Ukraine vận chuyển bằng tàu hỏa đến Crimea vì chuyện an ninh
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt tới Crimea của Ukraine đã bị ngừng vì lý do an ninh.
Theo đó, tổng công ty đường sắt này cho hay, các chuyến tàu thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa của họ sẽ ngừng tới Crimea bắt đầu từ ngày 26/12. Trong khi đó, những chuyến tàu chở hành khách sẽ dần dần giảm trong cuối tuần này hoặc sang ngày 29/12. Họ không nói việc ngừng dịch vụ vận chuyển hàng hóa sẽ kéo dài trong bao lâu hay các nguyên do khiến họ lo ngại là gì.
Một ga tàu ở Kherson.
“Để đảm bảo an toàn cho các hành khách, tổng công ty sẽ ngừng các tuyến tàu có lộ trình tới Crimea ở các ga tại Novooleksiyvka và Kherson (hai thị trấn trên đất liền Ukraine gần Crimea)”, trích thông báo của công ty này.
Vụ sáp nhập Crimea và Nga hồi tháng 3 năm nay đã đẩy quan hệ giữa Moscow và phương Tây xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lanh. Đáng lưu ý, sau sự kiện trên, những người đòi ly khai ở miền đông Ukraine vùng lên đấu tranh. Cho tới này,cuộc xung đột ở Donbass vẫn chưa hạ hồi.
Video đang HOT
Mặc dù nằm dưới quyền kiểm soát của Nga, nhưng con đường nối duy nhất của bán đảo này là nối với Ukraine và nó vẫn đang phụ thuộc vào vùng đất liền Ukraine khá nhiều, bao gồm điện và nước.
Theo_Kiến Thức
Có đường bộ cao tốc, lo "sốt vó" tuyến tàu Hà Nội - Lào Cai
Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai là nguyên nhân chính khiến sức mua và doanh thu trên tuyến tàu Hà Nội - Lào Cai giảm mạnh. Theo lời của lãnh đạo ngành đường sắt thì "chiều đi còn đỡ, chứ chiều về thì tàu luôn... rỗng khách".
Tuyến tàu Hà Nội - Lào Cai vốn nằm trong danh sách VIP của ngành đường sắt. Với hành trình từ thủ đô Hà Nội đến điểm du lịch đẹp nhất khu vực miền núi phía Bắc, khách có nhu cầu đi tàu Hà Nội - Lào Cai phải nhanh chân mới có được vé, thậm chí vé tàu ngồi cứng cũng không mấy khi còn. Bởi thế, mỗi chuyến tàu ngược lên Tây Bắc của ngành đường sắt luôn đầy ắp những niềm vui đối với nhà tàu.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, khách đi tàu Hà Nội - Lào Cai giảm tới 50%, kể từ khi tuyến đường ô tô cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đưa vào khai thác (tháng 9/2014) đường bộ cao tốc với lợi thế về thời gian và sự an toàn đã thu hút lượng hành khách sử dụng phương tiện bằng ô tô đi từ Hà Nội lên Lào Cai rất lớn. Tình hình này đang khiến nhà tàu lo "sốt vót" và phải đau đầu tìm cách giải quyết.
Trong khi đó, đại diện đơn vị khai thác tuyến tàu Hà Nội - Lào Cai là ông Nguyễn Văn Bính - Phó Tổng Giám đốc Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội - thông tin, khách đi tàu Hà Nội - Lào Cai giảm từ 15-20%.
Ngành đường sắt đang thực hiện các giải pháp để thu hút khách về tuyến Hà Nội - Lào Cai
"Hiện nay mức độ chiếm chỗ của tàu Hà Nội - Lào Cai vẫn đạt từ 65-70%, những ngày cuối tuần vẫn hết vé chiều đi nhưng tàu chạy rỗng chiều về, lí do là chiều về hành khách lựa chọn đi đường bộ cao tốc để trải nghiệm. Thực tế, trên tuyến này có 2 đặc điểm là hành khách có 2 lựa chọn là đường bộ cao tốc và đường sắt, đặc điểm thứ 2 là khách đi đường sắt nhưng về đường bộ cao tốc để trải nghiệm" - ông Bính cho hay.
Để cạnh tranh với đường bộ trên tuyến Hà Nội - Lào Cai, đặc biệt là trong mùa thấp điểm như hiện nay, ngành đường sắt vừa quyết định giảm giá vé tàu tới 25%. Theo đó, ngành đường sắt giảm giá đồng loạt các hạng ghế và giá vé, từ hạng vé cao cấp đến thấp cấp.
Câu hỏi đặt ra là phải chăng ngành đường sắt chấp nhận lỗ để lao vào "thương trường"? Lý giải việc này, ông Nguyễn Văn Bính cho biết: Giảm giá vé tàu Hà Nội - Lào Cai không có nguy cơ lỗ, nhưng hạch toán tuyến này khó khăn bởi nó cạnh tranh với cả vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa.
"Nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ Lào Cai rất lớn, mỗi năm 1,7 triệu tấn quặng apatit. Nếu giảm khách mà có hàng thì vẫn ổn, khách ít thì cắt bớt tàu khách để tăng tàu chở hàng" - ông Bính cho hay.
Cũng theo ông Bính, hiện nay hạ tầng đường sắt Hà Nội - Lào Cai đang được nâng cấp sửa chữa, dự kiến đến hết quý I/2015 sẽ hoàn thành, ngành đường sắt kỳ vọng thời gian chạy tàu sẽ giảm từ 7-8 tiếng hiện nay giảm xuống còn 5,5 tiếng.
Rõ ràng, nếu để lựa chọn đi ô tô hay đi tàu hỏa lên Lào Cai thì chắc chắn rất nhiều người sẽ chọn đi ô tô. Lí do là họ chỉ mất 4 tiếng để hành trình trên đường bộ cao tốc dài 245km, còn nếu đi đường sắt sẽ mất tới 8 tiếng (chưa tính muộn giờ); Hành khách được tự do xuất phát và chạy xe bon bon trên cao tốc đường bộ rộng thênh thang, vừa được ngắm cảnh thiên nhiên Tây Bắc tuyệt đẹp vừa được trải nghiệm trên tuyến cao tốc hiện đại nhất Việt Nam, còn những chuyến tàu từ Hà Nội vẫn phải ì ạch chờ đến giờ mới khởi hành trong không gian di chuyển hạn hẹp...
Ngành đường sắt đang mất thế "độc quyền" vận chuyển trên tuyến Hà Nội - Lào Cai khi cao tốc đường bộ được khai thác. Và với những lợi thế của đường bộ cao tốc hiện nay, ngành đường sắt sẽ còn "sốt vó" nếu không có những giải pháp cấp bách, hợp lý về kinh tế và tốt hơn về hạ tầng để thu hút hành khách đi tàu.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Xe máy chở hàng thế nào thì bị phạt do cồng kềnh? Hỏi: Thứ 7 vừa qua, khi đi mua cái đệm ngủ dài 1,5m, tôi đã chằng buộc cẩn thận sau xe máy, khi đang lưu thông trên đường thì bị CSGT ra hiệu lệnh dừng xe, kiểm tra giấy tờ xe và lập biên bản về lỗi chở hàng cồng kềnh. Xin hỏi, việc xử phạt của CSGT như thế có đúng không?...