Ukraine tung tin Mỹ cấp vũ khí chính xác cao để “bịp” dân?
Lầu Năm Góc vừa tuyên bố “không biết gì về thỏa thuận bí mật” cung cấp vũ khí cho Kiev còn NATO cũng từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine, vậy những tuyên bố hùng hồn của của chính quyền nước này là như thế nào?
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel ngày 9-9 tuyên bố rằng cuộc nội chiến ở Ukraine không thể giải quyết được bằng các biện pháp quân sự, mà phải thông qua các biện pháp hòa bình. Vì thế, nước Mỹ sẽ không cung cấp cho Kiev các loại vũ khí và thiết bị quân sự.
Bằng những lời lẽ như vậy, vị quan chức quân sự Hoa Kỳ dứt khoát chối bỏ thông tin do chính Kiev phổ biến là trong hội nghị thượng đỉnh NATO ở xứ Wales dường như đã đạt thỏa thuận về việc cung cấp “vũ khí chính xác công nghệ cao” của Mỹ cho Ukraine.
Hãng thông tấn Nga RIA Novosti dẫn lời ông Chuck Hagel nói rằng, ông không hề nhận được bất cứ thông tin nào về một “thỏa thuận vũ khí bí mật” cho Ukraine trong cuộc Hội nghị thượng đỉnh NATO ở xứ Wales.
Trong khi đó, Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng từ chối cung cấp vũ khí quân sự cho Ukraine. Phó Tổng thư ký NATO Alexander Vershbow nói, khối này không có chủ trương cung cấp vũ khí cho Kiev, tuy nhiên các quốc gia thành viên NATO có thể quyết định vấn đề này với tư cách cá nhân.
Ukraine tuyên bố sẽ nhận được những loại vũ khí tiên tiến của Mỹ
Ông Vershbow tuyên bố trong cầu truyền hình về kết quả hội nghị thượng đỉnh của liên minh ở xứ Wales rằng: “NATO là một cơ cấu, chúng tôi chỉ hỗ trợ ở cấp độ tổ chức, trong đó có cải cách lực lượng vũ trang, nâng cao tính chuyên nghiệp của lực lượng vũ trang, chứ chúng tôi không cung cấp vũ khí”.
Video đang HOT
Ông cũng nhấn mạnh, quyền thông qua hành động như vậy (cung cấp vũ khí) là thuộc về mỗi quốc gia thành viên, và từ chối đưa ra bình luận về ý kiến riêng của các cá nhân đại diện cho những nước này.
Trước đó cố vấn của Tổng thống Ukraine là Yuri Lutsenko đưa ra tuyên bố trên trang Facebook cá nhân rằng, hội nghị thượng đỉnh NATO ở xứ Wales đã đạt thỏa thuận về việc cung cấp vũ khí hiện đại cho Ukraine từ Hoa Kỳ, Pháp, Ba Lan, Na Uy và Italia. Tuy nhiên, tất cả những nước này sau đó đã lên tiếng phủ nhận.
Washington tuyên bố không hề đề xuất với Kiev về việc cung cấp “vũ khí sát thương”, còn Italia xác nhận ý định chỉ tham gia vào việc chuyển giao viện trợ quân sự cho Ukraine trong hình thức áo giáp chống đạn và mũ bảo hiểm, cũng như cho biết về khả năng bán cho Kiev 90 xe ô tô bọc thép.
Xe bọc thép Ukraine bị bắn cháy trên chiến trường miền đông
Thư ký báo chí của Bộ Quốc phòng Ba Lan Jacek Sonta nói rằng Ba Lan không cung cấp cho Ukraine vũ khí mới nhất, và tại hội nghị thượng đỉnh NATO cũng không thông qua quyết định như vậy. Theo ông, ở xứ Wales chỉ nói đến việc hỗ trợ số tiền 15 triệu euro để cải cách quân đội Ukraine và chống tội phạm mạng.
Đại diện của Bộ Quốc phòng Na Uy Lars Yemble nhấn mạnh rằng nước ông “không có kế hoạch cung cấp vũ khí hoặc kỹ thuật quân sự cho Ukraine” và tuyên bố sẽ tìm hiểu lý do tại sao thông tin sai lạc như vậy lại được lan truyền.
Chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga Azhdar Kurtov cho rằng, những tuyên bố trên không giành cho Nga, cho Mỹ hay châu Âu mà nhiều khả năng, cố vấn của Tổng thống Ukraine Yuri Lutsenko đã định hướng tuyên bố của mình về phía “đối tác nội bộ”, có nghĩa là các công dân Ukraine.
“Khi thua trận trên chiến trường, người ta thường sử dụng thông tin sai lệch, hoàn toàn dối trá và bóp méo sự thật để chứng minh với nhân dân là họ đang đạt được những thành công nào đó. Kiev không đạt được tiến bộ nào trên mặt trận kinh tế hoặc chính trị, quân sự. Do đó, chiến thuật của họ là đưa ra các thông tin sai lệch” – ông Kurtov khẳng định.
Theo An Ninh Thủ Đô
Thổ Nhĩ Kỳ bỏ tên lửa Trung Quốc, mua tên lửa Pháp?
Thổ Nhĩ Kỳ đã nối lại các cuộc đàm phán với Pháp về việc mua một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa sau khi các cuộc đàm phán về thỏa thuận với một công ty Trung Quốc, vốn bị liệt trong "danh sách đen" của Mỹ, gặp trở ngại.
Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (phải) bắt tay tại hội nghị đỉnh NATO ở Wales, Anh.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tiết lộ thông tin trên với báo giới khi ông trở về từ hội nghị thượng đỉnh NATO tại xứ Wales, đài truyền hình tư nhân NTV đưa tin ngày 7/9.
"Một số bất đồng đã xuất hiện với phía Trung Quốc về việc sản xuất chung và chuyển giao công nghệ trong quá trình đàm phán về hệ thống phòng thủ tên lửa", ông Erdogan nói.
"Các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục bất chấp điều đó, nhưng Pháp - vốn đứng thứ 2 trong danh sách các nhà cung cấp - đã đưa ra đề nghị mới. Giờ đây, chúng tôi đang tiến hành các cuộc đàm phán với Pháp", Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ nói.
Ông Erdogan nhấn mạnh rằng việc hợp tác sản xuất trong hệ thống vũ khí này "là điều quan trọng đối với chúng tôi".
Hồi tháng 9 năm ngoái, Ankara đã đạt được thỏa thuận với công ty Công ty cơ khí chính xác xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc (CPMIEC) để chế tạo hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa HQ-9 đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, hợp đồng đã khiến nhiều nước lo ngại, trong đó Mỹ.
Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ kể từ đó nói rằng thỏa thuận với Trung Quốc chưa được ấn định và rằng Ankara vẫn để ngỏ đối với những đề nghị mới từ các nhà cung cấp khác.
CPMIEC đánh bại một liên minh Raytheon-Lockheed Martin của Mỹ, Rosoboronexport của Nga, tập đoàn Eurosam của Pháp-Ý để giành thỏa thuận, trị giá 4 tỷ USD.
Nhưng CPMIEC lại nằm trong danh sách các công ty bị Mỹ cấm vận vì bán vũ khí và công nghệ tên lửa cho Iran và Syria.
Thỏa thuận ban đầu của Thổ Nhĩ Kỳ với CPMIEC đã khiến các đồng minh trong NATO nổi giận. NATO nói rằng các hệ thống tên lửa trong liên minh quân sự xuyên đại tây dương phải tương thích với nhau.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Cố vấn Tổng thống Ukraine: Phương Tây sẽ cung cấp vũ khí hiện đại cho Kiev Cố vấn của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Yuri Lutsenko, tiết lộ rằng một thỏa thuận đã được tại hội nghị thượng đỉnh NATO nhằm cung cấp vũ khí hiện đại cho Ukraine từ 5 nước thành viên của liên minh. Tuy nhiên, 4 trong số 5 nước đã nhanh chóng bác bỏ điều này. Cố vấn của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko,...