Ứng cử viên Tổng thống Mỹ tiết lộ kế hoạch chống biến đổi khí hậu
Theo The Hill, Thống đốc Washington Jay Inslee, ứng cử viên thuộc đảng Dân chủ trong cuộc chạy đua Tổng thống Mỹ năm 2020, mới đây tiết lộ kế hoạch thứ ba của ông về vấn đề biến đổi khí hậu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phía dưới) phát biểu trước Quốc hội Mỹ tại Washington, DC, ngày 30/1/2018. Ảnh: AFP/ TTXVN
Mặc dù có rất nhiều đề xuất về vấn đề ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020 của nội bộ đảng Dân chủ, kế hoạch mới nhất của ông Inslee cung cấp cái nhìn chi tiết hơn về cách Thống đốc bang Washington sẽ giải quyết vấn đề này.
Kế hoạch của ông Inslee được xây dựng dựa trên các đề xuất về vấn đề biến đổi khí hậu trước đây của ông, trong đó kêu gọi đẩy lùi các loại khí thải độc hại và góp phần giúp Mỹ đóng vai trò đi đầu về vấn đề này trong tương lai.
Đáng chú ý, ông Inslee cũng cho rằng tình trạng di cư sẽ tiếp tục diễn ra do những thay đổi khắc nghiệt của thời tiết. Ông Inslee tuyên bố, kế hoạch của ông dự kiến góp phần đạt được mức giảm 50% lượng khí phát thải vào năm 2030 và lượng phát thải bằng không (net-zero) vào cuối năm 2045.
Trong kế hoạch của mình, ông Inslee cho rằng một nước Mỹ có thể dẫn đầu thế giới trong việc xây dựng một nền kinh tế năng lượng sạch, tạo ra việc làm ở trong nước và bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới; hoặc tụt hậu so với nhiều quốc gia khác trong thế kỷ 21 nếu phải trả giá do tình trạng biến đổi khí hậu gia tăng, kéo theo khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng nhân đạo.
Bản báo cáo của kế hoạch dài 50 trang này kêu gọi Mỹ tái gia nhập một số kế hoạch và hiệp định về vấn đề biến đổi khí hậu của quốc tế và khu vực, bên cạnh Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Theo ông Inslee, Mỹ nên và cần gia nhập “Liên minh thúc đẩy chấm dứt sử dụng than đá” (Powering Past Coal Alliance), cam kết loại bỏ ô nhiễm từ các nhà máy phát điện vận hành bằng than đá vào năm 2030, đẩy lùi các khoản giảm thuế cho các công ty nhiên liệu hóa thạch, bác bỏ những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm thúc đẩy xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Mỹ ra nước ngoài cũng như áp dụng các hạn chế mới về việc sử dụng khí metan và các định dạng khác của carbon.
Thống đốc Inslee cho biết ông sẽ điều phối một thỏa thuận toàn cầu khác nhằm tập trung vào việc khai thác khí metan có khả năng giữ nhiệt cao hơn 34 lần so với carbon, đồng thời tìm kiếm các giải pháp thay thế cho khí hydrofluorocarbon (HFC) được sử dụng trong các thiết bị điện lạnh vốn được coi là “bẫy nhiệt”.
Ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ cũng sẽ bổ sung một yêu cầu về vấn đề biến đổi khí hậu đối với các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài nếu ô nhiễm liên quan đến các sản phẩm đó vượt quá mức nhất định.
Bên cạnh đó, một đề xuất của ông Inslee còn vượt ra ngoài các thỏa thuận toàn cầu và các mục tiêu giảm phát thải khi tập trung vào tình trạng bất ổn quốc tế do biến đổi khí hậu, bao gồm cả người tị nạn do biến đổi khí hậu.
Nội dung kế hoạch này nhấn mạnh dưới thời Tổng thống Trump, chính sách của Mỹ đã bác bỏ thực tế khoa học, nhân đạo và an ninh của tình trạng biến đổi khí hậu, đồng thời cho biết Thống đốc Inslee sẽ điều chỉnh chính sách nhập cư của Mỹ phù hợp với thực tế tình trạng di cư do tác động của biến đổi khí hậu.
Theo đề xuất trên, ông Inslee sẽ tăng dần số người tị nạn được Mỹ chấp nhận cho đến khi vượt quá mục tiêu 110.000 người tị nạn được đặt ra trong năm cuối cùng của chính quyền Tổng thống Barack Obama, coi đó là tiêu chuẩn tối thiểu để Mỹ đòi lại vai trò lãnh đạo lịch sử của mình trong việc tái định cư người tị nạn.
Các chính sách nhập cư tiếp theo trong đề xuất trên của ông Inslee sẽ góp phần đảo ngược các quyết định của chính quyền Trump, vốn được xem là đang ảnh hưởng đến người nhập cư và người tị nạn từ các nước như El Salvador, Haiti, Honduras và Nicaragua.
Video đang HOT
Thống đốc Inslee đã có nhiều cố gắng để tự khẳng định mình như là một ứng cử viên hàng đầu về vấn đề biến đổi khí hậu. Ngày 4/6, nhà bảo trợ của “Thỏa thuận Xanh mới”, hạ nghị sĩ Alexandria Ocasio-Cortez (đảng Dân chủ, New York) đã gọi kế hoạch trên của Thống đốc Inslee là “tiêu chuẩn vàng”.
Tuy nhiên, ông Inslee đang phải cạnh tranh gắt gao với nhiều ứng cử viên Dân chủ, những người cũng muốn thể hiện mình bằng cách đề xuất các chính sách về một vấn đề đang được dư luận quan tâm. Một số ứng cử viên cũng đã đưa ra các chính sách về biến đổi khí hậu, bao gồm cựu Phó Tổng thống Joe Biden và thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Elizabeth Warren (bang Massachusetts).
Kế hoạch mới nhất của ứng cử viên Inslee cũng đi sâu vào lĩnh vực giao thông – lĩnh vực “đóng góp” lớn nhất cho vấn đề khí thải gây hiệu ứng nhà kính – mặc dù việc đi lại bằng ô tô phần lớn không có trong đề xuất của ông. Thay vào đó, ông Inslee tập trung vào lĩnh vực hàng không và vận tải như một cách để giảm ô nhiễm.
Theo kế hoạch trên, Mỹ sẽ tham gia một hiệp ước không làm tăng ô nhiễm carbon từ du lịch hàng không đối với các chuyến bay quốc tế và tạo ra một chương trình tương tự cho các chuyến bay nội địa. Ông Inslee sẽ chấm dứt việc giảm thuế cho các máy bay phản lực tư nhân, khi gọi đó là “một món quà khổng lồ, lãng phí cho những người giàu có, thúc đẩy ô nhiễm không cần thiết”.
Ông Inslee cũng cho biết sẽ chấm dứt tình trạng trợ cấp nhiên liệu hóa thạch từ chính phủ, bao gồm các chương trình mà ông ước tính có thể tiêu tốn tới 5.300 tỷ USD hàng năm và hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch./.
Theo Đại Thắng (TTXVN tại Washington)
Chính sách đối ngoại đầy xung đột của Tổng thống Mỹ Trump
Theo bài phân tích của Nic Robertson trên CNN, các chính sách ngoại giao của Tổng thống Mỹ Donald Trump còn xa mới đưa ông trở thành "bậc thầy về thương thuyết" như ông đã tuyên bố.
Ông Trump và ông Kim đã có hai cuộc gặp lịch sử nhưng vẫn chưa giải quyết được bế tắc nào.
Ông Trump thường tự nhận mình là một vị tổng thống luôn thực hiện những lời hứa của mình. Thế nhưng trên trường quốc tế, người đứng đầu nước Mỹ đang phải đấu tranh hết sức khó khăn để có thể đạt được những lợi ích có ý nghĩa.
Kể từ khi lên nắm quyền tại cường quốc số 1 thế giới này, ông Trump đã làm nóng lên bởi hàng loạt các cuộc xung đột.
Ông đã "quay ngoắt" lại hàng loạt vấn đề, thỏa thuận trước đây của các đời tổng thống Mỹ trước như rút khỏi Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, thỏa thuận hạt nhân Iran, Đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP) và nhiều thỏa thuận khác.
Ngày 8/5 đánh dấu 1 năm chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, tên đầy đủ là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Theo các chuyên gia, việc rút khỏi các thỏa thuận này thì khá dễ dàng, nhưng liệu các chính sách ngoại giao của ông có đem lại hiệu quả dài hạn cho nước Mỹ khi mà ông vẫn đang loanh quanh ở điểm xuất phát.
Triều Tiên vẫn chưa từ bỏ các chương trình hạt nhân của mình, Trung Quốc vẫn kiên quyết không nhượng bộ với các thỏa thuận thương mại mới của Mỹ, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro vẫn chưa bị hạ bệ, quân đội Mỹ sẽ rút quân khỏi Afghanistan, Taliban vẫn nhởn nhơ, Ả rập Xê út vẫn "vô can" trước cái chết của nhà báo đối lập Jamal Khashoggi, Trung Đông vẫn chưa tạo lập được một kế hoạch hòa bình...
Sự tự tin của ông Trump, có thể được cho là "sự bắt nạt", được lặp lại với kịch bản: đầu tiên là dọa dẫm, sau đó xuống thang. Điều này hầu như không chứng minh được rằng, ông là một nhà thương thuyết bậc thầy như ông từng muốn.
Thực tế, đã chứng minh ngược lại. Những "kịch bản" này lặp đi lặp lại càng làm lộ ra rằng, ông là một nhà ngoại giao mới vào nghề và dễ bị các đối thủ dày dạn kinh nghiệm trên trường quốc tế qua mặt.
Gây sốc đồng minh
Dường như, khó khăn thực sự trong chính sách đối ngoại của ông Trump sẽ được giải quyết bằng niềm tin. Thế nhưng các đồng minh của ông thường bị sốc trước những quyết định của ông Trump và họ thường phải chọn lựa giải pháp "chiến đấu".
Đối với các bạn bè truyền thống của Mỹ, ông Trump tỏ ra giữ lập trường toàn cầu trong thái độ khinh thường. Chính ông đã tự cô lập mình và trở nên xa lạ với các đồng minh của mình và khiến họ sốc. Đó là việc ông "chiến đấu" với NATO và các đối tác G7, quay lưng lại với các thỏa thuận thương mại như TPP, tuyên bố Jerusalem là thủ đô của Israel và có thể nói sốc nhất vẫn là việc ông rút khỏi thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu toàn cầu.
Và dưới thời của Tổng thống Trump, mọi việc cũng không thể tồi tệ hơn mặc dù không phải lỗi của riêng ông. Ngay cả trước khi ông Trump trở thành tổng thống, nước Mỹ đã khiến cả thế giới hoang mang với nhiều mâu thuẫn như: luật tự do sở hữu súng đạn, sự giàu có đáng kinh ngạc và chênh lệch giàu và nhiều vấn đề cơ bản khác.
Việc doanh nhân ngành bất động sản và ngôi sao truyền hình không có chút kinh nghiệm chính trị nào như ông Trump đắc cử tổng thống chỉ làm tăng thêm các nghi ngờ rằng, đất nước này sẽ không được vận hành một cách tốt nhất. Cách làm của ông Trump loại bỏ bất kỳ ai không đồng tình với ông và phớt lờ những gì không liên quan tới cách nghĩ của ông.
Các đồng minh của Mỹ phải cố gắng đương đầu với những con diều hâu vây quanh Nhà Trắng, trong khi các kẻ thù của Mỹ đã nhanh chóng chớp lấy những cơ hội này.
Tổng thống Pháp mới đắc cử Emmanuel Macron là một trong những người như vậy. Ông Macron đã dâng tặng cho ông Trump tình cảm của châu Âu và một thế giới quan phù hợp, mặc dù cả hai đều nỗ lực để... chẳng mang lại một kết quả gì.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tạo dựng được lòng tin với ông Trump
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cứ đi vòng quanh ông Trump, đồng ý với... không gì cả tại haicuộc gặp thượng đỉnh Mỹ- Triều, nhưng đã giành được lòng tin của ông Trump khiến ông Trump vẫn tự hào khi tuyên bố hồi tuần trước khi Triều Tiên lại phóng thử tên lửa rằng: "Ông Kim Jong-un rất hiểu tôi và không muốn phá bỏ lời hứa với tôi".
Trong khi đó, hầu như không thuộc cấp nào dám nói với ông Trump về những sai lầm của ông. Ông Trump là người đã sa thải các quan chức cấp cao nhiều nhất trong số bất kỳ đời tổng thống nào trong lịch sử.
Về chính sách đối ngoại, cũng như nhiều vấn đề khác, ông Pompeo hầu như đã khuếch đại những tuyên bố của Trump nhưng chẳng theo qui chuẩn truyền thống nào cả. Chẳng hạn như giải thích cho quyết định của chính quyền về việc Mỹ phái một lực lượng tấn công tới Iran, ông Pompeo cho rằng, đó là do Iran có những hành động leo thang và hành động này nhằm buộc Iran phải chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công vào lợi ích Mỹ.
Tuy nhiên, hành động leo thang này là gì thì ông Pompeo không nói rõ mà chỉ cho biết họ căn cứ vào thông tin tình báo từ các nguồn " cụ thể và đáng tin cậy". Thực tế, nguồn tin này không phải là từ Lầu Năm Góc, nguồn tin chính thông, mà từ Cố vấn an ninh Quốc gia John Bolton. Quyết định này được đưa ra một tháng saukhi chỉ định Lực lượng vệ binh cách mạng Iran là một tổ chức khủng bố.
Căng thẳng trong quan hệ châu Âu
Ông Trump tại cuộc gặp tân tổng thống Pháp Macron tại Washington.
Các đồng minh phương Tây vẫn chưa phản ứng trước sự gia tăng của quân đội Mỹ, nhưng quan hệ với châu Âu về chính sách của Mỹ đối với Iran đã căng thẳng kể từ khi ông Trump đơn phương rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân đa quốc gia.
Các khoảng cách càng gia tăng vào cuối tuần qua sau khi Mỹ quyết định không gia hạn miễn trừ cho các quốc gia muốn giao dịch dầu mỏ với Iran, khiến các Bộ trưởng Ngoại giao EU, Anh, Pháp và Đức đã phải viết một lá thư chung cảnh báo Mỹ rằng: " Bất kỳ rạn nứt nào nổi lên trong quan hệ Mỹ-Âu sẽ là một món quà cho Tổng thống Nga Vladimir Putin".
Cuộc khủng hoảng thực sự trong kỷ nguyên Trump
Một bài bình luận trên trang Foreign Affairs cũng nhận định, hai năm đầu cầm quyền của ông Trump đã được đánh dấu bằng một mức độ ổn định đáng ngạc nhiên. Tổng thống đã chứng tỏ điều mà nhiều nhà phê bình từ lâu đã cáo buộc ông là hiếu chiến, thiếu kiên nhẫn, vô trách nhiệm, nóng tính. Rất may, những sai lầm trong hai năm đầu cầm quyền của ông Trump vẫn chưa chuyển thành thảm họa rõ ràng.
Mặc dù vậy, cuộc khủng hoảng xây dựng chính sách đối ngoại của Mỹ trong hai năm qua của ông Trump vừa là triệu chứng, vừa là nguyên nhân. Ông Trump đã vạch ra một tầm nhìn chính sách đối ngoại sai lầm, không tin tưởng vào các đồng minh của mình, coi thường các thể chế quốc tế và phớt lờ các trật tự tự do quốc tế mà Mỹ đã duy trì trong gần 8 thập kỷ qua.
Tuy nhiên, bi kịch thực sự không phải là tổng thống đã đưa tầm nhìn thiếu sót này lên trước, mà là cách giải thích sai lầm về những gì đang nổi lên. Một số chuyên gia cho rằng, Mỹ nên chấp nhận một vai trò khiêm tốn hơn trong các vấn đề thế giới.
Khi nhiệm kỳ cuối đang gần kết thúc và chuẩn bị cho một cuộc đua mới vào năm 2020, các chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump ngày càng không nhận được nhiều sự đồng tình của người dân Mỹ.
Một số chuyên gia cho rằng, rất may các chính sách của ông đã bị một số lực lượng kìm hãm để hạn chế những thiệt hại trong những năm còn lại trong nhiệm kỳ của ông. Một số chuyên gia khác lại cho rằng, cuộc khủng hoảng của chính sách đối ngoại thời hậu chiến tranh Lạnh của Mỹ đã xảy ra trong một thời gian dài và nó sẽ kéo dài hơn cả Trump.
HÀ THU
Foreign Affairs, CNN
Theo TPO
Quân đội Mỹ bị cáo buộc là "nguồn" phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới Trong một nghiên cứu mới đây về biến đổi khí hậu, quân đội Mỹ đã bị cáo buộc là tác nhân gây phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới. Trường Đại học Brown, một trong số những trường đại học danh giá nhất nước Mỹ đã thực hiện dự án mang tên " Cái giá của Chiến tranh", tập trung...