Ùn ùn rời thành phố nghỉ Tết, giao thông kẹt cứng
Chiều ngày cuối cùng của năm 2015, hàng chục nghìn người kéo nhau ra bến xe về quê nghỉ Tết dương lịch khiến cho các tuyến đường cửa ngõ Hà Nội và TP HCM ùn tắc kéo dài.
Nhiều phương tiện hầu như không thể nhúc nhích trong nhiều phút.
Chiều ngày cuối cùng của năm 2015, hàng chục nghìn người kéo nhau ra bến xe về quê nghỉ Tết dương lịch khiến cho các tuyến đường cửa ngõ Hà Nội và TP HCM ùn tắc kéo dài.
TIN LIÊN QUAN
Soi giá loạt tour du lịch “hot” 3 ngày nghỉ Tết dương Dự báo thời tiết dịp nghỉ Tết Dương lịch 2016 trên cả nước Kiểm soát chặt vận tải ô tô dịp nghỉ Tết 2016 Nghỉ tết dương lịch 2016, người lao động vẫn hưởng 100% lương
Chiều 31/12, nhiều người dân được nghỉ sớm đã vội vàng ra bến xe về nghỉ lễ khiến cho khu vực này rất đông. Hình ảnh tại Bến xe Mỹ Đình (Hà Nội).
Theo lãnh đạo bến, ngay từ 15h chiều, lượng khách đã tăng 50% so với ngày thường. Nhiều người đứng đợi hàng giờ đồng hồ khi không còn ôtô để lên.
Hành khách đi tuyến Bắc Cạn (ảnh) cho biết, họ đã ngồi chờ gần 2 tiếng nhưng chưa có xe.
Bạn trẻ Phạm Văn Lập, sinh viên Học viện kỹ thuật quân sự cùng bạn vê quê ăn Tết. Lập cho biết, chờ đợi từ 15h chiều nhưng chưa thể về Thái Bình.
Khi có xe khách mở cửa, hành khách chen lấn xô đẩy vội vã trèo lên vì sợ bị chiếm mất ghế.
Video đang HOT
Nhiều phụ nữ không được nam giới nhường nhịn khiến các chị em cũng phải chen lấn khổ sở.
Các lối đi lại trong bến xe chật cứng người.
Nhiều người ngơ ngác và lo lắng không biết liệu có về kịp tới nhà trong đêm nay.
Tuy nhiên, do năm nay bị lực lượng chức năng quản lý chặt việc nhồi nhét khách nên hầu hết các tài xế không dám chở quá số người so với quy định khi xe còn trong bến.
Khu vực quanh bến xe như đường Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng bị ùn tắc dài.
Nhiều phương tiện hầu như không thể nhúc nhích trong nhiều phút.
Việc xén cỏ để mở rộng lòng đường Phạm Hùng cũng là nguyên nhân khiến tuyến đường này càng ùn tắc hơn.
17h chiều, thời tiết giảm sâu, nhiều người phải chịu giá lạnh khi chôn chân ngoài đường.
Nhiều người không lên được xe khách trong bến, phải ra dọc đường Phạm Hùng để vẫy. Tuy nhiên, nhiều ôtô không dừng lại như mọi khi mà đi thẳng.
Tại TP HCM: Các tuyến đường dẫn đến sân bay Tân Sơn Nhất trong tình trạng kẹt cứng ngay từ 16h chiều 31/12.
Nhiều người tay xách nách mang ra sân bay về quê. Có trường hợp sốt ruột phải bỏ taxi giữa chừng chuyển sang đi xe ôm để tiện luồn lách cho kịp giờ.
Người tài xế này cho biết, anh nhích gần 1 km mất hơn 30 phút.
Ôtô lấn làn xe máy khiến cho một phụ nữ bị len lỏi chật vật.
Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Bến xe Mỹ Đình cho biết, để chuẩn bị vấn đề an toàn phục vụ hành khách Tết Dương lịch, bến xe đã phối hợp với Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông tăng cường 100 đến 150 xe và niêm yết giá vé rõ ràng, đặc biệt không để các phương tiện chở quá số khách quy định. Đến chiều nay, lượng khách tăng 50% so với ngày thường (khoảng 30.000 lượt khách).
Theo Zing News
Xén dải phân cách một số tuyến đường ở Thủ đô để chống ùn tắc
Những ngày qua, Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan xén hè, thu hẹp thảm cỏ dải phân cách để mở rộng lòng đường trên một số tuyến trọng điểm như Trần Duy Hưng, Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng... Đây là một trong những giải pháp tình thế nhằm giảm ùn tắc giao thông từ nay tới cuối năm.
Thi công xén thảm cỏ dưới gầm cầu cạn để mở rộng lòng đường trên đường Khuất Duy Tiến chiều 25-10
Thu hẹp dải phân cách một loạt tuyến đường
Sở GTVT Hà Nội cho biết, trên địa bàn TP hiện có 11 dự án hạ tầng giao thông đang thi công với 23 điểm rào chắn, trong đó, rào chắn kéo dài và lâu nhất là tuyến Nguyễn Trãi và Cầu Giấy - Xuân Thủy do thi công 2 dự án đường sắt đô thị của Hà Nội. Trong khi, đây là 2 trục giao thông xuyên tâm, lưu lượng phương tiện đông đúc nên đã gây ra tình trạng ùn tắc cục bộ, ảnh hưởng đến các tuyến lân cận, đặc biệt là các tuyến vành đai 2, vành đai 3.
Ông Hà Huy Quang, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho hay, tại một số đoạn đường trên tuyến Xuân Thủy - Cầu Giấy, mặt đường sau khi rào chắn thi công chỉ còn từ 3,5-4,5m, trong khi lưu lượng phương tiện đi lại qua tuyến này rất lớn. Để giảm tình trạng ùn tắc, hơn 1 tháng qua, liên ngành CATP và GTVT đã phối hợp, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như thúc tiến độ các dự án đang thi công, bổ sung lực lượng tham gia điều tiết giao thông giờ cao điểm, điều chỉnh tần suất xe buýt hoạt động giờ cao điểm...
Đặc biệt, vừa qua, Sở GTVT đã phối hợp cùng các đơn vị thi công xén hè và dải phân cách tại một loạt tuyến đường lớn như Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng, Trần Duy Hưng, Đại lộ Thăng Long để mở rộng lòng đường .
Trên tuyến đường Phạm Hùng, do lưu lượng xe lưu thông lớn, Sở GTVT đã quyết định xén thảm cỏ dưới gầm cầu cạn vành đai 3. Theo đó, tuyến đường này được mở rộng thêm 2 làn ô tô, tình trạng ùn ứ dự báo sẽ được cải thiện. Toàn bộ công việc xén vỉa hè, dải phân cách được thực hiện vào ban đêm để không ảnh hưởng tới lưu thông phương tiện.
Ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, biện pháp xén vỉa hè, mở rộng lòng đường sẽ tiếp tục được triển khai tại một số đoạn trên phố Dịch Vọng, Cầu Giấy... Trên đường Trần Duy Hưng, từ khi thi công hầm chui tại nút giao Trung Hòa, ùn tắc xảy ra thường xuyên nên Sở GTVT đã mở rộng đường bằng cách xén 2/3 diện tích vỉa hè.
Mỗi giải pháp góp phần giảm ùn tắc
Ông Phạm Thanh Bình, Phó Tổng giám đốc Ban QLDA Thăng Long cho hay, để thi công nút giao hầm chui Trung Hòa, Ban QLDA Thăng Long đã đề xuất và được Sở GTVT đồng ý cho xén vỉa hè và dải phân cách giữa đường Trần Duy Hưng, đoạn gần siêu thị Big C và Đại lộ Thăng Long, đoạn qua Trung tâm Hội nghị quốc gia, để mở rộng diện tích lòng đường cho phương tiện qua lại. Sắp tới, khi thi công cầu vượt nút giao Hoàng Minh Giám - Nguyễn Chánh, đơn vị này sẽ tiếp tục phải xén dải phân cách để tổ chức thi công. "Cầu vượt nút giao này bắc từ Hoàng Minh Giám sang Nguyễn Chánh.
Hiện, Ban QLDA Thăng Long đang lựa chọn nhà thầu, cố gắng đầu tháng 11 sẽ khởi công. Dự kiến, sau 4 tháng sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng. Cầu vượt sẽ cho phép cả xe buýt lưu thông", ông Phạm Thanh Bình thông tin. Dự án là một hợp phần của dự án hầm chui nút giao Trung Hòa nên phải đẩy nhanh thi công để đưa vào sử dụng đồng bộ. Đơn vị thi công sẽ cố gắng phối hợp với các lực lượng chức năng để đảm bảo ATGT trong suốt thời gian thi công.
Theo lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội, trong bối cảnh Hà Nội đang thi công nhiều dự án hạ tầng giao thông, cộng với áp lực gia tăng phương tiện, không thể chỉ áp dụng một vài giải pháp là có thể giảm ùn tắc. "Sở GTVT Hà Nội và CATP đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp bền vững lâu dài, có giải pháp chỉ mang tính tình thế, để có thể làm giảm áp lực giao thông từ nay tới cuối năm", ông Nguyễn Xuân Tân nhìn nhận.
Trước đây, giải pháp xén hè, xén dải phân cách giữa đã từng được Sở GTVT thực hiện trên nhiều tuyến phố như Trần Thái Tông, Trần Quốc Hoàn, Duy Tân... và đã mang lại hiệu quả nhất định trong chống ùn tắc.
Dỡ 2 đoạn rào chắn dự án Nhổn - Ga Hà Nội
Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội và Sở GTVT, nhà thầu Daelim bắt đầu tháo dỡ 2 điểm rào chắn thi công trên đường Hồ Tùng Mậu (đoạn gần cầu vượt Mai Dịch) và đường Xuân Thủy (đoạn trước cổng Học viện Báo chí và Tuyên truyền) để giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.
Điểm rào chắn trên đường Hồ Tùng Mậu được tháo dỡ dài 55m, từ trụ cầu P237 đến trụ cầu P239. Điểm tháo dỡ trên đường Xuân Thủy dài 30m từ trụ cầu P280 đến trụ cầu P282. Cùng với đó, 2 điểm rào chắn từ trụ cầu P284 đến trụ cầu P285 và trụ cầu P344 đến trụ cầu P347 trên đường Cầu Giấy sẽ được thu hẹp lại. Trước đó, Thanh tra Sở GTVT đã chỉ rõ, công trường thi công của nhà thầu Daelim thuộc dự án đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội dù được Sở GTVT cấp phép rào chắn thi công từ 23-7 nhưng hầu như không tổ chức thi công.
Theo_An ninh thủ đô
Đường phố Hà Nội kẹt cứng: Mong dân thông cảm! Ngày 11/9, đại diện các Sở ngành cùng lực lượng cảnh sát giao thông đã nhóm họp cùng "mổ xẻ" những nguyên nhân dẫn tới tình trạng các tuyến đường Quang Trung - Nguyễn Trãi, Xuân Thủy - Cầu Giấy và nút giao Hoàng Cầu - đê La Thành thường xuyên bị kẹt cứng trong những ngày gần đây. "Mổ xẻ" nguyên nhân...