Ukraine yêu cầu OSCE họp khẩn về hoạt động quân sự của Nga
Kiev tuyên bố Moskva không giải thích được “hoạt động quân sự bất thường” của mình ở sát biên giới nước này.
Lực lượng Nga triển khai tại Yelsk (Belarus) bao gồm cả tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander trong ảnh vệ tinh của Maxar.
Theo đài RT (Nga), Ukraine ngày 13/2 (theo giờ địa phương) đã yêu cầu một cuộc họp của các thành viên Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu ( OSCE). Bộ trưởng Ngoại giao nước này Dmitry Kuleba cáo buộc Moskva không trả lời điều tra của Kiev về các hoạt động quân sự của Nga gần biên giới chung giữa hai nước.
Trong yêu cầu trên, ông Kuleba trích dẫn Văn kiện Vienna – là một loạt thỏa thuận về các biện pháp xây dựng an ninh giữa các nước châu Âu được thông qua vào năm 1990, và sau đó được cập nhật.
“Nga đã không đáp ứng yêu cầu của chúng tôi theo Văn kiện Vienna. Do đó, chúng tôi thực hiện bước tiếp theo “, ông Kuleba cho biết trên Twitter. “Chúng tôi yêu cầu một cuộc họp với Nga và tất cả các quốc gia tham gia [OSCE] trong vòng 48 giờ để thảo luận về việc củng cố và tái triển khai dọc biên giới của chúng tôi và ở Crimea”.
Giao thức được trích dẫn là một thỏa thuận khung nhằm xây dựng lòng tin và an ninh, đã được các thành viên của OSCE nhất. Lần lặp lại mới nhất của tài liệu đã được ký lại vào năm 2011.
Video đang HOT
Ông Kuleba nhấn mạnh: “Nếu Nga thực sự nghiêm túc khi nói về tính không thể chia cắt của an ninh trong không gian OSCE, thì nước này phải thực hiện cam kết về sự minh bạch của quân đội để giảm leo thang căng thẳng và tăng cường an ninh cho tất cả [các bên]“.
Trước đó, hôm 11/2 Ukraine đã viện dẫn Điều 3 của Văn kiện Vienna, thúc giục Moskva giải thích trong vòng 48 giờ về “hoạt động quân sự bất thường” của họ gần biên giới hai nước. Theo thỏa thuận Vienna, “Nga cần đưa ra lời giải thích chi tiết về mục tiêu, vị trí chính xác và ngày hoàn thành các hoạt động quân sự của mình”, nhà ngoại giao hàng đầu của Ukraine chỉ ra vào thời điểm đó.
Trong khi Bộ Ngoại giao Nga chưa đưa ra bất kỳ phản ứng công khai nào về yêu cầu của Ukraine, các nguồn tin ngoại giao nói với truyền thông địa phương rằng cuộc điều tra của Kiev được cho là không đủ cơ sở.
Một nguồn tin nói với RIA Novosti hôm 11/2: “Chúng tôi không coi điều đó là hợp lý, vì hoạt động này không có gì bất thường và không cung cấp cơ sở để khởi động cơ chế giảm thiểu mối đe dọa quân sự theo Văn kiện Vienna 2011″.
Nguồn tin cho biết thêm, cuộc điều tra của Ukraine giống như một sự đánh lạc hướng để chuyển sự chú ý khỏi “hoạt động quân sự bất thường” của Kiev và các cuộc tấn công hàng ngày nhằm vào lực lượng của các nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk ở miền đông Ukraine. Tuy vậy, các nhà ngoại giao Nga dự kiến sẽ trả lời cuộc điều tra của Ukraine trong những ngày tới,
Quân đội Ukraine diễn tập quân sự ở Chernobyl trong bối cảnh Nga điều động hàng chục ngàn quân áp sát biên giới. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, tại thực địa, các quan sát viên OSCE có nhiệm vụ giám sát tình hình ở miền Đông Ukraine ngày 13/2 đã bắt đầu rút khỏi thành phố Donetsk. Phóng viên Reuters cho biết các quan sát viên OSCE tại đây đã rời trụ sở của phái bộ và lên tàu hỏa đến Kiev.
Tuyên bố của OSCE trước đó cũng cho biết “một vài quốc gia” đã yêu cầu các công dân làm việc tại phái bộ này rời Ukraine trong vài ngày tới. Dù không cho biết đó là những quốc gia nào, song OSCE khẳng định phái bộ vẫn sẽ tiếp tục công việc của mình.
Phái bộ giám sát đặc biệt ở Ukraine của OSCE đã được triển khai ở khu vực miền Đông Ukraine từ năm 2014. Hãng tin Reuters dẫn hai nguồn tin thân cận cho biết Mỹ đã quyết định rút nhân viên khỏi Urkaine, trong khi Anh đã bố trí lại các quan sát viên của mình. Cố vấn Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak đã từ chối bình luận về vấn đề mà theo ông là chuyện của OSCE. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ ngoại giao Nga chỉ trích động thái của Mỹ là hành động “tâm lí chiến”.
Sẽ là thảm họa khi dầu mỏ của Nga không sang được châu Âu
Khủng hoảng Nga-Ukraine gửi cảnh báo cao độ tới thị trường năng lượng về khả năng đứt gãy nguồn cung năng lượng của Nga sang châu Âu.
Nga là nhà cung cấp dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu thô hàng đầu cho châu Âu. Ảnh: EPA
Các cuộc thảo luận, thông tin trên truyền thông vừa qua dường như mới chỉ tập trung vào khía cạnh dòng khí đốt của Nga sang châu Âu có khả năng bị đứt gãy. Nhưng xuất khẩu dầu thô cùng các sản phẩm dầu từ khu vực phía Tây của Nga sang châu Âu giảm mạnh cũng gây ra hệ quả khốc liệt về nguồn cung năng lượng cho châu Âu - khu vực vốn đang phải đối mặt với khủng hoảng khí đốt và giá điện.
Nhưng giới phân tích nhận định đứt gãy lớn về xuất khẩu dầu khí từ Nga sang châu Âu là điều ít có khả năng xảy ra ở thời điểm hiện tại. Bởi kịch bản này sẽ tạo ra thiệt hại thảm khốc cho cả hai bên. Bất kỳ lệnh trừng phạt mạnh tay nào nhằm vào xuất khẩu dầu của Nga sang châu Âu sẽ khiến nhiều nước tại châu lục mất đi một nhà cung ứng dầu mỏ lớn nhất, ở chính thời điểm nhiều nước đang phải vật lộn xử lý vấn nạn giá năng lượng, điện năng tăng cao, cùng với mức lạm phát lớn.
Gần 50% dầu thô xuất khẩu của Nga có điểm đến là châu Âu và tạo ra mức đóng góp lớn vào tổng thu ngân sách của Nga. Nga là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới sau Saudi Arabia, với sản lượng xuất khẩu đạt mức 5 triệu thùng/ngày. Theo số liệu của Cục Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), trong năm 48% xuất khẩu dầu thô của Nga trong năm 2020 là sang châu Âu, với các nhà nhập khẩu hàng đầu là Đức, Hà Lan, Ba Lan.
Khủng hoảng Nga-phương Tây trong vấn đề Ukraine một lần nữa làm nổi bật mức độ phụ thuộc lớn của châu Âu trước Nga trong cung ứng năng lượng. Mấu chốt nằm ở chỗ không dễ để châu Âu tìm kiếm nhà cung ứng thay thế tức thời, dù Mỹ và một số đối tác đưa ra cam kế sẽ hỗ trợ châu Âu về nguồn cung khí hóa lỏng trong trường hợp khủng hoảng Ukraine leo thang. Ngay cả trong năm 2021, Nga vẫn giữ vị thế là nhà cung ứng số một về khí đốt, dầu thô và sản phẩm xăng dầu sang châu Âu.
Châu Âu là thị trường chủ chốt của Nga về xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt và cũng là khu vực tạo ra nguồn thu ngân sách chủ yếu cho Moskva. Theo EIA, doanh thu từ xuất khẩu mặt hàng năng lượng chiếm 43% tổng ngân sách của chính phủ Nga trong giai đoạn từ 2011-2020. Xuất khẩu dầu chiếm tới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu và 30% giá trị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga. Khả năng Nga chủ đích cắt giảm xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt sang châu Âu là không cao, bởi điều này khiến Moskva chịu thiệt hại lớn về tài chính.
Mức độ phụ thuộc lẫn nhau quá lớn giữa Nga và châu Âu về dầu mỏ, khí đốt cho thấy leo thang khủng hoảng Ukraine đi kèm kịch bản nguồn cung năng lượng của Nga cho châu Âu bị đứt gãy mạnh sẽ khiến cả hai bên đều phải gánh chịu mức giá rất đắt. Chính vị vậy mà giới phân tích cho rằng việc "khóa van" dầu mỏ, khí đốt của Nga sang châu Âu là điều khó có thể diễn ra, ít nhất là ở thời điểm hiện nay.
Bất chấp các nỗ lực chuyển đổi cán cân năng lượng, thế giới hiện vẫn phụ thuộc lớn vào nhiên liệu hóa thạch về trung hạn. Trong bối cảnh nguồn cung dầu mỏ bị giới hạn, việc xử lý cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine mà không gây ra áp lực đối với các thị trường hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là dầu thô và khí đốt, sẽ là thách thức lớn đối với Nga và phương Tây.
Các hãng hàng không lên kế hoạch dừng bay tới Kiev do căng thẳng Nga-Ukraine Hãng hàng không KLM của Hà Lan đã dừng mọi chuyến bay tới Kiev, khẳng định sẽ không bay qua không phận Ukraine. Quyết định của KLM được đưa ra dựa trên hướng dẫn mới nhất của chính phủ Hà Lan, khuyến cáo người dân không tới Ukraine. Ảnh: Bloomberg Đây là hãng hàng không lớn đầu tiên trên thế giới tuyên bố...