm khởi nghiệp, trung tâm tài chính, TP Thủ Đức sẽ hình thành được nguồn nhân lực tiên tiến, tăng cường kết nối để tạo cơ hội mới, cân bằng phát triển với môi trường thiên nhiên, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thông minh.
Tiềm năng sẵn có Thủ Đức là Khu công nghệ cao, khu đô thị mới Thủ Thiêm (trong đó có quy hoạch xây dựng trung tâm tài chính lớn nhất của Việt Nam), khu công nghiệp Cát Lái 2, khu chế xuất Linh Trung, Đại học Quốc gia TPHCM với 7 Đại học thành viên, Đại học Sư phạm kỹ thuật, Đại học Nông lâm.
Thủ Đức có tổng diện tích hơn 21.000 ha, dân số 1,17 triệu người, là một khu đô thị có quy mô sản xuất công nghệ cao nhất cả nước, có mật độ đào tạo và nghiên cứu khoa học trình độ cao. Thành phố Thủ Đức kỳ vọng sẽ đóng góp khoảng 30% GRDP của TPHCM và chiếm khoảng 7% GDP cả nước.
Trước tốc độ phát triển nhanh tại khu vực này, diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang ngày dần thu hẹp. Theo đó, trong cơ cấu kinh tế phát triển TP Thủ Đức đối với lĩnh vực nông nghiệp truyền thống sẽ không được ưu tiên.
Ông Nguyễn Văn Quên, Chủ tịch Hội Nông dân TP Thủ Đức cho biết, thành phố chỉ còn trên 3.000 ha đất canh tác nông nghiệp với hơn 4.000 nông dân và dự báo trong 3 năm tới, diện tích canh tác sẽ bị thu hẹp, chỉ còn gần 50%. Chính quyền địa phương đang phải giải bài toán chuyển đổi mô hình canh tác nông nghiệp để phù hợp với định hướng của TPHCM.
"Trong thời gian tới quỹ đất nông nghiệp sẽ giảm và khi tốc độ đô thị hoá nhanh, đất nông nghiệp không còn nhỏ lẻ như trước. Do đó về lâu về dài, đất nông nghiệp ở Thủ Đức sẽ không còn nhiều, chỉ còn những vùng như Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Bình Chiểu.. hoặc những vùng như Long Trường, Long Phước còn một ít, nhưng đều đã có dự án đô thị khả năng đất canh tác giảm mạnh và hội viên cũng giảm theo", ông Quên đánh giá.
Diện tích đất canh tác ngày càng giảm mạnh do phát triển đô thị là thực tế không khác được. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu xác định TP Thủ Đức trở thành trung tâm của công nghệ sáng tạo thì liệu nông nghiệp có còn cần thiết? Nhưng vẫn còn một số nông dân sống bằng trồng rau thuỷ canh, lan, mai và cá cảnh... Làm sao để những nông dân đó với diện tích đất không lớn thực sự chuyển dịch sang là nông nghiệp đô thị là vấn đề đang được tính đến.
Theo Tiến sỹ nông nghiệp Phan Hữu Hiền, giá đất nông nghiệp tại TP Thủ Đức thời gian gần đây liên tục tăng chóng mặt, tại nhiều khu vực lên đến 100- 200 triệu đồng/m2. Việc duy trì canh tác tốn nhiều diện tích đất sẽ không còn phù hợp, cần sớm có kế hoạch đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, gắn với cơ giới hoá tự động. Đồng thời, phải gắn nông nghiệp ở đây với phát triển nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bằng cách làm đầu mối cung ứng các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp chứ không chỉ canh tác nhỏ lẻ, manh mún như trước đây.
"TP Thủ Đức và ngay cả TPHCM thì chỉ cần tập trung phát triển cho công nghiệp, để hỗ trợ cho nông nghiệp tại chỗ và miền Đông và miền Tây Nam bộ mới xứng tầm. Hiện nay cả nước đang trông chờ TP Thủ Đức phát triển để hỗ trợ nông nghiệp ở một số lĩnh vực công nghệ cao, như cơ giới hoá và tự động hoá", ông Hiền lưu ý.
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Việc xây dựng TP Thủ Đức thành đô thị sáng tạo tương tác cao, thành phố kinh tế tri thức, hạt nhân phát triển vùng kinh tế 4.0 phía Nam, sẽ giúp nơi đây hội tụ rất nhiều kỹ sư, lao động trình độ cao...Vì vậy, nông nghiệp tại đây cần có phải sự chuyển đổi canh tác, đầu tư có trọng điểm, hướng tới mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhiều chuyên gia cho rằng, tại TP Thủ Đức chỉ nên làm nông nghiệp cấy ươm mô tế bào, nhân giống đem canh tác tại khu vực Tây Nguyên, Tây Nam bộ và Đông Nam bộ.
Kỹ sư Nguyễn Thể Hà, Viện trưởng Viện Công nghệ Bùi Văn Ngọ cho rằng, nông nghiệp của TP Thủ Đức bây giờ không còn là tổ chức sản xuất, mà phải tổ chức kinh doanh bằng công nghệ mới, bằng kinh doanh nông sản sạch và thương mại điện tử.
"TPHCM có thị trường lớn tiêu thụ nông sản, chỉ cần sử dụng đất ĐBSCL, Tây Nguyên rồi đưa công nghệ kỹ thuật, cây con giống vào và đầu tư công nghiệp chế biến, cơ giới hoá để tăng năng xuất lao động và tập trung tiêu thụ nông sản để đưa chất lượng nông sản lên. Cần lấy thị trường nông sản chất lượng cao của TPHCM để nuôi những vùng nông nghiệp trên để tạo ra giá trị tăng thêm", Kỹ sư Nguyễn Thể Hà nêu ý kiến.
Hiện TP Thủ Đức chỉ còn trên 3.000 ha đất canh tác nông nghiệp với hơn 4.000 nông dân.
Theo Tiến sỹ Võ Thái Dân, Trưởng Khoa đào tạo, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM, việc duy trì canh tác nông nghiệp đô thị tại TP Thủ Đức gắn với công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo vẫn phù hợp và luôn khả thi. Tuy nhiên, phải tận dụng triệt để những giải pháp để khắc phục nhược điểm về khí hậu thời tiết và tận dụng tối đa diện tích canh tác.
Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho người dân đô thị, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, còn có nhiều mô hình phù hợp với Thủ Đức để giải quyết vấn đề về môi trường, thư giãn giải trí... Nếu tập trung phát triển nông nghiệp tại TP Thủ Đức, khi quy hoạch cần xác định tầm nhìn, mục tiêu, trồng cây gì, người đầu tư, nguồn tiêu thụ... Đồng thời, phải tận dụng tốt nguồn nhân lực chất lượng cao. Ở đây, lĩnh vực nông nghiệp công nghệ chất lượng cao nếu vẫn được tập trung phát triển cũng sẽ là hướng quy hoạch bền vững cho TP Thủ Đức trong tương lai.
"Cần khắc phục những nhược điểm về diện tích, tài nguyên đất đai hạn bằng cách bù lại lại nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng rất tốt để phát triển công nghệ cao, tự động hoá và trí tuệ nhân tạo. Có nhiều mô hình trồng cây trên mái nhà, trồng thẳng đứng trên bờ tường hoặc xây dựng nguyên toà nhà nhiều tầng sản lượng vẫn rất cao. Tuỳ vào chính quyền và người dân ở Thủ Đức có tầm nhìn và lên kế hoạch thực hiện vấn đề này như thế nào", Tiến sỹ Võ Thái Dân đưa ý kiến.
Nông nghiệp đô thị trở nên hết sức cần thiết khi đất nông nghiệp giảm đi nhanh chóng trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Để nông nghiệp Thủ Đức phát triển mang lại hiệu quả kinh tế, ngay khi quy hoạch cần phải xác định việc xóa hay giữ nông nghiệp. Nếu giữ thì mảng kinh tế nông nghiệp của đô thị này không còn là hoạt động nghiệp dư với quy mô nhỏ mà phải trở thành một ngành kinh tế đóng góp đáng kể vào kinh tế đô thị.
Cần siết chặt quản lý nguồn gốc, chất lượng giống cây trồng Những năm gần đây, phong trào trồng rừng và cải tạo vườn tạp, xây dựng các mô hình kinh tế phát triển mạnh. Do đó, hàng năm trên địa bàn tỉnh cần một số lượng lớn các loại giống cây trồng. Tuy nhiên, công tác quản lý nguồn gốc, chất lượng giống cây trồng hiện vẫn còn bỏ ngỏ ở một số khâu,...