Ukraine vi phạm nhân quyền, dùng hỏa lực quá mức cần thiết ở miền Đông
Lực lượng bán quân sự Ukraine thuộc tiểu đoàn Aydar, Dnepr-1, Kiev-1 và Kiev-2 còn bắt cóc, giết người, tống tiền, tùy tiện bắt giam người.
Lực lượng bán quân sự dưới sự kiểm soát của quân đội Ukraine tiếp tục vi phạm luật nhân đạo quốc tế, thông tấn RIA Novosti ngày 8/10 dẫn báo cáo của Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền cho biết.
Đây là báo cáo thứ sáu của Liên Hợp Quốc về tình hình Ukraine trong khoảng thời gian từ 18/8 đến 16/9 được ban hành.
Đây là báo cáo thứ sáu của Liên Hợp Quốc về tình hình Ukraine trong khoảng thời gian từ 18/8 đến 16/9 được ban hành.
Báo cáo mới nhất cho biết, lực lượng bán quân sự của chính quyền Ukraine vẫn tiếp tục vi phạm luật nhân đạo quốc tế, trong đó có các nguyên tắc về quân sự.
Video đang HOT
Báo cáo trích dẫn lời khai của một số người bị các tiểu đoàn vũ trang nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Ukraine bắt giữ và cầm tù cho biết họ đã bị ngược đãi, tra tấn, đánh đập, từ chối cung cấp chăm sóc y tế và thực phẩm.
Từ giữa tháng 4 đến 25/8, lực lượng này đã bắt giam khoảng 1000 người và đến thời điểm báo cáo được ban hành, còn 52 người vẫn chưa được trả tự do.
Lực lượng bán quân sự Ukraine thuộc tiểu đoàn Aydar, Dnepr-1, Kiev-1 và Kiev-2 còn bắt cóc, giết người, tống tiền, tùy tiện bắt giam người. Báo cáo kêu gọi các nhà chức trách Ukraine kiểm soát tốt hơn lực lượng vũ trang này của mình.
Ngoài ra, tài liệu đề cập tới thêm một số chi tiết về các sự kiện ở Ukraine như sau khi lệnh ngừng bắn ngày 5/9 được ký kết, phạm vi và cường độ của các hoạt động quân sự giảm mạnh nhưng dân thường ở nhiều khu vực vẫn tiếp tục là mục tiêu của các cuộc pháo kích và ném bom.
Báo cáo nhấn mạnh rằng quân đội Ukraine đã ném bom hạng nặng xuống cả những khu phố đông dân cư và dùng hỏa lực mạnh quá mức cần thiết trong một số khu vực.
Ngoài ra, lượng lính đánh thuê nước ngoài, bao gồm cả người Nga, đang gia tăng trong hàng ngũ lực lượng ly khai ở Donetsk và Luhansk, trong khi người dân đến tuổi nhập ngũ ở Ukraine đã biểu tình từ chối gia nhập quân đội.
Theo Giáo Dục
Bộ trưởng tư pháp Mỹ từ chức
Bộ trưởng tư pháp Mỹ Eric Holder ngày 25/9 đã tuyên bố từ chức sau một cuộc gặp gỡ đầy cảm xúc và nhận những lời tri ân sâu sắc từ Tổng thống Obama.
Ông Eric Holder đã tuyên bố từ chức
Ông Holder là người Mỹ gốc Phi đầu tiên được trao trọng trách lãnh đạo lực lượng thực thi pháp luật Mỹ, và được những người ủng hộ xem như người đi đầu về bảo vệ nhân quyền. Tuy nhiên ông lại bị phe Cộng hòa chỉ trích là nặng lý tưởng, thiếu thực tế.
Ông Holder đã phải lau nước mắt trong một buổi lễ tại Nhà Trắng, nơi ông được Tổng thống Obama ca ngợi như một biểu tượng của công lý.
Sự ra đi của ông Holder sẽ mở màn cho một cuộc chiến khó lường để tìm người kế nhiệm, trong bối cảnh Thượng viện bị chia rẽ, bởi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ diễn ra trong 6 tuần tới, và phe Cộng hòa luôn tìm cách lật đổ sự kiểm soát của phe Dân chủ.
Ông Obama tỏ ra thông cảm với những sự hy sinh mà gia đình ông Holder phải chấp nhận khi ông đảm trách một trong những công việc khó khăn nhất trong chính phủ.
"Ông ấy tin tưởng, cũng như tôi đang tin tưởng, rằng công lý không phải là một lý thuyết mơ hồ, đó là một tiêu chuẩn đang tồn tại và đầy sức sống", Tổng thống Mỹ nói. Ông Obama cũng khen ngợi di sản của ông Holder trong cuộc chiến chống tham nhũng, các tội danh bạo lực, xét xử các vụ khủng bố và cải thiện nhân quyền, bảo vệ các thị trường tài chính.
Ông Holder chỉ là một trong số ba thành viên chính phủ vẫn còn tại vị sau khi được bổ nhiệm từ nhiệm kỳ đầu tiên của Ôbama.
"Chúng tôi là những đồng nghiệp tốt, nhưng mối liên hệ giữa chúng tôi còn sâu sắc hơn vậy rất nhiều" ông Holder chia sẻ về tình bạn với ông Obama. "Cả những lúc thuận lợi cũng như khó khăn, cả những vấn đề cá nhân cũng như công việc, ông luôn có mặt bên tôi".
Cho đến nay, ngoài ông Holder mới chỉ có 3 Bộ trường tư pháp Mỹ tại vị lâu hơn. Những dấu ấn lớn ông Holder để lại chủ yếu trong lĩnh vực nhân quyền, bao gồm việc trao những quyền và lợi ích lớn hơn cho các cặp hôn nhân đồng tính. Ngoài ra ông cũng là người giúp giảm án phạt tù đối với những người phạm tội liên quan tới ma túy.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
LHQ: trung bình có 6.000 người chết/tháng tại Syria Báo cáo ngày 22-8 của Liên hiệp quốc (LHQ) cho biết trung bình mỗi tháng có 6.000 người chết tại Syria. Gần 200.000 người chết trong cuộc xung đột tại Syria. Ảnh: Reuters Cao ủy Nhân quyền LHQ, bà Navi Pillay, nói số người chết được ghi nhận từ tháng 3-2001 đến tháng 4-2014 là 191.369 người, gần gấp đôi con số công...