UNESCO đưa Triều Châu, Trùng Khánh của Trung Quốc vào Mạng lưới Thành phố sáng tạo
Hai thành phố của Trung Quốc là Triều Châu và Trùng Khánh đã vinh dự được góp mặt trong Mạng lưới Thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN).
Trong thông cáo ngày 31/10, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết Triều Châu và Trùng Khánh đã được lựa chọn, cùng với 53 thành phố khác (trong đó có Đà Lạt và Hội An của Việt Nam) trên toàn cầu, để đưa vào mạng lưới UCCN nhân ngày Ngày Thành phố thế giới.
UNESCO nêu rõ: “Các thành phố mới được ghi nhận vì cam kết mạnh mẽ trong việc khai thác văn hóa và sự sáng tạo như một phần của chiến lược phát triển, đồng thời thể hiện các hoạt động đổi mới trong quy hoạch đô thị lấy con người làm trung tâm”.
Video đang HOT
Triều Châu và Trùng Khánh lần lượt được trao danh hiệu Thành phố sáng tạo về ẩm thực và Thành phố sáng tạo về thiết kế.
Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay cho biết: “Các thành phố trong Mạng lưới Thành phố sáng tạo của chúng tôi đang dẫn đầu trong việc tăng cường khả năng tiếp cận văn hóa và khơi dậy sức mạnh của sự sáng tạo để phục hồi và phát triển đô thị”.
Với sự bổ sung mới nhất này, UCCN hiện có 350 thành phố ở hơn 100 quốc gia, đại diện cho 7 lĩnh vực sáng tạo: Thủ công và Nghệ thuật Dân gian, Thiết kế, Phim, Ẩm thực, Văn học, Nghệ thuật Truyền thông và Âm nhạc. Các thành phố mới được đưa vào UCCN sẽ phối hợp cùng các thành viên hiện có của mạng lưới để tăng cường khả năng phục hồi trước các mối đe dọa ngày càng gia tăng như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng và đô thị hóa nhanh chóng. Theo UNESCO, 68% dân số thế giới dự kiến sẽ sống ở khu vực thành thị vào năm 2050.
Mỹ ngỏ ý muốn tái gia nhập UNESCO
Chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết Mỹ muốn tái gia nhập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) sau 5 năm vắng bóng bởi quyết định của cựu ông chủ Nhà Trắng Donald Trump.
Trụ sở của UNESCO tại Paris (Pháp). Ảnh: AP
Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận đã chuyển thư ngỏ mong muốn tái gia nhập với UNESCO vào ngày 8/6. Trong bức thư, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Richard Verma đã đề xuất "một kế hoạch để Mỹ tái gia nhập tổ chức".
Hãng thông tấn AP (Mỹ) đưa tin chi tiết về đề xuất vẫn chưa được công bố. Mỹ nợ UNESCO một khoản tiền đáng kể hội phí. Nhưng vào đầu năm nay, chính quyền Tổng thống Biden đã dành ra 150 triệu USD trong ngân sách hiện tại để trả cho UNESCO.
Mỹ bắt đầu ngừng trả hội phí từ năm 2011. Một khi trả hết phần hội phí còn nợ UNESCO từ năm 2011-2017, Mỹ dự kiến sẽ phải chi 100 triệu USD/năm để duy trì tư cách thành viên được bỏ phiếu của tổ chức này.
Mỹ và UNESCO có mối quan hệ thất thường trong 4 thập niên qua do bất đồng liên quan đến các vấn đề hệ tư tưởng.
Cựu Tổng thống Ronald Reagan đã rút Mỹ khỏi UNESCO năm 1983. Sau đó, cựu Tổng thống George W. Bush lại đưa Mỹ quay trở lại năm 2002. Cựu Tổng thống Trump đưa Mỹ ra khỏi UNESCO năm 2017 vì bất đồng liên quan đến vấn đề Israel. Bên cạnh đó, Israel cũng tuyên bố quyết định tương tự cùng thời điểm và việc Tel Aviv rời UNESCO có hiệu lực từ tháng 1/2018.
Chính quyền của ông Biden đã bày tỏ ý định tái gia nhập UNESCO từ giai đoạn đầu nhiệm kỳ. Vào tháng 3, khi ngân sách cho tài khóa mới được công bố, Thứ trưởng John Bass cho biết chính quyền Tổng thống Biden tin rằng việc tái gia nhập UNESCO sẽ hỗ trợ Mỹ trong đối trọng với Trung Quốc. Bắc Kinh đã đầu tư khá nhiều vào các tổ chức của Liên hợp quốc.
Ông nêu rõ: "Nếu thực sự nghiêm túc về cạnh tranh thời kỳ kỹ thuật số với Trung Quốc, từ quan điểm của tôi, chúng ta không thể vắng mặt lâu hơn nữa tại một trong những diễn đàn then chốt tạo tiêu chuẩn đối với giáo dục, khoa học và công nghệ. Có nhiều ví dụ khác trong sứ mệnh của UNESCO với sự vắng mặt của Mỹ là đáng chú ý và nó làm giảm năng lực của chúng ta trong quảng bá hiệu quả tầm nhìn về một thế giới tự do".
UNESCO ghi nhận tiến bộ trong thúc đẩy bình đẳng giới trong giáo dục Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã đạt được tiến bộ đáng kể với việc có thêm 50,1 triệu trẻ em gái trên thế giới có cơ hội tới trường kể từ năm 2015. Đây là ghi nhận mà Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa ra ngày...