Ùn ùn lên tháp truyền hình Nam San xứ Hàn
Tháp Nam San chỉ cao 236,7 mét, không nằm trong danh danh sách những tháp truyền hình cao nhất thế giới, nhưng lại là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của đất nước Hàn Quốc.
Để vào tháp Nam San, du khách phải leo lên một đoạn dốc ngắn
“Người Hàn đã làm thế nào để biến một tháp truyền hình trở thành một nơi du lịch hấp dẫn?”, câu hỏi hiện lên ngay trong đầu tôi trước khi bắt đầu chuyến hành trình tới đây, cùng các nhà báo tham gia chương trình Kwanhun Fellowship tại Hàn Quốc.
Tháp Nam San được xây dựng từ năm 1969, trên núi Nam San nằm giữa trung tâm Seoul, trở thành tòa tháp truyền dẫn tín hiệu truyền hình và phát thanh đầu tiên của Hàn Quốc. Tại Seoul, gần như đứng ở bất kỳ con phố nào, người ta cũng có thể nhìn thấy tháp Nam San.
Chị Ku Yun Hee, người hướng dẫn viên du lịch người Hàn đã nhanh nhẹn vào mua vé lên tháp Nam San khi chúng tôi vừa đến nơi. Chị giải thích: “Rất đông người tới đây vì vậy sau khi mua vé còn phải chờ 30 phút mới đến lượt”. Trong lúc chờ những hàng dài người đang xếp hàng, chúng tôi rảo chân tới khu vực Roof Terrace, từ đây có thể phóng tầm mắt ra xa nhìn thấy mọi phía của Seoul và đây cũng là nơi mà các cặp tình nhân thường lui tới để đóng khóa tình yêu trên thành lan can.
Nhiều cặp đôi yêu nhau tìm đến đây, lưu lại kỷ niệm tình yêu
Tôi không thể nhẩm tính được cụ thể số khóa tình yêu đã được đóng tại đây. Xung quanh khoảng không gian chỉ rộng chừng hơn 200 m2 chất đầy những chiếc khóa với đủ loại màu sắc, kích thước, có chiếc đã cũ, có chiếc vẫn còn mới. Trong cảm giác thích thú khi được nhìn ngắm thành phố hiện đại và những chiếc khóa tình yêu, tôi nghĩ đến cách người Hàn đã tạo dấu ấn cho tháp Nam San. Không ít những bộ phim tình yêu ở xứ sở Kim Chi được quay tại không gian này và đã được trình chiếu trên sóng truyền hình ở xứ Hàn cũng như nhiều quốc gia khắp thế giới. Cảnh phim đẹp và lãng mạn khiến cho nhiều khán giả muốn được đến tận nơi ngắm nhìn và có khi là để ghi dấu tình yêu của mình ở nơi này. Và tất nhiên người Hàn đã rất nhanh nhạy cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách. Chẳng hạn như những chiếc khóa tình yêu được bày bán trong nhiều cửa hàng lưu niệm ở phía dưới với giá từ 10.000 won (khoảng 200.000 đồng).
Đang mải chụp ảnh cùng những chiếc khóa tình yêu, chị Ku Yun Hee nhắc chúng tôi đã đến giờ lên tòa tháp. Chúng tôi đã được hiểu cảm giác xếp hàng tới hơn nửa giờ đồng hồ, nhích từng bước chân một để đến lượt ra cửa thang máy. Cuối cùng sau khoảng thời gian không mấy dễ chịu ấy, tôi đã có thể nhìn thấy toàn bộ thành phố Seoul thu gọn trong tầm mắt. Tôi thấy yêu thành phố này hơn bởi giữa những tòa nhà chọc trời, người ta vẫn có thể nhìn thấy những không gian xanh ngút mắt. Hình ảnh đó gợi nhắc tôi đến việc một trong những chính sách đầu tiên mà chính phủ Hàn Quốc đưa ra sau chiến tranh thế giới thứ hai là tái trồng rừng. Đến giờ, người ta đã thấy rõ được sự đúng đắn của chính sách này khi người dân được sống trong môi trường xanh, giữa thời kỳ thế giới đang phải đối mặt với các vấn đề về môi trường.
Video đang HOT
Chuyến tham quan tòa tháp Nam San kết thúc bằng việc chúng tôi tiếp tục phải xếp hàng dài nửa tiếng đồng hồ, chờ đến lượt được đưa xuống. Chị Ku Yun Hee cười: “Có người tự hỏi vì sao họ lại phải mất bao nhiêu thời gian lên đỉnh tháp chỉ để nhìn ngắm toàn cảnh Seoul, nhưng có người lại rất thích thú với việc đó”.
Với mỗi chuyến thăm quan đỉnh tháp Nam San, du khách phải trả từ 12.000 – 15.000 won (khoảng 240.000 đồng – 300.000 đồng) cho người lớn và từ 9.000 – 11.000 won (khoảng 180.000 – 220.000 đồng) cho trẻ em theo các khung giờ khác nhau. Giá vé không rẻ với việc chỉ được đưa lên đỉnh tháp để ngắm nhìn toàn thành phố, các khu vực tham quan khác cũng khá khiêm tốn. Vậy nhưng du khách nội địa và nước ngoài vẫn lui tới nơi đây ngày một đông.
Trong những cuốn sách, trang web về du lịch, tháp Nam San luôn được quảng bá mạnh mẽ là một trong những địa điểm nên đến nhất ở Seoul. Hình ảnh của tòa tháp này cũng trở nên phổ biến trong những thước phim tài liệu, các bộ phim truyền hình được trình chiếu khắp thế giới.
Chị Ku Yun Hee nói chúng tôi là những người may mắn vì đã nhanh chóng được lên đỉnh tháp sau khi chỉ vào hàng dài người đang ùn ùn kéo đến. Những đoàn người không chỉ xếp hàng ngay trước lối lên đỉnh tháp mà mà ngay tại bãi đỗ xe. “Nhiều người thích được ngắm thành phố Seoul vào ban đêm nên sau 4 giờ chiều là lúc du khách tập trung về đây đông nhất”, chị Ku Yun Hee nói. Rời tháp Nam San khi đã xế chiều, tôi nghĩ mình đã phần nào tìm được câu trả lời cho câu hỏi của mình.
Thông tin về khoảng cách địa lý của nhiều thành phố trên thế giới được ghi lại trên đỉnh tháp, trong ảnh là thủ đô Hà Nội, Việt Nam.
Không thể đếm xuể những chiếc khóa tình yêu được gắn tại tháp Nam San
Xếp hàng dài để được lên đỉnh tháp
Thành phố Seoul nhìn từ trên đỉnh tháp
Một góc Seoul với con sông Hàn vắt ngang
Theo iHay
Cầu tàu tình yêu - điểm hút du khách mới ở Đà Nẵng
Trên cầu tàu là những cây tình yêu với hình ảnh tim nằm trong tim, là nơi lý tưởng để các bạn trẻ thể hiện và lưu giữ tình yêu đôi lứa.
Nằm ở bờ đông sông Hàn (TP Đà Nẵng), Cầu tàu tình yêu khai trương ngày 3/5, là điểm đến mới, thu hút nhiều các bạn trẻ.
Khu vực này được xây dựng theo ý tưởng từ những cây cầu treo ổ khóa tình yêu nổi tiếng thế giới, như Pont des Arts bắc qua dòng sông Seine (Pháp), tháp Nam San (Hàn Quốc) hay Milvio - cây cầu cổ nhất ở (Italy)thủ đô Roma...
Ban quản lý Bến du thuyền DHC-Marina cho biết sẽ tặng 200 "ổ khóa vĩnh cửu" cho các cặp đôi.
Các bạn trẻ khóa "khóa vĩnh cữu" lên thành cầu.
Những chiếc ổ được khóa trên Cầu tàu tình yêu thể hiện mong ước gắn bó bền chặt.
Khi màn đêm buông xuống, Cầu tàu tình yêu là nơi hẹn hò lý tưởng.
Từ địa điểm này, du khách có thể ngắm cầu Rồng phun lửa và phun nước về đêm.
Theo Zing
Cây cầu treo dài nhất Hàn Quốc Tới Busan (Hàn Quốc), du khách sẽ có cơ hội đi một vòng xung quanh cây cầu Gwangan trên biển và ngắm thành phố rực sáng về đêm. Cùng với Haeundae, Gwangalli là một trong những bãi biển nôi tiêng cua du lich Han Quôc và là biểu tượng của thành phố Busan (Hàn Quốc). Điêm đăc biêt cua thành phố lớn thứ...