UNESCO tung chiến dịch 19 thử thách nhằm giảm thiểu nhựa trong 19 ngày
Ngày 15/10, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc ( UNESCO) và Trung tâm Hỗ trợ phát triển xanh (GreenHub) đã phát động chiến dịch truyền thông qua mạng xã hội mang tên “Plastic-19 Lockdown Challenge”, thực hiện đến ngày 15/11/2021, với mục tiêu truyền cảm hứng cho cộng đồng giảm thiểu rác thải nhựa.
Thu gom rác thải nhựa trên vùng biển xóm Nhà Rầm, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Ảnh tư liệu: Nguyên Linh/TTXVN
Theo số liệu thống kê, khoảng 8 triệu tấn nhựa thải ra đại dương mỗi năm, tương đương mỗi phút thải ra một xe chở rác nhựa với khối lượng lớn từ châu Á, trong đó có Việt Nam. Với tốc độ này, dự báo đến năm 2050, các vùng biển sẽ chứa nhiều rác thải nhựa hơn cá.
Mặc dù vấn đề ô nhiễm nhựa không mới, song vẫn tồn tại khoảng cách lớn giữa kiến thức và hành động. Do đó, UNESCO và GreenHub phát động chiến dịch “Plastic-19 Lockdown Challenge” nhằm nâng cao nhận thức, hướng tới thay đổi hành vi của cộng đồng trong quản lý rác thải nhựa, với phương châm: thay đổi suy nghĩ – từ chối – tái sử dụng – giảm thiểu – tái chế.
Chiến dịch gồm một chuỗi 19 thử thách khác nhau nhằm giảm thiểu nhựa trong 19 ngày. Đây là khoảng thời gian vừa đủ để người tham gia có thể hình thành thói quen giảm thiểu rác thải nhựa. Mặt khác, con số 19 được đưa ra trong bối cảnh cả thế giới đang đối mặt với đại dịch COVID-19. Sự tương đồng này mang hàm ý rằng rác thải nhựa cũng là một vấn đề nhức nhối và to lớn cần được quan tâm.
Các thử thách được thiết kế một cách hấp dẫn, đa dạng, hợp với xu hướng giới trẻ nhằm hướng đến đối tượng thanh niên Việt Nam từ 18 đến 35 tuổi. Thông qua chiến dịch, các bạn trẻ được thỏa sức thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình và cùng nhau lan tỏa hành động tích cực về việc thay đổi suy nghĩ – từ chối – tái sử dụng – giảm thiểu – tái chế rác thải nhựa.
Những ai hoàn thành thử thách sớm nhất sẽ được UNESCO và GreenHub trao tặng kỷ niệm chương phiên bản giới hạn. Tất cả mọi người đều có thể tham gia chiến dịch tại https://plastic19lockdownchallenge.wbc.vn/
Video đang HOT
Nhiều nghệ sĩ Việt Nam cũng chung tay lan tỏa chiến dịch như ca sĩ Erik, đạo diễn Ngãi Võ, ca sĩ Ngọc Khuê, MC Anh Thơ, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, ca sĩ Hà Lê, ca sĩ Quốc Đại, ca sĩ Kyo York, ca sĩ-nhà sản xuất âm nhạc Đoàn Nhược Quý.
Chiến dịch “Plastic-19 Lockdown Challenge” nằm trong khuôn khổ Sáng kiến “Thanh niên và Đổi mới sáng tạo vì Đại dương xanh” do UNESCO thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của Quỹ Coca Cola Foundation (TCCF) và khuôn khổ Dự án “Giảm ô nhiễm Rác thải nhựa với các Giải pháp Địa phương” của GreenHub do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, phối hợp thực hiện cùng các đối tác: April Advertising Vietnam, i17 Event Solutions, Adam Muzic và Trịnh Công Sơn Foundation.
Sáng kiến Thanh niên và Đổi mới sáng tạo vì Đại dương xanh hỗ trợ các Khu dự trữ sinh quyển Thế giới ven biển giải quyết vấn đề rác thải nhựa thông qua trao cơ hội cho thanh niên và các nhà khoa học trẻ đưa ra các giải pháp sáng tạo và thực tế, hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở Việt Nam.
Chương trình nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của xã hội vào các vấn đề liên quan đến rác thải nhựa thông qua các chiến dịch truyền thông và hoạt động đào tạo do thanh niên khởi xướng; hình thành Mạng lưới Thanh niên và các nhà khoa học trẻ hành động vì sự Đổi mới trong Khoa học và Kỹ thuật (U-INSPIRE) với vai trò như một diễn đàn hỗ trợ chia sẻ kiến thức và ý tưởng sáng tạo từ các thanh niên của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề về rác thải đại dương, môi trường, và phát triển của quốc gia.
Trong khi đó, dự án “Giảm ô nhiễm Rác thải nhựa với các Giải pháp Địa phương” được hỗ trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và thực hiện bởi Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub), Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (ISPONRE), Mạng lưới Một sức khoẻ các trường Đại học Việt Nam (VOHUN), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tế (Gimasys). Mục tiêu của dự án là giảm ô nhiễm rác thải nhựa thông qua các hành động tập thể từ trung ương tới địa phương, huy động sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồng và cá nhân, tập trung vào: kiến thức về sức khỏe môi trường; giải pháp dựa trên thông tin, dữ liệu; vận động chính sách; các sáng kiến kinh doanh và sự tham gia của doanh nghiệp; truyền thông (truyền thống và hiện đại).
Chung sức giảm thiểu rác thải nhựa
Việt Nam nằm trong tốp 4 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất thế giới với khoảng 1,8 triệu tấn/năm, trung bình tiêu thụ 41,3kg rác thải nhựa/năm/người, nhưng chỉ 27% trong số này được tái chế. Việt Nam cũng đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác toàn cầu với lượng rác thải nhựa tăng đến 200%.
TPHCM phấn đấu 100% siêu thị sử dụng túi nhựa thân thiện với môi trường trong năm 2021. Ảnh: CAO THĂNG
Nhiều hệ lụy
Dự án "Xây dựng hệ thống quan sát chất thải nhựa trong xã hội và môi trường" (COMPOSE) do Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam triển khai đã chỉ ra, trong 250.000 tấn rác thải nhựa mỗi năm ở TPHCM, có 48.000 tấn được đem đi chôn lấp, hơn 200.000 tấn được tái chế hoặc thải thẳng ra môi trường. Đáng báo động, sông Sài Gòn có lượng rác thải nhựa đứng thứ 5 Việt Nam và thứ 45 trên thế giới. Lượng rác thải nhựa đổ ra sông Sài Gòn vào tháng 3-2018 ghi nhận 5,6 - 10,3 tấn. Dựa vào con số này, lượng rác thải nhựa ước tính 7.500 - 13.000 tấn/năm. Mỗi lít nước sông Sài Gòn đổ ra biển có lượng vi nhựa gấp 1.000 lần so với sông Seine ở Paris.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cứ mỗi hạt vi nhựa vỡ ra sẽ sản sinh rất nhiều chất độc gây hại sức khỏe. Khi đó, con người có thể bị cân bằng hormone, mắc bệnh về thần kinh, bệnh hô hấp... Hạt vi nhựa dài dưới 5mm, khi không được thu gom xử lý đúng cách sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường, đại dương, sinh vật dưới nước. Hạt vi nhựa có trong hầu hết sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày như sữa rửa mặt, sữa tắm, kem đánh răng và một số loại mỹ phẩm. Mỗi lần giặt 6kg quần áo, chúng ta cũng thải ra môi trường 728.000 sợi vi nhựa.
Các nhà nghiên cứu của Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) cũng cho rằng ô nhiễm nhựa là một vấn đề xuyên biên giới, gây ra các tác động toàn cầu. Khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, dễ bị tác động nhiều nhất do khu vực này là nơi gánh chịu phần lớn hệ quả từ sự quá tải và không hiệu quả của hệ thống tái chế toàn cầu. Ô nhiễm nhựa gây ra những tác động kinh tế tiêu cực đối với các ngành công nghiệp của khu vực, ước tính chạm mức 1,3 tỷ USD/năm.
Dù hầu hết Chính phủ các quốc gia đã tuyên bố hoặc đang trong quá trình thiết lập các biện pháp mang tính pháp lý ở cấp quốc gia, các biện pháp này đều bị hạn chế trong khả năng giải quyết thách thức rộng lớn mang tính xuyên biên giới của ô nhiễm nhựa đại dương do thiếu sự phối hợp hiệu quả giữa các quốc gia. Đã đến lúc, các nước phải tính chuyện thiết lập một hiệp ước quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý để chống lại ô nhiễm nhựa. Sự tiện lợi và phổ biến của các sản phẩm nhựa trên thị trường, nhất là các mặt hàng nhựa sử dụng một lần khiến người tiêu dùng tiêu thụ, sử dụng một lượng lớn nhựa. Do vậy, chúng ta cần đưa ra những giải pháp cơ bản để hạn chế như ưu đãi cho các sản phẩm sáng tạo mới, thúc đẩy các sản phẩm thay thế bền vững hơn hoặc không chứa nhựa. Tạo một cơ chế dán nhãn nhằm thúc đẩy những lựa chọn tốt hơn từ người tiêu dùng. Cần khuyến khích sự vào cuộc của doanh nghiệp trong việc xử lý bao bì nhựa.
Kết hợp nhiều giải pháp
Để chung tay cùng Chính phủ thực hiện mục tiêu giảm rác thải nhựa, UBND TPHCM đã ban hành kế hoạch tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa. Theo đó, TPHCM phấn đấu đến hết năm 2021, 100% hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng các loại bao bì thân thiện môi trường phục vụ cho mục đích sinh hoạt để thay thế túi ni lông khó phân hủy; tiểu thương tại chợ dân sinh giảm 50% sử dụng bao bì ni lông khó phân hủy trong việc đóng gói sản phẩm.
Các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập phải gương mẫu, tích cực, đi đầu trong việc giảm thiểu, tái sử dụng chất thải nhựa, không sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần (chai, lọ, ống hút, hộp xốp...) tại công sở, hội nghị, hội thảo. Đặc biệt, hạn chế sử dụng băng rôn, khẩu hiệu... dùng một lần, chuyển sang sử dụng các trang thiết bị điện tử phục vụ cho công tác tuyên truyền.
Để đạt được các mục tiêu này, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hòa Bình đã chỉ đạo các sở ban ngành, đơn vị có liên quan chung tay xây dựng kế hoạch hành động thực hiện. Trong đó, chú trọng đến công tác kiểm soát chất thải tại nguồn. Hạn chế tối đa và tiến tới không sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong tất cả các hoạt động hàng ngày của các cơ quan nhà nước, nhà máy, trường học, sinh hoạt người của người dân.
Vận động các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, cơ sở sản xuất kinh doanh du lịch, ăn uống... có kế hoạch giảm thiểu chất thải nhựa, chuyển dần sang sử dụng sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường. Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động du lịch, dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, tài nguyên khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản phải được thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho các dơn vị có chức năng xử lý.
Song song với giải pháp kiểm soát tại nguồn, TPHCM cũng khuyến khích việc tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa thông qua các hoạt động phát triển, triển khai sử dụng mô hình 3T (Tiết giảm - Tái sử dụng - Tái chế), khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức có chức năng, đủ điều kiện thực hiện dịch vụ thu gom, tái sử dụng, tái chế chất tải nhựa trên địa bàn thành phố.
TPHCM cũng sẽ tăng cường công tác thanh kiểm tra các hành vi vi phạm về môi trường như vứt chất thải, chất thải nhựa bừa bãi ở nơi công cộng. Kiểm tra và xử lý các vi phạm về thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp... trong hoạt động nhập khẩu, sản xuất phân phối, kinh doanh bao bì nhựa khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần; khuyến khích sản phẩm tái chế, sản phẩm thân thiện với môi trường.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu qua thương mại điện tử Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa phối hợp với Amazon Global Selling Việt Nam triển khai Chương trình hỗ trợ "Bệ phóng 90 ngày cùng Amazon" dành cho doanh nghiệp quan tâm tới xuất khẩu qua thương mại điện tử. Chương trình là một phần của gói hỗ trợ Go Digital Go Global - một hoạt động...