Ùn ứ trong ngày đầu thu phí bảo trì đường bộ
Nhiều người phải chờ hơn nửa tiếng để nộp phí, có người phải quay về lấy tiền vì không biết quy định thu phí.
Do ngày 1/1 trùng ngày nghỉ Tết Dương lịch nên đến hôm nay (2/1), các trung tâm đăng kiểm (TTĐK) xe cơ giới mới chính thức thu phí.
Hơn 8h sáng, tại TTĐK xe cơ giới 50-03S ở quận Thủ Đức (TP HCM), TTĐK 50-04V (quận 9) và TTĐK 50-02S (quận 11), hàng chục ôtô đậu kín đường dẫn vào trạm đăng kiểm.
Cảnh ùn tắc nặng nề nhất là ở TTĐK cơ giới 50-07V (quận 12), nhiều người phải chờ 30 – 40 phút mới tới lượt nộp phí do chỉ có 1 máy tính để làm thủ tục.
Tại TTĐK 50-03S sáng 2/1
Trong ngày đầu thu phí bảo trì đường bộ, nhiều người không biết việc thu phí nên phải quay xe về vì không mang đủ tiền.
Giám đốc các TTĐK xe cơ giới cho biết, do ngày đầu thu phí, người dân còn bỡ ngỡ khiến nhân viên thu phí phải hướng dẫn, giải thích nên mất nhiều thời gian.
Tại Hà Nội, trong hôm nay, nhiều người đã chủ động đưa xe đến nộp phí bảo trì đường bộ trước kỳ kiểm định.
Video đang HOT
Do không lường được tình huống này nên một số TTĐK bị ùn ứ trong buổi sáng.
Tuy nhiên, đến buổi chiều, tình trạng ùn ứ được giải quyết khi các trung tâm tách riêng những xe chưa đến kỳ kiểm định để làm thủ tục đóng phí, dán tem riêng.
Ông Nguyễn Hữu Trí, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, cho biết, đến đầu giờ chiều 2/1, hơn 100 TTĐK trên cả nước đã thu được 7,032 tỷ đồng tiền phí bảo trì đường bộ.
Theo Tinngan
Gần 40 triệu phương tiện trước giờ "đối mặt" phí bảo trì đường bộ
Chỉ còn hơn một ngày nữa, từ 1/1/2013, khoảng 35 triệu xe mô tô và 1,5 triệu xe ô tô sẽ chính thức phải nộp phí bảo trì đường bộ. Việc sử dụng, quản lí và giám sát thu chi của Quỹ Bảo trì đường bộ đang là vấn đề người dân quan tâm nhất.
Theo Nghị định số 18/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ, kể từ 0h ngày 01/01/2013, khoảng 35 triệu xe mô tô và 1,5 triệu xe ô tô đang lưu hành tại nước ta sẽ chính thức phải nộp phí bảo trì đường bộ.
Mức thu và phương thức thu phí sử dụng đường bộ áp dụng từ ngày 1/1/2013 theo Thông tư số 197/2012/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 15/11/2012. Theo đó, mức thu phi sẽ chính thức được áp dụng như sau: ô tô từ 130.000 - 1.040.000 đồng/tháng/xe; mô tô đến 100 phân khối, xe máy điện từ 50.000 - 100.000 đồng/năm/xe; xe trên 100 phân khối là 100.000 - 150.000 đồng/năm/xe; mô tô chở hàng 4 bánh có gắn động cơ một xy lanh 2.160.000 đồng/năm/xe.
Đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, mức thu xe ô tô con quân sự là 1.000.000 đồng/vé/năm; xe ô tô vận tải quân sự là 1.500.000 đồng/vé/năm. Đối với xe ô tô của lực lượng công an, mức thu xe dưới 7 chỗ ngồi là 1.000.000 đồng/vé/năm; xe ô tô từ 7 chỗ ngồi trở lên, xe ô tô chuyên dùng, xe vận tải là 1.500.000/vé/năm.
Gần 40 triệu phương tiện chuẩn bị "đối mặt" với phí bảo trì đường bộ chính thức được thu vào ngày 1/1/2013.
Đối với xe ô tô đăng ký trong nước, các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới thu trực tiếp theo đầu phương tiện khi tiến hành kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Đối với xe ô tô đăng ký nước ngoài tạm nhập lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam, các Trạm quản lý vận tải cửa khẩu thuộc các Sở Giao thông vận tải thu khi phương tiện làm thủ tục nhập cảnh.
Đối với các chủ xe ô tô đang lưu hành thì thì chậm nhất đến ngày 30/6/2013 phải đến Trạm Đăng kiểm nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện mua "phí đường bộ toàn quốc" tại Văn phòng Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương.
Các xe ô tô (trừ xe của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) không phải chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau: Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai; bị tịch thu; bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên nếu xe ô tô đó đã được nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện sẽ được trả lại số phí đã nộp hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau (áp dụng đối với xe ô tô vẫn tiếp tục được lưu hành sau khi được sửa chữa) tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ. Thủ tục hoàn phí được hướng dẫn cụ thể và thực hiện tại các Trạm Đăng kiểm.
Mức phí bảo trì đường bộ được áp dụng với các loại xe ô tô.
Đối với xe mô tô, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để UBND cấp xã, phường thực hiện việc thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô, xe máy. Các trường hợp mô tô, xe máy phát sinh trước ngày 1/1/2013 thì tháng 1/2013 thực hiện khai, nộp phí cả năm 2013, mức thu phí 12 tháng.
Trường hợp phát sinh từ ngày 1/1/2013 trở về sau sẽ xảy ra hai trường hợp: Thời điểm phát sinh từ ngày 1/1 đến 30/6 hằng năm, chủ phương tiện phải khai, nộp phí đối với mô tô, mức thu phí bằng 1/2 mức thu năm; thời điểm khai nộp chậm nhất là ngày 31/7.
Đối với xe máy phát sinh từ 1/7 đến 31/12 hằng năm thì chủ phương tiện thực hiện khai, nộp phí vào tháng 1 năm sau (chậm nhất ngày 31/1) và không phải nộp phí đối với thời gian còn lại của năm phát sinh. UBND các phường, xã, thị trấn sẽ triển khai thu phí xuống các tổ dân phố, trưởng khu dân cư.
Cũng kể từ 00h ngày 1/1/2013, các Trạm thu phí thu phí đường bộ nộp ngân sách Nhà nước sẽ bị xóa bỏ. Tuy nhiên, thực hiện Nghị định số 18/2012 ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ, Bộ GTVT đã có Văn bản số 9369/BGTVT-TC về việc đề án xử lý, sắp xếp các trạm thu phí trên các quốc lộ. Trong đó, các trạm thu phí để hoàn vốn đầu tư cho đường cao tốc, bổ sung vốn điều lệ cho Cửu Long CIPM; các trạm thu phí hoàn vốn cho các dự án BOT, trạm chuyển giao quyền thu phí và trạm thu để trả nợ vay vốn đầu tư và thu phí hoàn vốn vẫn sẽ tiếp tục hoạt động thu phí đến hết thời hạn hợp đồng mới bị xoá. Điều này đồng nghĩa với việc, các phương tiện khi lưu thông qua các tuyến đường có các trạm thu phí hoàn vốn đầu tư đang hoạt động vẫn phải nộp phí đường dù đã nộp phỉ bảo trì đường bộ.
Mức thu phí bảo trì đường bộ được áp dụng với xe mô tô.
Trước giờ "G" khi gần 40 triệu phương tiện sẽ phải nộp phí bảo trì đường bộ, vấn đề người dân quan tâm là việc sử dụng, quản lí và giám sát thu chi của Quỹ Bảo trì đường bộ. Theo Thông tư hướng dẫn về phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện do Bộ Tài chính vừa ban hành, đối với phí thu từ xe ô tô, đơn vị tổ chức thu phí sử dụng đường bộ được trích để lại 1% số tiền phí sử dụng đường bộ thực thu để trang trải chi phí tổ chức thu theo quy định. Các đơn vị đăng kiểm (đơn vị thu phí) trích chuyển về Cục Đăng kiểm Việt Nam 3% số tiền phí được để lại, để phục vụ công tác quản lý thu, nộp phí sử dụng đường bộ của hệ thống cơ quan đăng kiểm trên toàn quốc.
Đối với phí thu từ xe mô tô, các phường, thị trấn được để lại tối đa không quá 10% số phí sử dụng đường bộ thu được; các xã được để lại tối đa không quá 20% số phí thu được để trang trải chi phí tổ chức thu theo quy định. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể tỷ lệ để lại đối với các địa bàn của địa phương cho phù hợp với thực tế.
Số tiền còn lại cơ quan thu phí phải nộp (hàng tuần) vào tài khoản của Quỹ bảo trì địa phương mở tại Kho bạc nhà nước. Trường hợp địa phương chưa lập Quỹ bảo trì địa phương thì nộp vào ngân sách địa phương và sử dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chế độ quản lý, thanh quyết toán Quỹ bảo trì đường bộ.
Tuy nhiên, việc thu phí bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện vẫn còn khiến nhiều người băn khoăn bởi việc thu phí theo đầu phương tiện khó có thể công bằng do các phương tiện lưu thông trên đường nhiều ít khác nhau, thậm chí có phương tiện hỏng hóc nằm "đắp chiếu" vẫn phải nộp phí bảo trì đường bộ. Cùng với đó, nhiều lãnh đạo chính quyền địa phương cấp xã, phường cho rằng việc bị "đẩy ra" thu phí bảo trì đường bộ là rất khó khăn bởi sẽ cần thêm nhiều nhân lực để thực hiện. Quan trọng hơn, việc thu phí ngoài dựa vào tinh thần tự giác của người dân thì chưa có chế tài nào có thể áp dụng hợp lý với những trường hợp không đóng phí.
Theo Dantri
Doanh nghiệp than khó khi nộp phí bảo trì đường bộ Đáp lại kiến nghị của các hiệp hội vận tải về xem lại mức phí với xe rơ moóc, lùi thời gian thu, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường khẳng định "việc lùi thời hạn đã thực hiện, bây giờ phải chấp hành". Tại hội nghị triển khai quỹ bảo trì đường bộ ngày 17/12, ông Bùi Danh Liên,...