Ukraine tuyên bố sẽ gia nhập NATO
Ngày 11.11, gazeta.ru cho biết, trả lời phỏng vấn Hãng truyền thông quốc tế Đức Deutsche Welle, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã tuyên bố rằng nước này sẽ gia nhập NATO.
Tổng thống Ukraine, Petro Poroshenko trên một chiếc tiêm kích Su-27 ngày 14.10. Ngày 11.11 ông Poroshenko tuyên bố rằng quốc gia này sẽ gia nhập NATO – Ảnh: Reuters
Theo lời ông Poroshenko, để có thể gia nhập NATO, Ukraine cần tiến hành nhiều cải cách triệt để và tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề gia nhập Liên minh này.
“Chúng ta cần có những bước tiến để Ukraine phù hợp với các tiêu chuẩn của NATO, và điều đó cần có lộ trình cụ thể chứ không thể thực hiện trong ngày một ngày hai, cũng không phải chỉ trong một vài năm”, ông Poroshenko khẳng định. Ông cũng đưa ra thời hạn thực hiện lộ trình là khoảng 6 -7 năm.
Tổng thống Poroshenko cho biết, cách đây 2 năm, kế hoạch gia nhập NATO của Ukraine chỉ được 16% người dân nước này ủng hộ, nhưng bây giờ con số đó đã là gần 60%.
Được biết, các chuyên gia NATO sẽ tham gia giúp đỡ phát triển mọi mặt các lực lượng vũ trang của Ukraine cho đến năm 2020.
Video đang HOT
Bình luận về động thái này của tổng thống Poroshenko, ông Mikhail Popov, Phó thư ký Hội đồng an ninh Nga cho biết, việc đưa khái niệm “Nga là kẻ thù của Ukraine” vào Học thuyết quân sự mới của Ukraine là bước mở đầu trên con đường đến với NATO.
Cần biết, hồi cuối tháng 9.2015, tổng thống Poroshenko đã phê duyệt Học thuyết quân sự mới của Ukraine, trong đó có nhấn mạnh rằng “Nga là mối đe dọa quân sự thực tế”. Văn bản của Học thuyết này ghi rõ: “Mối đe dọa đến từ hành vi tăng cường quân sự của Liên bang Nga trong những vùng gần biên giới với Ukraine, trong đó có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Crimea”.
Trả lời phỏng vấn báo Sao đỏ của Nga, ông Popov nói rằng việc Ukraine muốn từ bỏ vai trò một quốc gia không liên kết (điều này được ghi trong Học thuyết quân sự mới) và chiến lược gia nhập NATO của Ukraine không phải là chuyện bất ngờ đối với Nga.
“Thứ nhất, chính các chuyên gia từ NATO đã tham gia xây dựng học thuyết này. Thứ hai, những nỗ lực gia nhập NATO từng được cựu tổng thống Ukraine Yushchenko thể hiện trong thời gian cầm quyền (2005-2010) khi gửi đến Brussels đơn xin gia nhập NATO, nhưng lúc đó không được đáp ứng. Thứ ba, việc công khai tuyên bố nước Nga là kẻ thù của Ukraine và từ chối mọi sự hợp tác với Nga chính là một bước được Poroshenko coi là đột phá trên con đường đến với NATO”, ông Popov một lần nữa khẳng định.
Ông Popov cũng nói rằng phương Tây luôn coi Nga là đối thủ chính của NATO, đồng thời bất chấp các thỏa thuận song phương với Nga và Thỏa ước NATO-Nga năm 1997, họ đã áp sát biên giới với Nga một lực lượng lớn quân đội và vũ khí, bố trí nhiều lực lượng phản ứng nhanh tại các nước láng giềng của Nga, tăng cường mức sẵn sàng tác chiến của máy bay chiến đấu tại các căn cứ quân sự ở Lithuania và Estonia. Song song, NATO luôn nâng đỡ Kiev về mọi mặt.
“NATO và Ukraine đang cùng nhau phát triển một hệ thống chỉ huy và kiểm soát quân sự mới, để trên cơ sở đó tổ chức lại các lực lượng vũ trang của Ukraine phù hợp với tiêu chuẩn của NATO”, ông Popov nói thêm.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Tổng thống Ukraine muốn gia nhập NATO
Tổng thống Petro Poroshenko nói với Hội đồng An ninh Ukraine rằng việc đứng ngoài NATO là một chính sách "tội phạm" mà chính quyền hiện tại cần thay đổi, AP cho biết hôm 22.9.
Tổng thống Ukraine, Poroshenko (phải) bày tỏ ý muốn gia nhập NATO - Ảnh: Reuters
Hơn 8.000 người đã thiệt mạng tại miền đông Ukraine từ lúc quân chính phủ và lực lượng nổi dậy nơi đây xảy ra giao tranh từ tháng 4.2014. Mỹ và các nước phương Tây vẫn khẳng định Nga hậu thuẫn cho quân chống đối chính quyền Ukraine nhưng Nga luôn bác bỏ.
Tổng thống Poroshenko cho rằng việc liên minh với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ giúp Ukraine được hậu thuẫn nhiều hơn trong việc đối phó với tình hình này. Đồng thời, ông muốn đảo ngược khuynh hướng tránh xa NATO của chính quyền trước đây.
"Những quyết định về việc không liên minh của chính quyền trước đây là tội phạm của an ninh và lợi ích chiến lược trong đất nước chúng ta", AP ngày 22.9 dẫn phát biểu của ông Poroshenko trong cuộc họp của Hội đồng An ninh Ukraine với Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg.
Trước khi cuộc nổi dậy lật đổ cựu tổng thống Viktor Yanukovich hồi tháng 2.2014 nổ ra, đa số người Ukraine phản đối việc gia nhập NATO. Ông Yanukovich được xem là nhân vật thân cận với Nga.
Tuy vậy vào thời điểm này, nhiều người Ukraine nghĩ rằng việc liên minh với NATO sẽ giúp Ukraine được hỗ trợ chống lại hiểm họa quân sự từ nước ngoài. AP dẫn lời Tổng thống Poroshenko cho thấy có 60% tỉ lệ thăm dò tại Ukraine ủng hộ việc gia nhập NATO.
Trong khi đó, các quan chức NATO cũng nói Ukraine phải ban hành những cải cách kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự... để được xét tư cách thành viên.
Tại cuộc họp ngày 22.9, ông Stoltenberg khẳng định "Ukraine có thể dựa vào NATO" và "NATO sẽ mang đến những sự hậu thuẫn về chính trị lẫn thực tiễn", theo AP.
Tính đến nay, NATO vẫn là phía hỗ trợ mạnh mẽ cho Ukraine trong cuộc xung đột tại miền đông và thỏa thuận ngừng bắn Minsk, tuy nhiên các thành viên của tổ chức quân sự này, bao gồm Mỹ, vẫn từ chối cung cấp vũ khí.
"NATO không cung cấp hay viện trợ vũ khí. Trọng tâm chính hiện nay là việc thực hiện thỏa thuận Minsk", Reuters dẫn lời ông Stoltenberg.
Chuyến thăm của ông Stoltenberg diễn ra chưa đầy hai tuần trước cuộc họp tại Paris (Pháp), nơi các lãnh đạo Ukraine, Nga, Đức và Pháp sẽ bàn bạc giải pháp giải quyết xung đột tại miền đông Ukraine.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Mỹ, phương Tây quay lưng với Ukraine? Liệu Mỹ và phương Tây có quay lưng lại với Ukraine khi tuyên bố không tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự cho chính phủ của Tổng thống Petro Poroshenko vì cho rằng Kiev kém năng lực trong sử dụng những hỗ trợ đó? Tổng thống Petro Poroshenko (thứ hai từ trái sang) thị sát quân đội Ukraine - Ảnh: Reuters Trong...