Ứng cử viên Biden đề xuất hoãn hội nghị toàn quốc của đảng Dân chủ
Lời kêu gọi hoãn hội nghị toàn quốc của đảng Dân chủ đến tháng Tám của ông Biden là dấu hiệu mới nhất cho thấy dịch COVID-19 đang tác động sâu sắc đến cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Columbus, Ohio. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden đề xuất hội nghị toàn quốc của đảng này nhằm đề cử đại diện duy nhất của đảng Dân chủ ra tranh cử tổng thống Mỹ nên được hoãn đến tháng Tám thay vì diễn ra vào tháng Bảy, do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang diễn biến phức tạp vả nguy hiểm tại Mỹ.
Trả lời phỏng vấn NBC tối 1/4 theo giờ Mỹ, ông Biden cho biết: “Tôi nghĩ hội nghị toàn quốc của đảng Dân chủ sẽ phải rời sang tháng Tám.”
Lời kêu gọi của ông Biden, ứng cử viên hàng đầu của đảng Dân chủ, là dấu hiệu mới nhất cho thấy dịch COVID-19 đang tác động sâu sắc đến cuộc chạy đua vào Nhà Trắng và sẽ tiếp tục như vậy trong nhiều tháng tới.
Video đang HOT
Trong bối cảnh nhiều nơi ở Mỹ đã áp đặt lệnh phong tỏa, yêu cầu người dân ở trong nhà, chiến dịch tranh cử đã chuyển phần lớn sang hình thức trực tuyến và nhiều bang đã hoãn các cuộc bỏ phiếu sơ bộ.
Hội nghị toàn quốc của đảng Dân chủ sẽ chính thức chọn ứng cử viên ra chạy đua với đương kim Tổng thống Donald Trump, ứng cử viên duy nhất của đảng Cộng hòa. Hội nghị được lên kế hoạch diễn ra trong khoảng từ ngày 13-16/7 tại Milwaukee.
Ông Biden, cựu Phó Tổng thống dưới thời Tổng thống Barack Obama đang dẫn đầu cuộc đua của đảng Dân chủ, vượt xa đối thủ chính là Thượng nghị sỹ bang Vermon Bernie Sanders.
Các chuyên gia y tế Mỹ dự báo ngay cả khi người dân ở nhà để ngăn chặn sự lây lan của virus, số ca tử vong ở nước này có thể từ 100.000-240.000 người. Hiện Mỹ đã ghi nhận 5.113 ca tử vong trong số 215.357 ca nhiễm./.
Bích Liên
Joe Biden gặp thời!
Sau ngày bầu cử "Siêu Thứ Ba", cuộc cạnh tranh giành đề cử ứng viên tổng thống đảng Dân chủ có thể trở thành đường đua "song mã" giữa cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và thượng nghị sĩ Bernie Sanders.
Ảnh: Getty Images
Kết quả bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ đến nay cho thấy ứng viên Biden giành chiến thắng ở 10 trong số 14 tiểu bang bỏ phiếu ngày 3-3, bao gồm chiến thắng quan trọng ở Texas (228 đại biểu) cùng 2 bang chủ chốt trong cuộc bầu cử vào tháng 11 là Virginia và Bắc Carolina. Ông Biden cũng gây bất ngờ khi giành được ủng hộ từ bang nhà Massachusetts của thượng nghị sĩ Elizabeth Warren. Trong khi đó, ông Sanders khai thác hiệu quả sự tín nhiệm của những người theo quan điểm tự do và cử tri trẻ khi giành "phần thưởng lớn nhất" là chiến thắng tại California (415 đại biểu) và 3 tiểu bang khác.
Phát biểu hôm 4-3, Tổng thống Donald Trump hoan nghênh "sự trở lại không thể tin được" của ông Biden và mô tả đây là "điều tuyệt vời" đối với chính trị gia 78 tuổi. Theo AFP, điểm nổi bật làm nên chiến thắng này là sự ủng hộ mạnh mẽ của cử tri nữ và người Mỹ gốc Phi - lực lượng nòng cốt đem về lá phiếu cho đảng Dân chủ. Ngoài ra, thắng lợi ở tiểu bang có dân số đa dạng như Texas cho thấy phó tướng dưới thời Tổng thống Barack Obama có khả năng xây dựng liên minh rộng lớn. BBC dẫn các dữ liệu thăm dò còn cho biết, ông Biden dường như đã thuyết phục được các cử tri ngoại ô bị cho quay lưng với Tổng thống Trump.
Sau "Siêu Thứ Ba", các ứng viên đảng Dân chủ tiếp tục chuẩn bị cho kỳ bầu cử sơ bộ tiếp theo tại Idaho, Michigan, Mississippi, Missouri, North Dakota và Washington vào ngày 10-3. Năm 2016, ông Sander từng giành chiến thắng trước bà Hillary Clinton tại bang có 125 đại biểu là Michigan. Hiện ông đang thảo luận với ứng viên cấp tiến Warren khi bà này đang đánh giá lại chiến dịch sau kết quả kém cỏi vừa qua. Theo Washington Post, chiến dịch vận động của hai ứng viên thiên tả đang tính toán khả năng hợp tác nếu bà Warren rút khỏi chiến dịch trong tương lai gần.
Đảng Cộng hòa hành động
Với sự trở lại đầy ngoạn mục, ông Biden sẽ tiếp tục "đấu" với thượng nghị sĩ Sanders trong cuộc chiến kéo dài tới đại hội quốc gia đảng Dân chủ vào tháng 7. Một trong những khó khăn hiện nay là đẩy mạnh chiến dịch vận động gây quỹ trong bối cảnh đảng Cộng hòa lần nữa bắt đầu dồn sức tấn công ông. Kể từ sau hai phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ năm 2010, các siêu ủy ban hành động chính trị (super-PAC) tài trợ bởi giới siêu giàu được xem là "vũ khí" quan trọng đối với các ứng viên chính trị tại Mỹ. Dữ liệu hiện nay cho thấy lực lượng ủng hộ Tổng thống Trump dẫn trước phe Dân chủ trong cuộc chiến vận động quyên góp chính trị. Song, tỉ phú Michael Bloomberg với khối tài sản 65 tỉ USD có thể giúp "san bằng khoảng cách" này sau tuyên bố rút khỏi đường đua và để ngỏ khả năng ủng hộ ông Biden đánh bại Tổng thống Trump. Theo Giáo sư Larry Sabato, tỉ phú Bloomberg hiện là "hy vọng duy nhất" của đảng Dân chủ. Trong năm 2018, nhà từ thiện tỉ phú này đã chi hơn 110 triệu USD thông qua các super-PAC để giúp các nghị sĩ Dân chủ được bầu vào hạ viện.
Trong diễn biến liên quan, Chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa Thượng viện Mỹ Ron Johnson dự kiến công bố báo cáo tạm thời về cuộc điều tra liên quan con trai cựu Phó Tổng thống Biden, Hunter Biden khi còn là thành viên hội đồng quả trị công ty khí đốt Ukraine Burisma. Công ty này và người sáng lập Mykola Zlochevsky từng bị điều tra tham nhũng nhưng phủ nhận mọi hành vi sai trái. Vụ luận tội Tổng thống Trump cũng liên quan khi có đơn tố cáo chủ nhân Nhà Trắng tìm cách gây áp lực với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để điều tra nhà Biden. Trước động thái của đảng Cộng hòa, phe Dân chủ cảnh báo cuộc điều tra mà ông Johnson phát động có thể nhằm "giấu" thông tin về Nga. Theo các quan chức tình báo Mỹ, Mát-xcơ-va có vể đang tiến hành chiến dịch tuyên truyền nhằm hỗ trợ cả ông Trump và ứng viên Sanders.
MAI QUYÊN (Theo AFP, New York Post)
Theo baocantho.com.vn
Mỹ nới lỏng quy định về khí thải ô tô Bnews Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa quyết định nới lỏng quy định về khí thải ô tô được đưa ra dưới thời chính quyền tiền nhiệm. Mỹ nới lỏng quy định về khí thải ô tô. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN Trong thông báo ngày 31/3, Bộ Giao thông vận tải Mỹ cho biết quy định mới yêu cầu các nhà...