Ứng dụng công nghệ địa chỉ số Make in Vietnam chia chọn, phát hàng hóa tới khách hàng
Mới đây, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam ( Vietnam Post) đưa vào hoạt động Trung tâm Vận chuyển và Kho vận khu vực phía Bắc tại Mê Linh ( Hà Nội) cùng hệ thống chia chọn tự động công nghệ Cross Belt hiện đại.
Nhân viên bưu điện đưa bưu phẩm lên hệ thống để tự động kiểm phân chia tới các bưu cục.
Theo ông Nghiêm Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo – Truyền thông (Vietnam Post), hệ thống dây chuyền chia chọn tự động ứng dụng công nghệ Cross Belt với công suất trên 24.000 bưu kiện/giờ. Bên cạnh đó, hệ thống đã tích hợp và đưa nền tảng số Make in Vietnam do chính Bưu điện Việt Nam nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thực tế. Trong đó nổi bật nhất là nền tảng Địa chỉ số gắn với bản đồ số Vmap – đây là 1 trong 35 nền tảng chuyển đổi số Quốc gia đã được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố.
“Toàn bộ quy trình chia chọn hàng hóa theo công nghệ mới đều tự động hóa, được kiểm soát bằng mã vạch. Với ứng dụng trí tuệ nhân tạo, cùng khả năng thu nhận thông tin và phân tích hình ảnh bưu gửi, hệ thống cho phép chia chọn bưu kiện tốc độ cao, chính xác 100% theo gần 300 hướng đến tận cấp huyện và cấp xã. Trước đây, việc phân chia bưu phẩm, bưu kiện theo từng cấp, từ kho chung rồi phân xuống tỉnh, huyện, xã. Nay với công nghệ này, bưu phẩm, bưu kiện được đưa thẳng tới cấp huyện, xã, từ đó giúp Bưu điện Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ, rút ngắn 70% thời giao nhận khai thác hàng hóa, và tiết kiệm 70% nhân lực, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thương mại điện tử”, ông Nghiêm Tuấn Anh cho biết.
Video đang HOT
Khâu cuối sau khi phân chia, các bưu phẩm sẽ được nhân viên bưu điện đóng hàng, chuyển thẳng đến các bưu cục địa phương. Việc phân chia bưu phẩm hoàn toàn tự động theo mã vạch tới 3000 bưu cục cấp huyện, xã, giảm tới 70% thời gian và nhân lực.
Hiện Bưu điện Việt Nam kiện toàn, hiện đại hóa nền tảng hạ tầng tổ chức sản xuất theo hướng tự động hóa trên toàn mạng lưới. Cùng với 6 trung tâm khai thác vùng được đầu tư bài bản, ứng dụng công nghệ hiện đại gồm: Bắc Trung bộ đặt tại Nghệ An, miền Nam tại Hiệp Phước, miền Trung tại Hoà Khánh – Đà Nẵng, Đông Bắc bộ tại Hải Phòng, Nam Trung bộ tại Khánh Hoà, Tây Nam bộ tại Cần Thơ và 63 trung tâm khai thác cấp tỉnh, hơn 700 trung tâm khai thác cấp huyện và 10.600 điểm cung cấp dịch vụ, giao nhận hàng hoá cấp xã tạo nên hệ sinh thái khép kín, hiện đại từ công đoạn chấp nhận, khai thác, chia chọn, phát hàng hóa tới tận địa chỉ khách hàng yêu cầu, tiến tới cung cấp giải pháp hoàn tất đơn hàng tự động cho khách hàng lớn nhất Việt Nam.
Quá trình ứng dụng công nghệ hiện đại, Bưu điện Việt Nam đảm bảo lưu thông dòng chảy hàng hóa thông suốt trong nước và quốc tế. Đây chính là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp bưu chính đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cả về chất lượng và tốc độ tăng trưởng của thị trường chuyển phát hàng hóa thương mại điện tử e-commerce, logistics.
Trong quá trình thực hiện sẽ có nhân viên giám sát.
Theo ông Lã Hoàng Trung, Vụ trưởng Vụ Bưu chính (Bộ Thông tin và Truyền thông), việc đưa vào vận hành Hệ thống chia chọn tự động công nghệ Cross Belt có ý nghĩa hết sức quan trọng, đây là công nghệ hiện đại đang được nhiều doanh nghiệp bưu chính lớn sử dụng để chia chọn. Việc sử dụng hệ thống chia chọn tự động sẽ giúp giảm đáng kể nhân lực cần thiết để thực hiện chia chọn, đảm bảo tính chính xác của việc chia chọn, là một bước quan trọng để chuyển đổi số.
Thời gian tới, Bưu điện Việt Nam tiếp tục ứng dụng các nền tảng số nhằm đẩy nhanh tốc độ xử lý đơn hàng, gia tăng công suất lưu thoát hàng hóa trên 200%, rút ngắn thời gian chuyển phát từ 1 – 2 ngày.
Hỗ trợ tiêu thụ nông sản qua gian hàng số
Hơn 254.000 nhà cung cấp là các hộ sản xuất nông nghiệp đã được Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) hỗ trợ mở gian hàng số trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn, tiêu thụ gần 1.000 tấn nông sản.
Hỗ trợ nông dân mở gian hàng số trên sàn thương mại điện tử.
Với tinh thần đồng hành cùng các hộ sản xuất nông nghiệp trên cả nước tháo gỡ khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản, phục hồi kinh tế hộ gia đình, Vietnam Post đã và đang tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nông dân mở gian hàng số trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn.
Từ khi làn sóng COVID -19 lần thứ tư bùng phát, hơn 254.000 nhà cung cấp là các hộ sản xuất nông nghiệp đã được Vietnam Post hỗ trợ mở gian hàng số trên sàn Postmart.vn, qua đó hỗ trợ tiêu thụ gần 1.000 tấn nông sản, đặc biệt là trái cây, rau củ tươi. Điển hình như na Lạng Sơn tiêu thụ gần 100 tấn, nhãn Đồng Tháp, Hưng Yên tiêu thụ được gần 300 tấn, bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh) đạt 163 tấn...
Ông Phan Trọng Lê, Trưởng Ban Nghiên cứu và Phát triển thương hiệu của Vietnam Post cho biết, trung bình mỗi ngày, lượng truy cập vào sàn Postmart.vn đạt gần 10.000 lượt, tăng mạnh so với trước. Đa số người tiêu dùng truy cập và lựa chọn mua các sản phẩm nông sản trái cây, đặc sản chính vụ của các địa phương.
Theo các chuyên gia kinh tế, phương thức tiêu thụ nông sản hoàn toàn mới này không chỉ giúp người nông dân giải quyết bài toán đầu ra cho sản phẩm trong dịch mà sẽ mở ra một hướng tiêu thụ nông sản mới, hiệu quả và bền vững hơn trong thời gian tới.
Ông Chu Quang Hào, Tổng Giám đốc Vietnam Post nhận định, từ nay đến cuối năm là "thời điểm vàng" tiêu thụ hàng hóa, nông sản cho người dân, khi nhu cầu mua nông sản của người tiêu dùng tăng cao, đặc biệt vào các dịp lễ Tết, khối lượng giao dịch có thể tăng 200% so với nhưng ngày thường.
Vietnam Post đã xây dựng luồng ưu tiên cho việc vận chuyển các sản phẩm nông sản để đảm bảo thời gian vận chuyển và chất lượng trái cây vẫn tươi ngon; bố trí khu vực bảo quản đảm bảo tiêu chuẩn để lưu trữ các sản phẩm nông sản trong quá trình chờ vận chuyển.
Ninh Thuận thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp sạch Ninh Thuận có 12 sản phẩm đặc thù như nho, táo, hành, tỏi, măng tây xanh, cừu, dê, tôm giống, nước mắm... Để gia tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, cung cấp các sản phẩm an toàn phục vụ nhu cầu tiêu dùng, năm 2022 tỉnh Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất nhằm...