Ukraine tuyên bố sẵn sàng chiến tranh với Nga
Quân đội Ukraine đã sẵn sàng đáp trả nếu Nga đưa quân tiến sâu hơn vào lãnh thổ.
Ngày 23/3, Ngoại trưởng Ukraine tuyên bố rằng các lực lượng vũ trang của nước này đã “sẵn sàng đáp trả” nếu quân đội Nga tấn công, trong khi các nghị sĩ Mỹ liên tục kêu gọi nước này gửi hàng viện trợ quân sự đến cho Ukraine.
Ngoại trưởng Ukraine Andrii Deshchytsia trả lời phỏng vấn đài ABC của Mỹ rằng nguy cơ nổ ra chiến tranh với Nga đang “ngày càng tăng lên” khi người láng giềng khổng lồ của Ukraine không ngừng gia tăng sự hiện diện quân sự tại khu vực biên giới.
Ngoại trưởng Ukraine Andrii Deshchytsia
Ông Deshchytsia nói: “Tình hình hiện nay đang trở nên căng thẳng hơn tuần trước rất nhiều. Chúng tôi đã sẵn sàng đáp trả. Chính phủ Ukraine đang tìm cách sử dụng mọi biện pháp hòa bình và ngoại giao để ngăn chặn người Nga, nhưng chúng tôi cũng sẵn sàng bảo vệ tổ quốc của mình.”
Khi được hỏi Ukraine sẽ phản ứng như thế nào nếu Nga đưa quân tiến sâu vào lãnh thổ nước này, ông Deshchytsia trả lời: “Thật khó khăn cho chúng tôi nếu không đáp trả hành động xâm lược này.”
Những tuyên bố hùng hồn của ông Deshchytsia đã ngay lập tức nhận được sự tán thưởng từ Washington, khi các nghị sĩ nước này liên tục kêu gọi Mỹ viện trợ quân sự cho Ukraine, mặc dù họ đều khẳng định là sẽ không đưa quân đến nước này.
Nghị sĩ Kelly Ayotte thuộc đảng Cộng hòa tuyên bố: “Điều quan trọng là chúng ta phải có hành động để ngăn ngừa Nga tiến quân vào Ukraine. Chúng ta có thể viện trợ thêm các thiết bị liên lạc và hỗ trợ kỹ thuật. Chúng ta có thể làm được nhiều việc mà không nhất thiết phải đưa quân tới đó.”
Trong khi đó, nghị sĩ Dick Durbin của đảng Cộng hòa thì đề nghị Quốc hội Mỹ xem xét viện trợ vũ khí cho Ukraine. Trong khi đó, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Tony Blinken cũng cho hay chính quyền Obama sẽ xem xét “mọi yêu cầu từ phía người dân Ukraine”.
Lính biên phòng Ukraine sẵn sàng chiến đấu dọc biên giới với Nga
Những giọng điệu ngày càng quyết liệt này được đưa ra sau khi các lực lượng Nga tràn vào căn cứ không quân cuối cùng của quân đội Ukraine ở Crimea và bắt giữ viên chỉ huy căn cứ.
Quân đội Nga hiện vẫn giam giữ đại tá Yuliy Mamchur lại một địa điểm bí mật sau khi rất nhiều lính vũ trang với sự yểm trợ của xe bọc thép tiến vào căn cứ không quân Belbek ở ngoại ô thành phố Sevastopol.
Kể từ sau khi chính thức sáp nhập Crimea, Nga đã triển khai hàng ngàn binh sĩ dọc theo biên giới với Ukraine, khiến Ukraine và phương Tây lo ngại rằng Tổng thống Vladimir Putin có thể đã sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh với Ukraine.
Video đang HOT
Nghị sĩ Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ nhận định: “Ông Putin đã đặt các lực lượng quân sự cần thiết để tiến vào Ukraine tại khu vực biên giới phía đông nước này và tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn. Chúng tôi nhận thấy Putin đang điều động lực lượng xuống phía nam vào vị trí có thể tiến quân vào miền nam Moldova.”
Các quan chức NATO cũng bày tỏ lo ngại rằng Putin có thể đang để mắt tới những khu vực nhất định ở Moldova, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, nơi cũng có nhiều cộng đồng nói tiếng Nga có thiện cảm với Putin giống như ở Ukraine.
Nhóm các quốc gia G7 đã vội vã ấn định một cuộc họp tại Hà Lan vào ngày hôm nay để bàn các biện pháp đối phó với sự gia tăng hiện diện quân sự của Nga sát biên giới Ukraine. Ngoài ra, Tổng thống Mỹ Obama cũng sẽ có một cuộc hội đàm song phương với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov để bàn về vấn đề này.
Theo Khampha
Những vùng lãnh thổ đã sáp nhập vào Nga
Crimea là trường hợp hiếm hoi sáp nhập vào Nga trong những năm gần đây, nhưng không phải là duy nhất sau khi Liên Xô tan rã.
Với đường biên giới dài 60.932 km và một lịch sử nhiều biến động, nước Nga ngày nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề về biên giới lãnh thổ. Dưới đây là những trường hợp điển hình của việc một vùng lãnh thổ, một khu tự trị hay một quốc gia độc lập trở thành một bộ phận của nước Nga.
Kalmykia - Đất nước Phật giáo hai lần xin gia nhập Nga
Kalmykia có lẽ vẫn là cái tên khá xa lạ với nhiều người Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế Kalmykia khá nổi tiếng, bởi đây là nước duy nhất ở châu Âu mà đại đa số người dân theo đạo Phật. Không chỉ vậy, vùng đất Phật giáo này còn được người ta biết đến khi hai lần xin gia nhập nước Nga.
Vị trí Kalmykia (màu đỏ) trên bản đồ
Kalmykia nằm bên bờ biển Caspian, nên trong lịch sử, nó chịu sự tranh giành của các thế lực như đế chế Ottoman, Mông Cổ hay Nga Sa hoàng. Cho đến cuối thế kỷ 19, Kalmykia vẫn chỉ là một vùng đất của Phật giáo mà không chính thức thuộc về quốc gia nào.
Mọi việc chỉ được thay đổi khi người dân ở Kalmykia giúp đỡ Vladimir Lenin trong cuộc nội chiến chống lại lực lượng Bạch vệ vào năm 1919. Theo một thỏa thuận trước đó, nước Nga Xô viết đã công nhận Kalmykia là một vùng lãnh thổ tự do và do người Kalmykia tự quản lý. Tuy nhiên, với dân số quá ít, Kalmykia đã xin trở thành một phần của Liên Xô. Vào năm 1935, vùng đất này chính thức có tên Cộng hòa tự trị Kalmykia Liên Xô Xã hội Chủ nghĩa.
Một ngôi chùa ở Kalmykia
Trải qua hàng chục năm sống nương nhờ vào nhà nước Xô viết, đến năm 1991, Liên Xô tan rã, một lần nữa, người dân Kalmykia lại được trao quyền xây dựng nhà nước riêng của họ. Tuy nhiên, cũng giống như lần trước, hơn 200.000 dân ở khu vực này quyết định gia nhập Liên bang Nga vào ngày 31 tháng 3 năm 1992. Hiện nay, Kalmykia tồn tại với tư cách một nước Cộng hòa trực thuộc Nga.
Vùng đất này khá thanh bình và là địa điểm du lịch tâm linh, Phật giáo hàng đầu châu Âu.
Buryatia - Vùng đất từng thuộc về Mông Cổ
Không giống như Kalmykia, Buryatia là vùng đất có chủ từ hàng nghìn năm nay. Ít nhất cho đến thế kỷ 13, Buryatia vẫn chịu sự quản lý của các vương triều Mông Cổ. Về sau cũng có thời kỳ nhà Thanh ở Trung Quốc giành quyền cai quản khu vực này. Đến thế kỷ 17, Buryatia trở thành một phần thuộc địa của người Nga, nhưng vẫn nằm trong nhà nước Mông Cổ.
Vị trí Buryatia (màu đỏ) trên bản đồ
Sau khi Mông Cổ giành độc lập vào năm 1911, họ đã không gộp Buryatia vào lãnh thổ quốc gia. Vùng đất này chỉ được coi là vùng đệm giữa biên giới Mông Cổ và Nga trong nhiều năm liền. Chỉ đến khi Liên Xô ra đời, nhà nước này mới có ý định biến Buryatia thành một quốc gia riêng biệt.
Vào những năm 20 của thế kỷ trước, quan hệ giữa Mông Cổ và Liên Xô đặc biệt hữu nghị. Hai bên đã thống nhất thành lập ra nhà nước Cộng hòa Buryat-Mông Cổ tự trị. Năm 1923 đổi tên thành Cộng hòa Buryat-Mông Cổ tự trị Liên Xô Xã hội Chủ nghĩa và sáp nhập vào Liên Xô.
Tổng thống Putin (áo đen) trong một lần tới thăm Buryatia
Vào năm 1958, chữ "Mông Cổ" bị bỏ đi chỉ còn là Cộng hòa Buryat tự trị Liên Xô Xã hội Chủ nghĩa. Đến năm 1990, vùng đất này tuyên bố chủ quyền độc lập và tách khỏi Liên Xô. Tuy nhiên, vào năm 1992, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, người dân nơi đây lại chấp nhận trở thành một nước Cộng hòa trong Liên bang Nga lấy tên là Cộng hòa Buryatia.
Ngày nay Buryatia có quốc hội và hiến pháp riêng. Tuy nhiên, người đứng đầu nhà nước lại do Tổng thống Nga bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm.
Karelia - Một tỉnh của Phần Lan
Karelia là một trong những trường hợp đặc biệt liên quan tới lãnh thổ Nga. Bởi nó là chủ thể vẫn được công nhận trong đời sống chính trị Phần Lan. Nhưng song song với đó, Karelia lại là một nước Cộng hòa nằm trong Liên bang Nga. Đặc biệt hơn là giữa Nga và Phần Lan chưa bao giờ diễn ra những tranh chấp căng thẳng liên quan tới Karelia.
Vị trí Karelia (màu vàng) trên bản đồ
Về lịch sử, tính tới thế kỷ 13, Karelia vẫn là vùng đất chịu sự quản lý của Thụy Điển. Đến thế kỷ 18, sau khi thua trận Thụy Điển chuyển giao phần lãnh thổ này cho Nga.
Karelia và Phần Lan được gộp chung vào nhau và được coi là một phần trong Đế chế Nga. Tuy nhiên, đến năm 1917, Phần Lan tuyên bố độc lập và gộp luôn khu vực Karelia. Sự quản lý của Phần Lan với lãnh thổ này được quốc tế công nhận rộng rãi trong hàng chục năm.
Mặc dù vậy, tới thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, Phần Lan đã buộc phải để Liên Xô kiểm soát Karelia sau khi thất bại trong Chiến tranh mùa Đông vào năm 1940.
Thủ tướng Dmitry Medvedev tại Karelia
Sau khi Liên Xô tan rã, Karelia có 3 con đường lựa chọn cho sự phát triển của mình là: tách ra độc lập; trở về với Phần Lan hoặc sáp nhập vào Liên bang Nga. Cuối cùng, cuộc trưng cầu dân ý ở Karelia vào năm 1991 đã đưa tới quyết định, vùng đất này sẽ trở thành nước Cộng hòa và là một chính thể của Nga.
Về phía Phần Lan, họ vẫn tuyên bố đây là một tỉnh của mình. Tuy nhiên, Helsinki lại chưa bao giờ đề cập chính thức vấn đề tranh chấp chủ quyền với Nga.
Nam Ossetia - "Lãnh thổ" nằm ngoài nước Nga
Nam Ossetia trước kia là một tỉnh trong khu tự trị Ossetia thuộc Gruzia. Vùng đất này đã tuyên bố độc lập và tạo ra nước Cộng hòa Nam Ossetia sau cuộc xung đột Gruzia - Ossetia diễn ra vào năm 1990.
Nam Ossetia (màu tím) nằm trong Gruzia
Đến năm 1991, chính phủ Gruzia tiến hành một cuộc chiến tranh để giành lại Nam Ossetia. Các cuộc xung đột diễn ra trong năm 2004 và cuộc chiến tranh năm 2008 đều không thể giúp Gruzia chiếm được Nam Ossetia, bởi khu vực này nhận được sự trợ giúp của Nga.
Xe tăng Nga tiến vào Nam Ossetia trong cuộc chiến năm 2008
Vào năm 2006, Nam Ossetia đã tổ chức trưng cầu dân ý và quyết định trở thành một nhà nước độc lập với hơn 98% cử tri tán thành. Sau đó, vào tháng 8 năm 2009, người đứng đầu Nam Ossetia - ông Eduard Kokoity - đã tuyên bố vùng đất này sẽ gia nhập Nga. Cho đến thời điểm này, Moscow vẫn chưa công khai thừa nhận Nam Ossetia là một thành phần thuộc Nga. Tuy nhiên, về cơ bản khu vực này có đa số người nói tiếng Nga, sử dụng đồng Rúp và được Nga bảo trợ an ninh quân sự.
Trên phương diện ngoại giao, 189 trên tổng số 193 thành viên của Liên Hiệp Quốc không công nhận Nam Ossetia mà vẫn xem lãnh thổ này là một bộ phận của Gruzia. Tuy nhiên, với sự hiện diện quân sự của Nga trong nhiều năm qua, các học giả vẫn quen gọi đây là vùng lãnh thổ Nga nằm ngoài biên giới quốc gia.
Theo Khampha
Nhật Bản tiếp tục đàm phán với Nga về Ukraine Hôm nay (23/3), trước khi khởi hành tới The Hague- nơi sẽ diễn ra một diễn đàn an ninh hạt nhân của các nhà lãnh đạo G7- Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chia sẻ với báo giới rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục đàm phán với Nga về vấn đề Ukraine, đồng thời sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối...