Ukraine tự dâng Biển Azov cho riêng Nga?
Theo truyền thông Nga, việc Ukraine rút khỏi thỏa thuận với Nga tại Biển Azov có thể khiến Kiev không thể mời tàu phương Tây vào vùng biển này.
Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga, ông Pavel Klimkin, việc Ukraine rút khỏi thỏa thuận với Nga về Biển Azov sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc di chuyển của tàu thuyền trên vùng biển này, từ đó có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
“Bất kỳ thỏa thuận nào cũng có chứa điều khoản cho phép một trong các bên ký kết rút khỏi thỏa thuận đó, vì vậy nếu họ đưa ra quyết định như vậy, thì đó là việc của họ, nhưng điều này, tất nhiên sẽ dẫn đến hậu quả nhất định đối với cả Ukraine và Nga”, nhà ngoại giao Nga tuyên bố.
Ông nhắc lại rằng, theo các điều khoản chính của tài liệu, về mặt lịch sử Biển Azov là vùng biển nội địa của hai nước. Điều đó có nghĩa là phương thức di chuyển tàu thuyền đều phải tuân theo luật của hai quốc gia.
“Có một điều khoản quy định, rằng các tàu quân sự nước ngoài chỉ có thể đi qua eo biển tại Azov khi có được sự đồng ý của cả hai bên. Nếu không có thỏa thuận giữa Ukraine và Nga, thì không có tàu thuyền nước ngoài nào có thể vào đó”, nhà ngoại giao giải thích.
Theo nhận định của một số chuyên gia, nếu Ukraine thực sự rút khỏi thỏa thuận Biển Azov với Nga thì điều đó không khác nào tự biến khu vực này thành vùng biển của riêng Nga.
Bởi theo ông Boris Babin, đại diện của Tổng thống Ukraine về Crimea cho biết, kể từ cuối tháng 5, tàu tuần tra của Hải quân Nga hoặc của an ninh Nga đã làm chậm trễ các chuyến tàu chở hàng quốc tế đến và đi từ các cảng Mariupol và Berdyansk, bởi việc kiểm tra thủy thủ đoàn và hàng hóa mất rất nhiều thời gian.
Trong khi đó tàu Hải quân Ukraine không thường xuyên có mặt ở Biển Azov, vì vậy các công ty vận tải biển và các cảng biển của Ukraine thiệt hại hàng ngàn USD mỗi ngày.
Video đang HOT
Biển Azov là biển nông nhất thế giới. Ukraine khai thác khu vực sâu nhất của biển Azov tại các cảng Berdyansk và Mariupol, nơi độ sâu từ 8 đến 10 mét, có thể đón nhận các tàu chở hàng trọng tải trung bình.
Sau khi Nga bắt đầu xây dựng cầu Crimea hồi tháng 4/2015, Nga buộc Ukraine phải dùng tàu vận tải hàng hóa cỡ nhỏ khi đi qua eo biển Kerch – nơi tiếp giáp giữa biển Azov và Biển Đen – sau đó chuyển tải trọng sang các tàu lớn hơn ở Biển Đen.
Điều đó khiến lượng trung chuyển hàng hóa tại cảng Mariupol ở Donetsk đã giảm tới 14%, giảm từ hơn 8,9 triệu tấn hàng hóa trong năm 2015 xuống chỉ còn 6,5 triệu tấn trong năm 2017.
Tại cảng Berdyansk ở Zaporizhzhia Oblast tình hình còn tồi tệ hơn, khi lượng trung chuyển tải hàng hóa tại cảng này giảm tới 30%, từ 4,5 triệu tấn hàng hóa trong năm 2015 xuống 2,4 triệu tấn trong năm 2017.
Dù là thiệt hại nhiều đến kinh tế, nhưng việc Ukraine muốn phương Tây và Mỹ trừng phạt chống lại các cảng Biển Đen của Nga có lẽ sẽ khó xảy ra. Điều này được chính Nghị sĩ Quốc hội Ukraine – Evgeny Murayev chỉ ra.
Theo ông Murayev, các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea “không gây ra bất cứ thiệt hại cụ thể nào” cho nền kinh tế Nga.
Ngoài ra, ông Murayev cũng bày tỏ sự hối tiếc rằng, Mỹ đã không xem Ukraine là đối tác chính thức mà chỉ là công cụ để gây áp lực lên Nga.
“Chúng tôi được sử dụng như một công cụ để giải quyết các vấn đề địa chính trị của họ. Chúng tôi đang ở vị trí mà họ sử dụng để tạo thêm áp lực lên Nga. Điều đó không giải quyết được các vấn đề của chúng tôi nhưng lại phục vụ cho các lợi ích của họ”, nghị sĩ Ukraine nói.
Hòa Bình
Theo baodatviet
Ukraine chống lại Nga kiểm soát hoàn toàn eo Kerch
Quân đội Ukraine đang tìm mọi cách để chống lại ý định kiểm soát hoàn toàn khu vực eo biển Kerch và vùng biển Azov.
Quân đội Ukraine sẽ tham gia vào cuộc tập trận chúng "Storm-2018" trên Biển Đen.
Các chuyên gia cho rằng, họ sẽ được huấn luyện để chiến đấu chống lại quân đội Nga, mặc dù đại diện của Hải quân Ukraine đã tuyên bố rằng, mục đích của họ là tăng cường khả năng chống lại các mối đe dọa từ trên biển.
Ukraine và Nga xung đột vì vùng biển Azov.
Tư lệnh lực lượng Hải quân Ukraine Igor Voronchenko tuyên bố rằng, với quyết định này quân đội sẽ cải thiện kỹ năng thực hành chiến đấu và tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội, cho phép bảo đảm khả năng bảo vệ bờ biển của mình.
Nguồn tin cho biết rằng, tham gia cuộc tập trận này sẽ có đầy đủ các lực lượng vũ trang Ukraine, bao gồm lực lượng bộ binh, lực lượng đặc nhiệm đặc biệt, lực lượng không quân, lực lượng vệ binh quốc gia và các loại xe đặc chủng của Bộ Quốc phòng Ukraine.
Tờ báo The Duma còn lưu ý rằng, Lực lượng Hải quân của Ukraine, phi hành đoàn máy bay, máy bay chiến đấu và máy bay tấn công máy chiến thuật và đã cơ động vào Biển Đen, khu vực Odessa và và Mykolaiv.
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Elena Zerkal đã nói rằng, Kiev sẽ không phá vỡ thỏa thuận với Moscow về việc sử dụng biển Azov và eo biển Kerch.
Tuy nhiên hiện nay Nga đang có ý định ngăn chặn và kiểm soát eo biển Kerch và vùng biển Azov khiến lợi ích của Ukraine bị ảnh hưởng nặng nề.
Phía Ukraine liên tục tố cáo Nga chặn các tàu chở hàng hóa ở biển Azov. Dữ liệu từ Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ cho thấy từ ngày 14/8, Nga đã thực sự đóng cửa eo biển Kerch cho Ukraine, thậm chí các cảng Mariupol và Berdyansk hầu như ngừng hoạt động.
Nguyên nhân dẫn đến động thái này của Nga là đáp trả việc Hải quân Ukraine bắt tàu đánh cá Nord của Nga vào cuối tháng 3 vừa qua và vụ việc gần đây khi Ukraine bắt giữ tàu chở dầu tàu chở dầu Mechanic Pogodin của Nga vào hôm 10/8.
Nguồn tin từ Nga sau đó cho biết rằng, vụ việc bắt tàu đánh cá xảy ra gần biên giới biển giữa Crimea và Ukraine tại Biển Azov, trên tàu đánh cá của Crimea tại thời điểm bị Ukraine bắt giữ có 10 ngư dân. Tàu Nord đã bị bắt và kéo đến cảng Berdiansk của Ukraine. Trong khi đó tàu chở dầu bị bắt giữ ở khu vực Kherson.
Nếu Nga đóng cửa cấm lưu thông hàng hải thông qua eo biển Kerch, hoạt động giao thương hàng hải của Ukraine thông qua biển Azov sẽ bị cắt đứt. Đó sẽ là cái giá quá đắt mà Kiev phải trả sau hành động của Hải quân Ukraine.
Tất nhiên Tổng thống Petro Poroshenko không chấp nhận điều này. Để ngăn chặn ý định này của Nga Ukraine đang cố gắng tìm mọi cách để có thể nhận được sự hộ tống của các tàu vận tải từ phía NATO.
Ngoài ra Ukraine cũng có thể chọn biện pháp tiến hành cuộc chiến ở khu vực này và kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên thực tế cho thấy hiện nay Ukraine không có đủ khả năng để ngăn chặn Nga ở khu vực này.
Thậm chí phía Ukraine đang kêu gọi Mỹ và các nước NATO trừng phạt Nga vì xây dựng và vận hành cầu nối Crimea với đất liền. Chính quyền Tổng thống Poroshenko đã nhiều lần bày tỏ bức xúc, thậm chí đe dọa đưa ra hành động cứng rắn sẽ tấn công phá hủy cây cầu này.
Trong bất kỳ trường hợp nào mọi hành động của Ukraine đều sẽ bị Nga đáp trả thích đáng và sẽ không giải quyết được vấn đề khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Nguyễn Giang
Theo baodatviet
Nga cảnh báo Ukraine "lãnh hậu quả" về việc sửa đổi thỏa thuận Biển Azov Azov vốn là vùng biển chung của cả Ukraine và Nga, do việc Ukraine rút khỏi thỏa thuận với Nga về biển Azov sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc di chuyển của tàu thuyền trên vùng biển này, từ đó dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn cho các bên. Nga cảnh báo Ukraine hậu quả của việc sửa đổi thỏa...