Ứng dụng công nghệ Mặt Trời trong việc phân phối vaccine ở châu Phi
Câu trả lời duy nhất cho thách thức hậu cần trong việc vận chuyển vaccine ngừa COVID-19 tại châu Phi là phải phát triển một “chuỗi cung ứng lạnh” – một mạng lưới phương tiện, tủ đông và phòng lưu trữ lạnh để đưa vaccine an toàn từ nhà sản xuất tới các điểm tiêm chủng.
Thùng trữ lạnh chạy bằng năng lượng Mặt Trời của công ty Gricd. Ảnh: CNN
“Chúng ta cần phải thiết kế một chuỗi cung ứng lạnh ngay từ ngày chúng ta bắt đầu phát triển vaccine”, hãng CNN dẫn lời ông Toby Peters – giáo sư kinh tế tại Đại học Birmingham (Anh). Hiện ông Toby đang phối hợp với Trung tâm Làm lạnh Bền vững và Chuỗi lạnh tại Châu Phi được Liên hợp quốc (LHQ) hậu thuẫn nhằm cải thiện mạng lưới tủ cấp đông tại châu Phi.
“Chúng ta biết chúng ta sẽ phải vận chuyển hàng tỷ liều vaccine trên khắp thế giới, đến tận các cộng đồng ở vùng nông thôn và chúng ta cần một môi trường mà nhiệt độ phải được kiểm soát, ông nói thêm.
Vaccine của hai hãng dược phẩm Pfizer-BioNTech phải được giữ ở nhiệt độ -75 độ C trong khi vaccine của Moderna cần được giữ ở nhiệt độ – 20 độ C.
Ông Toby cho biết những yêu cầu về nhiệt độ này nằm ngoài khả năng của hầu hết các nước châu Phi, với các lựa chọn như vaccine Oxford/ AstraZeneca được giữ ở nhiệt độ tủ lạnh tiêu chuẩn từ 2 đến 8 độ C sẽ mang nhiều tính khả thi hơn. Nếu không có các công nghệ mới, châu Phi có thể mất tới 25% nguồn cung cấp vaccine.
Video đang HOT
Tủ lạnh chạy bằng năng lượng Mặt Trời
Hiện mạng lưới cung ứng điện vẫn chưa đến được tay gần 600 triệu người châu Phi, đặc biệt là tại các khu vực nông thôn. Hugh Whalan, Giám đốc điều hành của ở Tây Phi, cho biết đây là nơi năng lượng mặt trời xuất hiện.
Để chuẩn bị cho đợt tiêm chủng COVID-19, PEG Africa – một công ty cung cấp các sản phẩm sử dụng năng lượng Mặt Trời cho người dân, với sự tài trợ của Power Africa đã bắt đầu cung cấp hệ thống năng lượng Mặt Trời cho các phòng khám y tế tại vùng quê. “Tủ lạnh cần nguồn điện để hoạt động ổn định nhằm bảo quản vacicne một cách an toàn, nếu không vaccine sẽ hỏng. Vì vậy, chúng tôi phụ trách nguồn điện này”, Hugh Whalan – Giám đốc điều hành PEG Africa – cho hay.
Trước đó, PEG Africa đã chạy thử nghiệm tủ lạnh chạy bằng năng lượng Mặt Trời tại một số quốc gia bao gồm Ghana, Bờ Biển Ngà và Senegal. Nếu như dự án thí điểm hoàn tất thành công vào giữa năm nay, ông Whalan hy vọng sẽ sử dụng cơ sở hạ tầng tương tự để triển khai mạng lưới tủ lạnh chạy bằng năng lượng Mặt Trời tại các cơ sở y tế và điểm tiêm chủng.
Các công ty khởi nghiệp đang nỗ lực để giải quyết thách thức chuỗi cung ứng lạnh trong việc vận chuyển vacicne. Ảnh: CNN
Bên cạnh tủ lạnh và tủ cấp đông, hộp trữ lạnh cũng rất quan trọng vì đây nằm trong hành trình cuối cùng đưa vaccine tới tay người dân. Gricd – một công ty khởi nghiệp nhỏ ở Nigeria – đang phát triển các hộp trữ lạnh chạy bằng năng lượng Mặt Trời có nhiệt độ -20 độ C cũng như có thể được điều khiển từ xa và theo dõi trong thời gian vận chuyển.
Các hộp lưu trữ có kích thước từ 15 đến 100 lít. Hộp nhỏ nhất có thể vận chuyển khoảng 200 liều vacicne và phù hợp với mọi loại phương tiện cỡ trung, như trên thuyền hoặc sau xe máy, xe đạp hay thậm chí đeo sau lưng người”.
Với pin dùng năng lượng Mặt Trời, các hộp này có thể duy trì nhiệt độ bên trong ổn định tối đa một tuần. Chúng cũng tích hợp một thiết bị giám sát vị trí, độ ẩm và nhiệt độ, đồng thời truyền dữ liệu đến nhà phân phối theo thời gian thực.
Oghenetega Iortim – nhà sáng lập Gricd – giải thích: “Các hộp phát ra cảnh báo nếu có điều gì đó không ổn, trong trường hợp nhiệt độ giảm đột ngột hoặc mất điện. Từ đó, bạn có thể chủ động tìm kiếm giải pháp thay thế để đảm bảo vaccine không bị hư hại”.
Bolivia đặt mua 5 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 13/1, Chính phủ Bolivia đã ký với Viện Serum của Ấn Độ một thỏa thuận mua 5 triệu liều vaccine do hãng dược phẩm AstraZeneca (liên doanh Anh - Thụy Điển) và trường Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu phát triển.
Vaccine phòng COVID-19 của Oxford/AstraZeneca. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Thông tin trên được Tổng thống Bolivia Luis Arce thông báo trong một sự kiện ở thủ đô La Paz. Theo đó, vaccine của AstraZeneca /Oxford sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia ngừa bệnh COVID-19 của Bolivia cùng với vaccine Sputnik V của Nga nhằm bảo đảm 100% dân số quốc gia Nam Mỹ này được tiêm chủng.
Theo Tổng thống Arce, số vaccine do Viện Serum sản xuất dự kiến sẽ bắt đầu được chuyển đến Bolivia từ tháng 4 tới, trong đó lô đầu tiên mà nước này nhận được là 1 triệu liều.
Hồi cuối năm 2020, Bolivia cũng đã đạt thỏa thuận mua 5,2 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga và có thể tiếp cận được khoảng 2 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 nữa thông qua cơ chế COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) điều phối. Tổng thống Arce cho biết chương trình tiêm chủng đại trà vaccine ngừa COVID-19 tại Bolivia hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Từ cuối năm 2020, Bolivia đang phải gồng mình đối phó với làn sóng thứ hai của đại dịch COVID-19 với trung bình khoảng gần 2.000 ca mắc mới mỗi ngày. Đến nay nước này đã ghi nhận hơn 176.000 ca mắc COVID-19, trong đó có 9.454 trường hợp tử vong.
Trong khi đó, Chính phủ Ba Lan thông báo se băt đầu chiến dịch tiêm chủng đồng loạt ngưa COVID-19 trong tuần này.
Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn lơi Chanh Văn phong Thu tương Ba Lan Michal Dworczyk, nêu rõ nươc nay chuẩn bị bước vào "giai đoạn tiêm chủng quan trọng" trong bối cảnh Ba Lan đang phát động chiến dịch tiêm đại trà vaccine ngừa COVID-19. Theo ông Dworczyk, những người trên 80 tuổi ở nước này có thể đăng ký tiêm chung từ ngay 15/1 tơi.
Ba Lan đa khởi động chiến dịch tiêm chủng cho người dân từ cuối tháng 12/2020, thực hiện đồng thời cùng các quốc gia khác là thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Nước nay hiện đã nhận được hơn 1 triệu liều vaccine do hai hãng Pfizer và Moderna phát triển. Những đối tượng được ưu tiên trong chiến dịch tiêm chủng này là các nhân viên y tế tuyến đầu.
Những khoảnh khắc sóng gió ở Nhà Trắng của bà Melania Là đệ nhất phu nhân nước Mỹ, bà Melania không tránh khỏi việc bị dòm ngó mỗi ngày và nhiều lần trở thành chủ đề gây tranh cãi, hứng chịu chỉ trích từ dư luận. Bà Melania Trump đang bước đến những ngày cuối trên cương vị đệ nhất phu nhân nước Mỹ. Bà chủ Nhà Trắng của nhiệm kỳ 4 năm qua...