UNFPA kêu gọi quyên góp 1,2 tỷ USD hỗ trợ nạn nhân các cuộc khủng hoảng
Ngày 13/12, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đã kêu gọi quyên góp 1,2 tỷ USD trong năm 2023 để hỗ trợ 66 triệu phụ nữ, trẻ em gái và những người trẻ tuổi đang là nạn nhân của các cuộc khủng hoảng tại 65 quốc gia.
Đây là nhu cầu ngân sách lớn nhất từ trước đến nay của UNFPA, cơ quan chịu trách nhiệm cải thiện sức khỏe sinh sản và sức khỏe nói chung của các bà mẹ trên toàn thế giới.
Giám đốc điều hành Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA), bà Natalia Kanem phát biểu trong phiên họp cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 75 nhân kỷ niệm 25 năm Hội nghị thế giới lần thứ 4 về phụ nữ ngày 1/10/2020. Ảnh: Hữu Thanh/Pv TTXVN tại New York
Giám đốc UNFPA Natalia Kanem nêu rõ 8 quốc gia cần hỗ trợ hàng đầu bao gồm Afghanistan, Syria, Ukraine, Yemen, Somalia, Sudan, CHDC Congo và Ethiopia. Trong số tiền trên, Afghanistan cần 289 triệu USD, Ukraine cần 70 triệu USD, Somalia cần 62 triệu USD và Haiti cần 23 triệu USD.
Trong năm nay, UNFPA đã hỗ trợ cho hơn 30 triệu phụ nữ, trẻ em gái và những người trẻ tuổi các dịch vụ thiết yếu. Nhu cầu hỗ trợ nhân đạo đã tăng mạnh trong năm 2022, khi lần đầu tiên số người buộc phải rời bỏ nhà cửa vượt con số 100 triệu. Như thường lệ, phụ nữ và trẻ em gái vẫn là nhóm nạn nhân chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong các cuộc khủng hoảng.
Phụ nữ và trẻ em tại trại tị nạn ở Managil, Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước tình hình này, UNFPA kêu gọi cộng đồng quốc tế đảm bảo các dịch vụ thiết yếu trong mọi hoạt động nhân đạo, vốn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, an toàn, nhân phẩm và tương lai của phụ nữ và trẻ em gái. UNFPA nêu rõ nguồn ngân sách trên sẽ giúp cơ quan này và các đối tác trong việc cung cấp các dịch vụ về sức khỏe sinh sản để đáp ứng nhu cầu của hàng chục triệu phụ nữ, trẻ em gái dễ bị tổn thương nhất, những người trẻ tuổi đang trong tình trạng khẩn cấp. Các dịch vụ này bao gồm chăm sóc sức khỏe bà mẹ, chăm sóc sức khỏe sinh sản khẩn cấp, kế hoạch hóa gia đình, ngăn ngừa và ứng phó với bạo lực giới, trong đó có hỗ trợ về y tế và tâm lý.
Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng, UNFPA kêu gọi đóng góp ngân sách một cách linh hoạt để cứu sống nhiều người, giúp bảo vệ và đáp ứng quyền lợi và nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái.
Khủng hoảng chồng khủng hoảng đè lên phụ nữ Mỹ
Tampon đồng loạt biến mất ở nhiều cửa hàng. Sữa công thức cũng hết hạn. Một phán quyết đang "treo" ở Tòa Tối cao Mỹ có thể khiến cuộc sống của họ khổ sở hơn nữa.
Những ngày gần đây, Dana Marlowe nhận thấy các khoản ủng hộ cho tổ chức I Support the Girls - chuyên phân phát những sản phẩm chăm sóc phụ nữ và trẻ em gái - ngày càng giảm.
Video đang HOT
Nhiều phụ nữ đã gọi và nhắn tin cho cô vì không thể tìm thấy sản phẩm mà họ cần. Marlowe lướt nhanh màn hình điện thoại, dừng lại ở một tin nhắn để đọc.
"Tôi vừa ra máu và phải chạy gấp tới tận 3 cửa hàng để tìm mua tampon. Điều này hoàn toàn khủng khiếp", trích một tin nhắn được gửi đến tổ chức của cô.
Trong thời gian gần đây, tampon (băng vệ sinh dạng ống) đã trở thành nạn nhân mới nhất bị ảnh hưởng từ sự gián đoạn của chuỗi cung ứng, khiến mặt hàng thiết yếu đối với người Mỹ này ngày càng khan hiếm. Nhiều tổ chức phi lợi nhuận đã phải tìm mọi cách xoay xở để cung ứng đầy đủ cho phụ nữ.
Một kệ hàng tampon gần như trống trơn tại một hiệu thuốc Safeway trên Đại lộ Alahambra ở Sacramento, California. Ảnh: Ong Sacramento.
Tình trạng thiếu sữa công thức vẫn đang tiếp diễn như một cuộc tấn công trên khắp nước Mỹ. Thêm vào đó, quyết định của Tòa án Tối cao về phán quyết Roe v Wade đang tạo làn sóng giận dữ cho nhiều người. Một bản dự thảo bị rò rỉ cho thấy có thể quyền được phá thai cách đây gần 50 năm trên cả nước sẽ chấm dứt. Phán quyết mới sẽ sớm được công bố, dự kiến vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7.
Nếu phán quyết Roe bị lật ngược, việc phá thai sẽ trở thành bất hợp pháp trên một nửa nước Mỹ, kéo theo những hệ lụy đến việc chăm sóc sinh sản cho phụ nữ.
Khủng hoảng chồng chất
Marlowe cho biết: "Khi tampon còn đang kham hiếm thì quá nhiều sự việc khác xảy ra đồng thời. chẳng hạn như việc sữa công thức dành cho trẻ em còn đang thiếu hụt trầm trọng. Điều này giống như một trận chiến dành cho phụ nữ".
Ở những nơi còn bán thì tampon có giá rất cao, bởi mặt hàng này không được miễn thuế ở nhiều bang. Ngược lại, băng vệ sinh tuy không bị cháy hàng nhưng giá cũng đã bị tăng lên nhiều lần.
Trên Amazon, tampon được bên thứ ba bán với giá niêm yết lên tới 59 USD. Đại diện Amazon đã trả lời rằng họ liên tục tìm cách để bình ổn giá trên nền tảng này.
"Chúng tôi liên tục so sánh giá do các đối tác bán hàng gửi với giá hiện tại và lịch sử giá tại Amazon để xác định xem giá đó có thực tế hay không. Nếu Amazon phát hiện người bán vi phạm chính sách giá, chúng tôi sẽ xóa mặt hàng đó và có biện pháp thích hợp với họ", theo thông báo của Amazon.
Theo các chuyên gia, tác động mới từ phán quyết Roe lên khả năng tiếp cận và chi phí dịch vụ chăm sóc sinh sản là rất khó dự đoán. Dự kiến, việc phá thai sẽ trở nên tốn kém hơn khi nhiều bệnh nhân phải tới các bang khác để làm thủ thuật.
Một vấn đề khác bị tác động rất đáng lo ngại liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản: Biện pháp tránh thai. Hiện tại một số bang đang xác định việc mang thai là bắt đầu từ thời điểm thụ tinh. Giới chuyên gia cho rằng có thể đặt vấn đề về tính hợp pháp của các biện pháp tránh thai khẩn cấp như thuốc ngừa thai cấp tốc hay đặt vòng tránh thai (IUDs).
Một số phòng khám chuyên phá thai vẫn hợp pháp ở một vài bang ngay cả khi Tòa Tối Cao lật ngược phán quyết Roe. Chúng ta sẽ thấy lượng lớn bệnh nhân từ 26 bang sẽ bị cấm hoặc bị hạn chế cung cấp các hình thức chăm sóc khác. Nhu cầu về các biện pháp tránh thai hoặc dịch vụ sinh sản sẽ tăng lên hoặc khó tiếp cập ở một số bang.
Gánh nặng kinh tế
Diamond Cotton, một bà mẹ đơn thân nuôi 3 con nhỏ sống ở Indianapolis, thuộc đối tượng nhận trợ cấp thực phẩm, cho biết giá tampon tăng vọt đã ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình cô. Cô có 2 đứa con gái sắp dậy thì và đang trong tuổi vị thành niên, đều có nhu cầu sử dụng tampon.
Nhưng gần đây, mặt hàng này đã đắt hơn vài USD cho mỗi hộp, khiến cô phải móc thêm tiền để chi trả.
"Tôi luôn cố gắng chi tiêu trong kiểm soát, nhưng giờ đây tôi phải chi thêm từ 10 đến 15 USD để mua tampon", cô nói.
Biểu tình bên ngoài Tòa Tối cao vào ngày 15/6 phản đối lật ngược phán quyết Roe v Wa de. Ảnh: Getty Images.
Tại Trường cộng đồng Scribner-Snyder, một khu công cộng nhỏ ở vùng nông thôn Dodge County, Nebraska, có 68% học sinh có hoàn cảnh nghèo. Tampon tại đây có giá 0,25 USD, một số tiền mà theo cô Leah Fischer - cố vấn của trường, sẽ gây khó dễ cho nhiều học sinh.
Cô Fischer nói: "Phần lớn người dân ở đây có thu nhập thấp, họ phải ưu tiên những nhu cầu cơ bản của mình, chẳng hạn như khí đốt. Khi giá cả tăng lên thì việc chăm sóc các nhu cầu thiết yếu ngày càng khó khăn".
Megan Reese, một cán bộ liên lạc cộng đồng làm việc với 16 học khu trong khu vực cho biết các giám đốc học khu có thể sẽ họp để thảo luận thêm về ngân sách cho các sản phẩm chăm sóc phụ nữ cho nữ sinh. Nếu họ không đi đến thỏa thuận, Reese sẽ cân nhắc tổ chức một hoạt động cộng đồng.
Đứng trước tình trạng thiếu hụt này, nhiều tổ chức phi lợi nhuận được thành lập khắp cả nước để cung cấp các sản phẩm chăm sóc phụ nữ cho những người có thu nhập thấp, học sinh - sinh viên, người vô gia cư hoặc bị giam giữ. Tuy nhiên họ cũng gặp nhiều khó khăn để giúp đỡ nhóm người này.
Giám đốc dịch vụ Kate Barker Swindell của tổ chức phi lợi nhuận Period, tại Oregon, Portland đã phân phát 3,7 triệu sản phẩm hỗ trợ sức khỏe phụ nữ cho các trường học, nhà thờ và các tổ chức khác vào năm 2020. Con số này đã giảm xuống còn 1,3 triệu vào năm 2021. Cho đến nay, tổ chức này chỉ có thể trao 212.000 mặt hàng, sau khi các nhà sản xuất giảm số lượng tài trợ.
Jamie Rosenberg, phó giám đốc phụ trách chăm sóc sức khỏe gia đình và cá nhân toàn cầu của công ty Mintel Group, cho biết nguồn cung cấp băng vệ sinh ở Mỹ "rất đảm bảo". Họ chỉ có hai nhà sản xuất chính: Procter and Gamble và Kimberly Clark.
Rosenberg cho biết sự gián đoạn chuỗi cung ứng mang tính toàn cầu xảy ra do thiếu lao động và ảnh hưởng của đại dịch. Khác với suy nghĩ của mọi người rằng tampon là một sản phẩm đơn giản, thì việc sản xuất nó dựa vào nhiều chuỗi cung ứng phức tạp, liên kết trên toàn cầu. Ví dụ một số thương hiệu lựa chọn bông có sử dụng phân bón, và Nga là một trong những nhà sản xuất phân bón lớn nhất trên thế giới. Nhưng cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng thương mại này.
Rosenberg nói: "Đó là một cơn bão khởi nguồn cho khủng hoảng chuỗi cung ứng dẫn đến hạn chế việc cung cấp những sản phẩm này".
Đối với cô Marlowe của I Support the Girls, việc giao hàng bị hạn chế đồng nghĩa với "các kệ hàng trống trơn". Tổ chức này đã quyên góp được một nửa số lượng so với bình thường trong 6 tháng đầu năm nay: 218.000 hộp tampon.
Marlowe nói: "Chúng tôi hy vọng có thể mua được những sản phẩm mình cần ở nhiều cửa hàng. Thật tệ khi trở thành một người phụ nữ Mỹ vào năm 2022".
Anh: Sắp diễn ra đình công chưa từng có trong 106 năm, vấn đề tiền lương vẫn bế tắc Các bộ trưởng Anh sẵn sàng thảo luận về điều kiện làm việc, hoạt động của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) và một loạt vấn đề khác ngoại trừ lương với các y tá để ngăn chặn các cuộc đình công dự kiến diễn ra vào ngày 15 và 20/12. Người biểu tình ở London (Anh) tham gia cuộc tuần hành...