UNESCO vinh danh gốm Hy Lạp với kỹ thuật cổ xưa
Tại xưởng gốm trên hòn đảo Lesbos xinh đẹp của Hy Lạp, nghệ nhân Nikos Kouvdis đang tiếp nối truyền thống làm gốm lâu đời của gia đình, với các kỹ thuật thủ công đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sản phẩm gốm của gia đình Kouvdis trên đảo Lesbos của Hy Lạp. Ảnh: REUTERS
Ở tuổ.i 70, ông Kouvdis vẫn duy trì phương pháp làm gốm cổ xưa gần vùng Mandamados, nơi từng là trung tâm sản xuất gốm nổi tiếng. Trong khi công nghiệp và máy móc đã thay thế phần lớn các phương pháp thủ công, ông vẫn tiếp tục tạo ra những sản phẩm gốm độc đáo từ đất sét lấy trực tiếp từ địa phương.
Những tác phẩm gốm của ông Kouvdis được làm từ đất sét tự nhiên, nung trong lò truyền thống và sử dụng hạt ô liu làm nhiên liệu. Mỗi sản phẩm đều được sơn phủ bằng vôi tự nhiên, mang đậm nét văn hóa Địa Trung Hải. Đây là một trong số ít các sản phẩm gốm ở khu vực này còn giữ được phương pháp sản xuất thủ công truyền thống.
Video đang HOT
Ông Kouvdis chia sẻ: “Được UNESCO công nhận là một vinh dự lớn đối với tôi. Máy móc có thể sản xuất gốm nhanh gấp nhiều lần, nhưng không thể thay thế được sự tỉ mỉ trong kỹ thuật thủ công”.
Dù công nghiệp hóa đã phần nào làm mai một nghề gốm thủ công, ông Kouvdis vẫn kiên trì tạo ra những chiếc bình gốm tinh xảo đến từng chi tiết. Đối với ông, làm gốm không chỉ là kế sinh nhai mà còn là một niềm đam mê.
Sự công nhận từ UNESCO không chỉ là một thành tựu cá nhân đối với ông Kouvdis mà còn là một dấu ấn quan trọng trong việc bảo tồn nghề gốm truyền thống của Hy Lạp.
Nhật Bản: Nỗ lực đưa 1.000 hạc giấy Sadako trở thành di sản văn hóa UNESCO
1.000 con hạc giấy cùng các hiện vật khác như những bản ghi chép viết tay của c.ô b.é Sadako Sasaki - một biểu tượng thắp sáng hy vọng cho những bệnh nhân ung thư má.u nói chung và do bị phơi nhiễm phóng xạ nói riêng ở Nhật Bản cũng như trên toàn thế giới - sẽ được đệ trình lên Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) để được ghi vào danh sách di sản văn hóa của tổ chức này.
Những con hạc giấy của c.ô b.é Sadako Sasaki, nạ.n nhâ.n bị phơi nhiễm phóng xạ do thảm họa bom nguyên tử ở Nhật Bản hồi năm 1945, được trưng bày tại Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima ngày 17/5/2023. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Cái tên Sadako Sasaki đã gắn liền với thảm họa bom nguyên tử ở Nhật Bản hồi năm 1945. Khi quả bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima, Sadako khi ấy mới 2 tuổ.i và đã bị phơi nhiễm phóng xạ. 10 năm sau đó, Sadako bắt đầu có những dấu hiệu ốm nặng và sau đó được chẩn đoán mắc bệnh ung thư má.u ở tuổ.i 12. Trong thời gian được điều trị ở bệnh viện, Sadako được nghe câu chuyện dân gian về việc gấp 1.000 con hạc giấy để biến điều ước thành hiện thực. Với mong ước được khỏe mạnh trở lại và được về nhà, Sadako đã gấp được 1.000 con hạc giấy. Tuy nhiên, điều ước của c.ô b.é đã không thành hiện thực và Sadako đã không thể qua khỏi sau 8 tháng nhập viện điều trị.
Giờ đây, anh trai của Sadako là ông Masahiro, hiện đã 81 tuổ.i, cùng với nhiều người họ hàng khác đang chuẩn bị để đệ trình lên UNESCO những chú hạc giấy cùng với những hiện vật khác như những bản ghi chép viết tay của Sadako để được ghi vào danh sách Sổ Lưu giữ Ký ức Thế giới (Memory of the World Register) vào năm 2025, nhân kỷ niệm 80 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai. "Memory of the World Register" là một sáng kiến do UNESCO khởi động từ năm 1997 nhằm bảo quản những di sản tư liệu quý giá trên thế giới. Anh Yuji - cháu trai của Sadako - cho biết ý tưởng nói trên được nhen nhóm sau khi biết được rằng cuốn nhật ký của c.ô b.é người Do Thái Anne Frank - người viết lại câu chuyện cuộc đời mình khi lẩn trốn Đức Quốc xã trong những năm 1940 - cũng được đưa vào danh sách "Memory of the World Register" của UNESCO.
Con hạc giấy của c.ô b.é Sadako Sasaki, nạ.n nhâ.n bị phơi nhiễm phóng xạ do thảm họa bom nguyên tử ở Nhật Bản hồi năm 1945. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo chia sẻ của người thân của Sadako, hạc giấy là những vật thể có hình khối phức tạp "3 chiều" chứ không phải là những tư liệu lưu trữ thông thường, vì thế để được đưa vào danh sách trên, cần phải đệ trình cùng các ghi chép của c.ô b.é. Trong khi đó, theo chia sẻ của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, việc đán.h giá và xem xét các hồ sơ đệ trình được tiến hành 2 năm một lần. Vì vậy, các nước có thể đệ trình 2 hồ sơ để UNESCO xem xét.
Sau khi qua đời, câu chuyện của Sadako đã khơi nguồn cảm hứng cho rất nhiều cuốn sách và phim ảnh.
Đồng thời, hạc giấy đã trở thành biểu tượng cho tinh thần chống chiến tranh và vũ khí hạt nhân cũng như khát vọng hòa bình của người dân Nhật Bản nói riêng và người dân trên toàn thế giới nói chung.
Trải nghiệm văn hóa uống trà ở Thổ Nhĩ Kỳ Mỗi quốc gia đều có văn hóa trà riêng. Thổ Nhĩ Kỳ cũng có văn hóa trà độc đáo của riêng mình và văn hóa uống trà của nước này vừa được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ngày 1/12/2022. Uống trà từ sáng tới khi đi ngủ Người Thổ Nhĩ Kỳ pha trà...