Ukraine xác nhận Nga rút quân khỏi biên giới
Ukraine cho biết quân đội Nga đã rời khỏi biên giới 2 nước chỉ vài ngày trước khi cuộc bầu cử tổng thống Ukraine diễn ra, AFP đưa tin ngày 21.5.
Những người đàn ông vũ trang ngồi trên một chiếc xe bọc thép có gắn quốc kỳ Nga tại thành phố Slaviansk, miền đông nước Nga – Ảnh: Reuters
Lực lượng biên phòng Ukraine hôm 20.5 thông báo hiện đã không còn thấy 40.000 binh sĩ Nga (con số do phía Ukraine ước tính) trong phạm vi cách biên giới Ukraine khoảng 10 km.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deshchytsia, vốn đang đi thăm Đức, sau đó nói rằng ông không thể xác nhận đây có phải là một cuộc rút quân hoàn toàn hay không.
“Tôi hi vọng tuyên bố binh sĩ Nga sẽ rút khỏi vùng biên giới với Ukraine của các chính khách Nga sẽ không chỉ là tuyên bố mà thôi”, ông Deshchytsia nói.
Video đang HOT
Mỹ và NATO đã gửi quân đến Ba Lan và 3 nước vùng Baltic để trấn an các đồng minh này, vốn đang lo sợ trước tình hình khủng hoảng tại Ukraine.
Vào hôm 19.5, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen phát biểu rằng một sự lui quân thực sự của Nga sẽ là “một đóng góp quan trọng cho việc làm giảm căng thẳng”.
Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, có khoảng 130 người chết kể từ sau khi 2 vùng miền đông sát biên giới với Nga của Ukraine là Donetsk và Lugansk bùng phát làn sóng bạo động phản đối chính quyền lâm thời tại Kiev.
Cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc cho biết 10.000 người khác đã bị mất nhà ở.
Theo TNO
Trung Quốc ngầm cảnh cáo các nước châu Á về liên minh quân sự
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 21.5 đã ngầm cảnh cáo các nước châu Á đang củng cố các liên minh quân sự đối phó với Bắc Kinh, nói rằng điều này sẽ không có lợi cho an ninh khu vực.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị cấp cao lần thứ 4 về tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) ở Thượng Hải - Ảnh: Reuters
"Tăng cường liên minh quân sự để nhằm vào một quốc gia thứ ba là điều không có lợi cho việc duy trì an ninh bình thường trong khu vực", Reuters dẫn lời ông Tập cho biết.
Chủ tịch Trung Quốc đưa ra phát biểu nói trên trước lãnh đạo các nước châu Á khác, như Phó Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Thị Doan, đại diện ngoại giao của Nhật Bản, Philippines và của hơn 40 quốc gia và tổ chức, vốn đang tham dự Hội nghị cấp cao lần thứ 4 về tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) ở Thượng Hải.
Tuy nhiên, ông Tập không đề cập đến Mỹ, theo Reuters.
Ngoài ra, chủ tịch Trung Quốc cũng cam kết sẽ giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng tại biển Đông và biển Hoa Đông một cách hòa bình.
"Trung Quốc đang giữ đúng cam kết tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi hàng hải với nước khác", ông Tập nói.
Từ đầu tháng 5, Trung Quốc đã ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương - 981 vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bất chấp sự chỉ trích của nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngay trong lúc chủ tịch Trung Quốc đưa ra phát biểu về cam kết tìm kiếm giải pháp hòa bình cho tranh chấp với các nước láng giềng, hiện vẫn có hàng trăm tàu chiến và tàu tuần duyên Trung Quốc đi lại ngay trong vùng biển Việt Nam để bảo vệ cho hoạt động trái phép của giàn khoan Hải Dương - 981 và liên tục có những hành động hung hăng ngăn cản lực lượng chấp pháp Việt Nam .
Đài truyền hình nhà nước CCTV (Trung Quốc) đã cho truyền hình trực tiếp cảnh các nguyên thủ đến dự CICA, nhưng đã cắt bỏ đoạn ông Tập bắt tay với đại diện Việt Nam, Philippines và Nhật Bản.
Theo TNO
Hãng dầu khí Philippines chuẩn bị khoan thăm dò ngay tại vùng tranh chấp với Trung Quốc Một công ty con của tập đoàn dầu khí Philex Petroleum (Philippines) đang lên kế hoạch khoan thêm 2 giếng khai thác dầu khí tại khu vực đang có tranh chấp với Trung Quốc ở biển Đông bất chấp công ty này vẫn chưa tìm ra đối tác. Một nhóm quan chức hải quân và nghị sĩ quốc hội Philippines chèo thuyền ra...