Ukraine tuyên bố dùng bom JDAM Mỹ hạ mục tiêu Nga
Không quân Ukraine tuyên bố sử dụng bom dẫn đường JDAM do Mỹ cung cấp tập kích thành công các “mục tiêu quan trọng của Nga”, đồng thời hối thúc Washington cung cấp thêm.
PravdaUkraine ngày 31/3 dẫn lời phát ngôn viên Không quân Ukraine Yuriy Ignat khẳng định, quân đội nước này đã sử dụng bom JDAM dẫn đường do Mỹ viện trợ “tấn công thành công các mục tiêu quan trọng” của Nga trên chiến trường, nhưng không nêu chi tiết về các cuộc tập kích.
Bom JDAM-ER trang bị cánh lái được treo trên giá vũ khí của tiêm kích phương Tây. Ảnh: GettyImages
“Những quả bom này có phần kém uy lực hơn nhưng cực kỳ chính xác. Chúng tôi muốn có nhiều loại bom như vậy để đạt được thành công ở chiến tuyến”, ông Ignat nói thêm, so sánh sức công phá của JDAM với bom FAB-500 mà Nga sở hữu.
Theo lời quan chức Ukraine, bom FAB-500 của Nga cũng được trang bị cánh lướt giống JDAM Mỹ nhưng chúng “không chính xác lắm”. Phát ngôn viên Ignat đề nghị Mỹ cung cấp thêm hệ thống phòng không tầm xa và máy bay đa năng hiện đại để chiếm ưu thế trên mặt trận.
Cách đây vài tuần, tướng James Hecker, tư lệnh Không quân Mỹ tại châu Âu (USAFE) và Bộ chỉ huy không quân Đồng minh của NATO, xác nhận Washington đã chuyển phiên bản bom JDAM-ER được trang bị cánh lái cho Ukraine.
JDAM-ER đạt tầm bay tối đa 72 km khi được thả ở độ cao và tốc độ lớn, so với 24 km của những quả JDAM thông thường. Chưa rõ số lượng JDAM-ER được Mỹ chuyển giao cho Ukraine, nhưng dường như chúng rất hạn chế, trong bối cảnh Ukraine cũng chỉ còn lại khá ít tiêm kích có thể mang theo bom.
Video đang HOT
JDAM là tên gọi chung của những loại bom thông thường được hoán cải thành bom thông minh, bằng cách gắn thêm thiết bị dẫn đường, gồm hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) và hệ thống điều khiển. Đây là phương án giúp tận dụng kho dự trữ bom thông thường được chế tạo từ Chiến tranh Lạnh.
Bí hiểm thám báo biệt kích Mỹ
Thám báo là một trong những hoạt động chiến lược có ảnh hưởng nhất trong chiến tranh mà quân đội phải giải quyết.
Đối với Trung đoàn biệt kích số 75 thì Đại đội trinh sát cấp trung đoàn (RRC) đã đáp ứng hiệu quả cao nhu cầu này. Còn có tên gọi khác là Đặc nhiệm đỏ, nhóm chuyên biệt này thường thực hiện công tác thu thập tình báo chuyên dụng, phản ứng chiến thuật nhanh chóng, cũng như yểm trợ tác chiến.
Lịch sử đại đội trinh sát trung đoàn (RRC)
Lính biệt kích tự họ thực hiện các hành động trực tiếp hơn so với những lực lượng thông thường, và RRC đã thúc đẩy học thuyết này bằng việc trở thành một đơn vị tình báo chuyên dụng. Bằng cách sử dụng những kỹ năng khác nhau trong tình báo con người (HUMINT), tình báo tín hiệu (SIGINIT), tình báo hình ảnh (IMINT), tình báo điện tử (ELINT) và tình báo liên lạc (COMINT), họ có thể thông báo hiệu quả hơn cho các cuộc tấn công của biệt kích. Mặc dù lịch sử của biệt kích Mỹ đã có từ lâu, song lịch sử của chính RRC lại ngắn gọn hơn. Buổi ban đầu được gọi là Biệt đội trinh sát trung đoàn (RRD), dòng dõi của nó cũng lâu đời như Trung đoàn. Đến năm 2007, Trung đoàn biệt kích chính thức kích hoạt Tiểu đoàn đặc công (STB).
Bằng việc ra đời STB, RRD đã trở thành một Đại đội trinh sát trung đoàn. Một đại đội ngay trong một tiểu đoàn với những người lính tác chiến đặc biệt có chuyên môn cao. RRC chủ yếu được giao nhiệm vụ tìm kiếm thông tin tình báo để chuẩn bị cũng như hỗ trợ các hoạt động tác chiến. Kể từ khi thành lập, RRC không ngừng phát triển về quy mô và mục đích. Đơn vị này đã trở thành một thành phần không thể thiếu trong tổ chức lực lượng tổng thể của biệt kích, cũng như đã tiếp tục và gia tăng nhu cầu sử dụng kể từ khi nó ra đời. Mặt khác, đã có một số sự hiểu lầm về mối quan hệ giữa Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt chung (JSOC) và Trung đoàn biệt kích số 75 cũng như RRC. JSOC không phải là bộ tư lệnh mẹ của RRC. Có vô số đơn vị nhiệm vụ đặc biệt nằm dưới quyền chỉ huy của JSOC tại bất cứ thời điểm nào. Nhóm ứng dụng chiến đấu (CAG, hoặc Lực lượng Delta) thường chịu sự chỉ huy của JSOC. Tuy nhiên, họ chia sẻ Bộ tư lệnh hành quân đặc biệt quân đội Hoa Kỳ (USASOC).
USASOC chính là bộ tư lệnh mẹ của Trung đoàn biệt kích. Cùng với tư lệnh Chiến tranh đặc biệt hải quân (DEVGRU) và Tư lệnh đặc nhiệm không quân (ASOC) đang điều hành Phi đội chiến thuật đặc biệt số 24. JSOC hoạt động như một bộ chỉ huy lực lượng chung khi tích hợp các lực lượng đặc nhiệm (SOF) từ nhiều nhánh khác nhau. Cũng như rất nhiều sự phức tạp giữa các đơn vị liên quan đến chiến thuật, kỹ thuật và thủ tục của họ, JSOC đóng vai trò là cầu nối giữa các đơn vị này và là cơ quan có thẩm quyền cuối cùng đối với những đơn vị này. Khi trung đoàn biệt kích thành lập Tiểu đoàn đặc công (STB), các biệt đội trinh sát trung đoàn được rút ra từ những tiểu đoàn và trở thành đại đội riêng của họ. Việc tái cấu trúc RRD thành một đại đội duy nhất đã cho phép JSOC kéo họ vào những nhiệm vụ trinh sát thay vì phải huy động cả một tiểu đoàn. Kết quả là, nhịp độ hoạt động của RRC trong JSOC đã tăng lên đáng kể. Trung đoàn biệt kích số 75 có một lịch sử lâu đời ngay trong JSOC, nhưng quá trình tái cấu trúc RRC đã cho phép JSOC sử dụng đơn vị này như là một bộ phận trinh sát riêng biệt, có chuyên môn cao.
Lính biệt kích RRC trong một đợt triển khai. Ảnh nguồn: Reddit.
Cơ cấu tổ chức
Thuở ban đầu RRD bao gồm một đơn vị duy nhất làm việc với Chỉ huy trung đoàn và đơn vị Các sĩ quan tình báo. Kể từ đó nó mở rộng thành 3 đội chính và một bộ phận chỉ huy. Thập niên 1990, mỗi đội trong số 3 đội trinh sát này được giao một trong 3 tiểu đoàn biệt kích. Các đội bao gồm 6 quân nhân, họ có xuất thân từ các đội Do thám tầm xa / tuần tra trinh sát tầm xa (LRRP/LRS) trong chiến tranh Việt Nam. Các thành phần chính trong sở chỉ huy của các đội này bao gồm 1 sĩ quan chỉ huy, 1 trung sĩ thứ nhất, 2 trung sĩ liên lạc (giao liên), 1 trung sĩ hoạt động, và 1 trung sĩ huấn luyện. Những đội trinh sát này giúp lấp đầy bất kỳ lỗ hổng tình báo nào, cũng như hoàn thành những nhiệm vụ tình báo nhạy cảm nhằm chuẩn bị trong suốt quá trình triển khai tích cực.
Trung đội (toàn bộ RRC có quy mô trung đội với ước tính từ 30 đến 40 quân nhân), trong đó Phi đội trinh sát 1 có tổng cộng 6 quân nhân, gồm 1 trung sĩ hạng nhất hoặc trung sĩ tham mưu (phi đội tổng hành dinh), và 4-5 cán bộ bao gồm các chuyên gia quân sự (E-4) hoặc trung sĩ (E-5) có cấp bậc tối thiểu trở lên. Phi đội trinh sát 2 có tổng cộng 6 quân nhân, gồm 1 trung sĩ hạng nhất hoặc trung sĩ tham mưu (phi đội tổng hành dinh) và 4-5 cán bộ bao gồm các chuyên gia quân sự (E-4) hoặc trung sĩ (E-5) có cấp bậc tối thiểu trở lên; Phi đội trinh sát 3 có tổng cộng 6 quân nhân, 1 trung sĩ hạng nhất hoặc trung sĩ tham mưu (phi đội tổng hành dinh), và 4-5 cán bộ bao gồm các chuyên gia quân sự (E-4) hoặc trung sĩ (E-5) có cấp bậc tối thiểu trở lên; Bộ phận chỉ huy có tổng cộng 6 quân nhân, gồm 1 chỉ huy (O-3), 1 hạ sĩ quan phụ trách (E-7 trở lên), 2 sĩ quan liên lạc (25A hoặc tương đương), 1 hạ sĩ quan huấn luyện (FTO, E8 hoặc tương đương), 1 sĩ quan hoạt động (0-3 hoặc thấp hơn).
Bên cạnh đó trong khi các chiến thuật của RRC đã phản ánh khả năng của họ là những chuyên gia tình báo, thì đơn vị này còn hợp tác với những lĩnh vực tình báo khác nhau như HUMINT, SIGINT, IMINT, ELINT và COMINT. Humint bao gồm các hoạt động thu thập, dịch nghĩa và báo cáo tình báo được thu thập từ thực địa thông qua những liên hệ của con người. Bằng việc hoạt động đi trước những lực lượng thông thường khác, RRC đã thu thập HUMINT và sau đó chuyển nó sang cho Biệt kích. Ngoài ra SIGINT, ELINT và COMINT đều rơi vào giao điểm của việc thu thập, chặn và diễn giải nội dung tình báo. Các thành viên của Đại đội trinh sát trung đoàn (RRC) sẽ dùng nhiều loại trang thiết bị và kỹ thuật nhằm giám sát mọi thông tin liên lạc của đối phương cũng như các thiết bị thu thập tình báo. Do đó họ có thể đánh chặn trên nhiều kênh và các loại phương tiện khác nhau nhằm cho phép họ cung cấp thêm các yếu tố quân sự khác không chỉ hoạt động hiện thời của địch mà cả ý định tiềm tàng.
Công tác tuyển chọn tân binh cho RRC cũng rất đáng lưu tâm. Các biệt kích có thể nộp đơn xin gia nhập RRC cũng như những trường chuyên môn khác. Tiêu chí tuyển chọn RRC chỉ tuyển những ứng viên đủ điều kiện và hiệu quả nhất đứng trong hàng ngũ giới hạn của họ. Vì mọi thành viên của RRC trước tiên phải là lính biệt kích nên họ phải tìm cách để vượt qua Đánh giá và tuyển chọn biệt kích (RASP) bao gồm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 liên quan đến những điều kiện thể chất và tâm lý, bao gồm những cuộc hành quân dài ngày, những bài tập điều hướng trên mặt đất, thử nghiệm phân loại và đánh giá tâm lý; giai đoạn 2, lính biệt kích tham gia vào những hình thức chiến đấu kiểu mới như chiếm giữ sân bay, thu hồi nhân sự, học và sử dụng chất nổ cũng như chiến đấu tầm xa. Ngoài ra còn có những yêu cầu khắt khe đối với Biệt kích Mỹ như khả năng chống đẩy 53 lần, gập bụng 63 lần, chạy đường trường 2 dặm trong 14 phút 30 giây hoặc thấp hơn, 4 lần kéo xà...
Và còn có những bài tập bổ sung như bơi khi đang mặc quân phục, hoặc chạy 5 dặm dưới 40 phút. Dưới sự giám sát chặt chẽ của Tiểu đoàn huấn luyện biệt kích, lính biệt kích sẽ được kiểm tra việc đạt tới giới hạn tuyệt đối của họ. Trong số những khía cạnh ít người biết tới của RRC là đi qua những địa hình hoang dã trong những khóa huấn luyện điều hướng trên bộ. Các thành viên RRC có thể xác định vị trí địa lý và rồi tìm kiếm những mục tiêu khác nhau trong các vùng núi non thuộc khu vực huấn luyện của họ. Những bài kiểm tra thể chất của RRC bao gồm di chuyển với đầy đủ quân trang trong địa hình núi non cũng như hành quân dài ngày, tất cả được thiết kế nhằm tạo điều kiện cho các tân binh có cơ hội trinh sát.
Một lính RRC nhảy dù cùng trang bị thiết yếu. Ảnh nguồn: Reddit.
Trang thiết bị và vũ khí
RRC sử dụng nhiều loại vũ khí giống như lực lượng biệt kích quân đội Mỹ, các loại vũ khí cho phép họ có thể xử lý nhiều tình huống chiến đấu khác nhau. Theo đó vũ khí của RRC bao gồm phần cứng mà có thể được các thành viên của đơn vị này tích cực sử dụng, chúng bao gồm 1. súng trường tấn công, gồm các loại M4A1-SOPMOD Block 1 và Block 2, Mk18 Mod 1 và 2, FN SCAR L/Mk 16, FN SCAR H/Mk17; 2. súng ngắn là loại Mossberg Model 590; 3. vũ khí phụ gồm 2 loại súng ngắn bán tự động M9 Beretta và Glock 19; 4. Súng máy gồm 5 loại là súng máy hạng nặng M2, súng sử dụng dây băng đạn M240, súng máy hạng nhẹ M249 SAW, súng hải quân Mk 46 và súng máy đa năng Mk 48; 5. súng trường bắn tỉa/ DMRs, gồm 9 loại là súng trường chiến đấu HK 417, súng bắn tỉa bán tự động M110 SASS, McMillan TAC-338, súng trường chiến đấu nâng cao Mk 14 Mod 0 EBR, RAI Model 300/500, Remington M24 SWS, Remington M40, Remington M2010, súng trường mục đích đặc biệt Mk 12.
Cần nên biết về các loại vũ khí chống thiết giáp/ phá xe, gồm Hệ thống vũ khí chống tăng Ranger (RAWS), Súng phóng tên lửa Javelin, Súng phóng tên lửa FIM-92 Stinger, Súng trường chống vật liệu Barrett M107, Súng trường không giật Carl Gustav M4, Súng phóng lựu M203, Súng phóng lựu M320, súng phóng lựu tự động Mk 47 Striker AGL, Hệ thống súng cối M224 60mm, và Vũ khí chống thiết giáp M136 (AT4). Ngoài những loại vũ khí này thì còn có một loạt thiết bị khác mà RRC đã sử dụng nhằm hoàn thành các vai trò tình báo của mình trên thực địa. Đáng chú ý là một chuỗi các cảm biến cũng như những hệ thống mảng mà RRC dùng để thu thập tình báo toàn diện và đầy đủ. Được chế tạo bởi nhiều công ty khác nhau, các cảm biến này đã trao cho RRC những khả năng thu thập tình báo thông qua các cảm biến trên bộ và trên không, các cảm biến địa chấn - âm thanh, cảm biến hồng ngoại, cảm biến từ tính cũng như các loại cảm biến hình ảnh khác nhau.
Ngoài ra, RRC còn có các công cụ khác cho phép họ có những khả năng đánh chặn tần số vô tuyến cao, rất cao và cực cao. Cuối cùng, đơn vị này còn sở hữu các loại mảng cảm biến để từ đó khiến lính RRC lắp đặt những trại dã chiến nhỏ để nhanh chóng thu thập thông tin từ khu vực xung quanh. Thông tin này được thu thập thông qua các loại trang bị thực địa, và từ đó có thể điều chế, giải mã, hiển thị và lưu lại nhằm cung cấp bản ghi theo từng giai đoạn về hoạt động địch.
Những hoạt động nổi tiếng của RRC
RRC còn được triển khai chặt chẽ với các tiểu đoàn biệt kích quân đội, thay vì hoạt động độc lập. Và có một vài hoạt động mà RRC đã tham gia, có thể kể ra như: Năm 2001, RRC đã triển khai đến Afghanistan nhằm đảm bảo an toàn cho các sân bay nơi đây và tạo thuận lợi cho việc thu thập tình báo. Mục tiêu của họ là đảm bảo tính khả thi của một khu vực cho các hoạt động hàng không trong tương lai, tạo ra các điều kiện cho một sân bay hoạt động và giữ vững những vị trí nói trên. Muốn vậy, họ sẽ tiến hành hàng loạt các hoạt động thu thập tình báo nhằm đảm bảo khu vực đó luôn được an toàn. Nhằm đảm bảo an toàn cho các sân bay này, RRC đã triển khai đến các khu vực thông qua những lần nhảy dù tự do xuống như khu vực được gọi là Shiloh và Wrath. Bên cạnh đó cũng tại Afghanistan, RRC đã triển khai những nhiệm vụ chiến thuật khác, Họ được triển khai xuống khu thả dù Tillman, nhưng thay vì thiết lập một sân bay dã chiến thì họ đã triển khai cùng với những thiết bị chiến thuật được đặt sẵn.
Những trang thiết bị đó sẽ cung cấp cho các lực lượng khác của Mỹ những khả năng để đạt được lợi thế chiến thuật khi họ đến. Năm 2006, cùng với Đặc nhiệm JSOC, RRC đã tìm cách lần ra địa điểm chính xác để tiến tới bắt giữ thủ lĩnh phe nổi dậy Jalaluddin Haqqani. Khi các lực lượng Mỹ tiếp xúc với đám người mà họ nghi là lực lượng đang hộ tống Haqqani thì một cuộc chạm trán đã diễn ra. Rất nhiều tay súng phe nổi dậy đã giao tranh với lính biệt kích Mỹ, nhưng họ dần dần bị chế ngự khi JTAC (một thành phần của biệt đội RRC, còn gọi là biệt đội yểm trợ hỏa lực trên không) oanh tạc bên dưới với thương vong cao. Tuy nhiên lần đó người Mỹ không làm gì được Haqqani.
Anh, Pháp tìm cách củng cố quan hệ đối tác để đối phó thách thức chung Tại cuộc gặp ngày 10/3, lãnh đạo Anh-Pháp sẽ tập trung thảo luận việc củng cố quan hệ đối tác giữa hai nước nhằm đối phó với các thách thức chung, trong đó có vấn đề di cư, năng lượng, hỗ trợ Ukraine. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bắt tay Thủ tướng Anh Rishi Sunak trong buổi tiếp đón trước Hội nghị thượng...