“Ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất đe dọa an toàn, an ninh hàng không”
“Quy hoạch cảng hàng không so với kinh tế lạc hậu, dự báo không chính xác dẫn đến quá tải và phải điều chỉnh quy hoạch. Nhiều cảng hàng không đã quá tải, đặc biệt là cảng hàng không Tân Sơn Nhất ùn tắc cả trên không và dưới mặt đất và đường thoát ra bên ngoài, đe dọa an toàn an ninh hàng không”.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2017 ngành giao thông vận tải (GTVT), sáng 10/1 tại Hà Nội.
Quy hoạch hàng không lạc hậu, dự báo thiếu chính xác!
Theo Bộ GTVT, năm 2016, các cơ quan chức năng của Bộ đã phối hợp với các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TPHCM, thực hiện các giải pháp và giải quyết nhiều vấn đề. Tuy nhiên, nói về tình trạng ùn tắc giao thông, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đặc biệt nhấn mạnh tới vấn đề của khu vực sân bay Tân Sơn Nhất – TPHCM, tình hình ùn tắc đang đe dọa an toàn an ninh hàng không.
Hình ảnh máy bay xếp hàng cất-hạ cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất – TPHCM diễn ra hàng ngày
“Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông được tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch thực hiện đầu tư nhưng còn bất cập. Quy hoạch cảng hàng không so với kinh tế lạc hậu, dự báo không chính xác dẫn đến quá tải và phải điều chỉnh quy hoạch. Nhiều cảng hàng không đã quá tải, đặc biệt là cảng hàng không Tân Sơn Nhất ùn tắc cả trên không và dưới mặt đất và đường thoát ra bên ngoài” – Phó Thủ tướng nêu vấn đề.
Riêng với sân bay Tân Sơn Nhất, Phó Thủ tướng yêu cầu ngày 15/1 tới đây phải báo cáo Chính phủ quy hoạch mở rộng nâng cấp cảng hàng không sân bay, phải làm thêm 1 đường lăn, 2 nhà ga và sắp xếp lại khu vực các nhà ga đó, tăng hệ thống bến đỗ, đầu tư hệ thống giao thông kết nối bên ngoài chủ yếu dùng vốn xã hội chủ yếu. Sau đó có kế hoạch để đầu tư xác định rõ các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn nào (vốn Nhà nước và xã hội hóa) để năm 2018 xong và đưa vào khai thác sử dụng, đảm bảo an ninh an toàn hàng không.
Phó Thủ tướng cho rằng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đặc biệt là giao thông quan trọng, vì vậy lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương hoàn thành quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch các cảng hàng không. Cùng đó, Bộ GTVT cần đẩy nhanh tiến độ lập báo cáo khả thi sân bay quốc tế Long Thành để sau 2020 đầu tư và năm 2025 đưa vào sử dụng.
Video đang HOT
Giảm dân số dịch chuyển vào trung tâm
Với giao thông đô thị, Bộ GTVT cho biết, năm 2016 tại Hà Nội nhiều công trình giao thông đã hoàn thành và đưa vào khai thác, vận hành các tuyến xe buýt, xe buýt nhanh, xe kết nối trung tâm Hà Nội với sân bay Nội Bài, điều chỉnh một số tuyến vận tải hành khách, không để xe chạy xuyên qua trung tâm thành phố. Ở TPHCM, đã thực hiện giải pháp tổ chức giao thông kết nối vào Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất để hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông, giải quyết thoát nước chống úng ngập sân bay…
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đưa ra quan điểm về việc càng đầu tư hạ tầng tập trung vào một khu vực thì càng ách tắc nhiều, bởi phương tiện cá nhân tăng lên mà hạ tầng giao thông không đảm bảo. Khi xe cá nhân như ô tô gia tăng mà kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, đầy đủ và xu hướng dịch chuyển dân số ngoại ô vào trung tâm tạo ra áp lực vô cùng lớn. Đây là bài toán nan giải trước mắt và lâu dài cần phải tháo gỡ.
“Ùn tắc giao thông diễn ra ngày càng trầm trọng tại Hà Nội và TPHCM. Muốn giải quyết triệt để ùn tắc giao thông thì cần giảm dân số dịch chuyển vào trung tâm, phát triển các khu đô thị vệ tinh xung quanh trung tâm nhưng có dịch vụ đầy đủ để thu hút người dân đến ở, tìm kiếm việc làm và ổn định cuộc sống” – Phó Thủ tướng nhận định.
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, khả năng vốn đầu tư ngày càng khó khăn đặc biệt là nguồn vốn ngân sách, Nhà nước. Nguồn vốn đầu tư giao thông rất khó khăn huy động nên phải huy động nguồn vốn xã hội, đây là vấn đề hết sức khó khăn của ngành GTVT.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Máy bay chở đội bóng rơi: Sống sót nhờ tư thế đặc biệt
Một trong 6 người sống sót trong vụ máy bay rơi ở Colombia kể lại khoảnh khắc cuối cùng trước khi thảm kịch xảy ra.
Erwin Tumiri sống sót trong vụ máy bay rơi nhờ tư thế đặc biệt.
Theo Daily Mail, Erwin Tumiri là một trong số thành viên phi hành đoàn trên máy bay mang số hiệu CP-2933. Máy bay lao xuống đất do hết nhiên liệu và gặp phải sự cố về hệ thống điện.
Tumiri nói anh may mắn sống sót qua thảm kịch hàng không vì tuân theo quy trình an toàn. Các hành khách hoảng sợ, rời khỏi chỗ ngồi và la hét khi máy bay bắt đầu lao xuống sườn núi, người đàn ông chia sẻ.
Tư thế bào thai theo quy tắc an toàn trong trường hợp khẩn cấp.
"Tôi đặt túi ở giữa hai chân để tạo thành tư thế bào thai được khuyến cáo khi tai nạn xảy ra", Tumiri nói với những nhân viên cứu hộ. Timiri cúi đầu, gập lưng, để phần thân trên áp vào chân giống như thai nhi trong bụng mẹ. Tư thế này được cho là có thể giảm thiểu chấn thương ở ngực.
Một người sống sót khác, Ximena Suarez kể lại rằng hệ thống điện đột ngột tắt khi máy bay bắt đầu rơi. "Tôi không còn nhớ gì sau đó nữa".
Tiếp viên Ximena Suarez là thành viên phi hành đoàn thứ 2 sống sót trong vụ máy bay rơi.
Trong khi Brazil trải qua 3 ngày quốc tang, cơ quan hàng không dân dụng Colombia công bố danh tính 3 cầu thủ bóng đá sóng sót.
Alan Ruschel (27 tuổi), Helio Neto (31 tuổi) và Jackson Follmann (24 tuổi) bị thương nặng nhưng đã qua cơn nguy kịch. Khi được đưa ra khỏi hiện trường vụ tai nạn, Alan Ruschel hỏi nhân viên cứu hộ: "Gia đình tôi đâu, bạn bè tôi, họ ở đâu?".
Neto bị chấn thương ở đầu, ngực và phổi cũng như vết rách lớn ở đầu gối. Follmann phải cắt bỏ chân phải, theo phát ngôn viên đội bóng Brazil.
Trong số 77 người có mặt trên máy bay, các nhân viên cứu hộ chỉ tìm thấy 6 người sống sót.
Thủ môn Marcos Danilo Padilha (31 tuổi) qua đời khi đang trên đường đến bệnh viện sau vụ rơi máy bay.
Máy bay số hiệu CP2933 chở 9 thành viên tổ bay và 68 hành khách, trong đó có câu lạc bộ bóng đá Brazil Chapecoense. Máy bay cất cánh từ Santa Cruz, Bolivia trải qua hành trình đến gần Medellin, Colombia thì gặp nạn khiến 71 người thiệt mạng. 6 người sống sót bao gồm 3 cầu thủ, 2 thành viên phi hành đoàn và một phóng viên.
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail (Dân Việt)
Máy bay rơi ở Colombia vì... hết xăng? Trong lúc giới chức an ninh hàng không bắt đầu cuộc điều tra về nguyên nhân gặp nạn của chuyến bay số 2933 của hãng hàng không Lamia (Bolivia) gần thành phố Medellin, Colombia, địa điểm mà chiếc máy bay này rơi hiện đang trở thành tâm điểm tranh luận nhằm tìm hiểu nguyên nhân nó gặp nạn. Vụ tai nạn hàng không...