Ukraine triệu tập chỉ huy Hạm đội Biển Đen Nga thẩm vấn
Vitko bị cáo buộci thực hiện “hành động làm thay đổi biên giới và lãnh thổ Ukraine” cũng như một số hàng vi khác trong năm 2014.
Chánh Văn phòng Công tố viên quân sự Ukraine đã gửi thư triệu tập chỉ huy Hạm đội Biển Đen của Nga Aleksandr Vitko để thẩm vấn.
Tờ Lenta của Nga dẫn tuyên bố trên trang web chính phủ Ukraine cho biết, thư triệu tập đã được chuyển tới căn cứ Hạm đội Biển Đen.
Chỉ huy Hạm đội Biển Đen của Nga Aleksandr Vitko. Ảnh Rian
Theo đó, ông Vitko bị cáo buộc thực hiện “hành động làm thay đổi biên giới và lãnh thổ Ukraine” cũng như một số hàng vi khác trong năm 2014.
Hiện chưa rõ phản ứng của Nga sau động thái trên của công tố viên Ukraine.
Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Kiev cố gắng đưa một quan chức quân sự cấp cao của Nga ra tòa án để xét xử về những tội danh liên quan tới cuộc rằng Nga “xâm lược” Ukraine.
Trong tháng 8 năm 2015, trưởng công tố viên quân sự Ukraine Anatoly Matios tuyên bố khởi động một vụ án hình sự chống lại Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên bang Nga Valery Gerasimov với cáo buộc làm “suy yếu sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine” và đe dọa sẽ đưa vụ việc ra tòa án quốc tế.
Trước đó, người đứng đầu Cục điều tra của Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) Ostafiychuk Gregory cho biết cơ quan này đã ban hành danh sách truy nã gồm Tổng tham mưu trưởng Gerasimov và 10 quân nhân khác của Nga.
Video đang HOT
Sau đó, ông Shevchenko đã chuyển quyết định bắt giữ tướng Gerasimov và bàn giao cho phía Ukraine lên tòa án quận Kiev.
Crimea và Sevastopol đã trở thành một phần của Nga trên các kết quả của cuộc trưng cầu dân ý diễn ra tháng 3 năm 2014.
Kiev và một số nước phương Tây đã từ chối công nhận kết quả của cuộc trưng cầu dân ý và áp đặt lệnh trừng phạt chống lại Nga. Về phần mình, Moscow khẳng định rằng vụ sáp nhập bán đảo hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
"Chức danh mới của Tập Cận Bình mang nhiều ý nghĩa chính trị hơn"
Chức danh mới của ông Tập Cận Bình vẫn còn mang nhiều ý nghĩa chính trị hơn quân sự và không bao hàm việc ông sẽ kiểm soát các hoạt động của quân đội Trung Quốc.
Tờ South China Morning Post ngày 21/4 đưa tin cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nắm chức Tổng Tư lệnh lực lượng tác chiến.
Chức danh mới được Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) tiết lộ trong bản tin ngày 20/4 khi đăng tải hình ảnh ông Tập Cận Bình đến thăm Trung tâm Chỉ huy Tác chiến trong bộ quân phục dã chiến.
Ông Tập Cận Bình hiện nắm giữ các vị trí cao cấp nhất của Trung Quốc gồm Tổng tư lệnh lực lượng tác chiến,Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Chủ tịch của Hội đồng An ninh Quốc gia.
Trong các lần xuất hiện trước đó với vai trò là người đứng đầu Ủy ban Quân ủy Trung ương, ông Tập Cận Bình thường mặc áo chẽn màu xanh, áo sơ mi và quần tây, không có phù hiệu hoặc trang trí.
Tại Trung tâm Chỉ huy Tác chiến, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã yêu cầu yêu cầu quân đội "tuyệt đối trung thành, sẵn sàng chiến đấu, hiệu quả trong chỉ huy, can đảm và có khả năng chiến thắng trong một cuộc chiến tranh".
Theo các nhà phân tích, bộ quân phục cho thấy ông Tập Cận Bình đã trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc, như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình.
Trước đó, ông Tập Cận Bình đã đảm nhiệm các chức danh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Chủ tịch của Hội đồng An ninh Quốc gia.
Trong khi Quân ủy Trung ương chịu trách nhiệm quản lý và nâng cao năng lực quốc phòng, trong khi đó Trung tâm Chỉ huy Tác chiến tập trung vào các chiến lược chiến đấu.
Các nhà quan sát cho rằng động thái này nhằm gửi một thông điệp tới thế giới là ông không chỉ là một nhà lãnh đạo cao cấp nhất của đất nước có quân đội lớn nhất thế giới mà còn là chỉ huy trưởng của lực lượng chiến đấu.
"Bộ quân phục ông Tập Cận Bình mặc trong chuyến thăm gửi đi thông điệp rằng ông là chỉ huy cấp cao nhất của lực lượng tác chiến Trung Quốc, được thành lập nhằm đáp ứng với các yêu cầu của chiến tranh hiện đại, có quyền chỉ huy các lực lượng bộ binh, hải quân, không quân, cũng như các lực lượng binh sĩ đặc biệt như Lực lượng Tên lửa và Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược", South China Morning Post dẫn lời thiếu tướng Trung Quốc đã nghỉ hưu Xu Guangyu cho biết
Chuyên gia quân sự tại Hong Kong, Liang Guoliang, nói với South China Morning Post rằng vị trí mới của ông Tập Cận Bình tương đương với chức Tổng tư lệnh quân đội Mỹ của Tổng thống Barack Obama.
Tập Cận Bình thăm Trung tâm Chỉ huy Tác chiến trong bộ quân phục.
Điều đó đồng nghĩa với việc các tư lệnh ở các Bộ tư lệnh quân đội nam, bắc, đông, tây và trung đều báo cáo về các lực lượng chiến đấu của mình cho ông Tập Cận Bình.
Hãng tin NBC News của Mỹ dẫn lời nhà sử gia, chính trị Zhang Lifan bình luận, sự thay đổi trên là dấu hiệu cho thấy bằng sự cải tổ lối chỉ huy quân sự cũ và trở thành chỉ huy trưởng, ông Tập Cận Bình đã loại bỏ các cấu trúc theo kiểu Liên Xô cũ, cạnh tranh với mô hình của Mỹ để có thể thực hiện nhanh chóng các quyết định của mình.
Sự thay đổi này thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận quốc tế bởi nó diễn ra trong thời điểm Trung Quốc trở nên cứng rắn hơn trong tranh chấp lãnh thổ, bất chấp phản ứng của Mỹ và các nước khác.
"Thông điệp quan trọng nhất ông Tập Cận Bình muốn gửi đến thế giới là sẽ không nhượng bộ về vấn đề chủ quyền, thậm chí dù có phải xảy ra chiến tranh", AP dẫn nhận định của chuyên gia quân sự Ni Lexiong tại đại học Khoa học Chính trị và Luật pháp (Trung Quốc).
Theo Ni Lexiong, hình ảnh ông Tập Cận Bình trong trang phục dã chiến và chức danh Tổng Tư lệnh lực lượng tác chiến là một thông điệp có tính toán gửi đến các nước như Mỹ, Nhật, Philippines...cũng như Đài Loan rằng Trung Quốc sẵn sàng chinh phục bằng vũ lực nếu cần thiết.
"Bộ quân phục không chỉ để thông báo rằng ông đã phụ trách quân đội mà còn cho thấy rằng Trung Quốc đã sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh. Nó cũng gửi tín hiệu tới các đối thủ rằng Trung Quốc đã sẵn sàng chiến đấu", ông nói thêm.
Tuy nhiên, chức danh mới của Tập Cận Bình vẫn còn mang nhiều ý nghĩa chính trị hơn quân sự và không bao hàm việc ông sẽ kiểm soát các hoạt động của quân đội Trung Quốc, Andrei Chang - Biên tập viên của tạp chí Kanwa Asian Defense tại Hong Kong cho hay.
"Trong suốt lịch sử Trung Quốc, quyền lực chính trị luôn được thành lập dựa trên sự kiểm soát của quân đội. Đây là chuyến thăm mang tính "khoe cơ bắp" với các đối thủ tiềm năng", Chang nhấn mạnh.
Hoàng Hải
VietBao.vn (Theo_Người Đưa Tin )
Chùm ảnh phóng sự cảm động về gia đình "cùng khổ" Giải Pulitzer 2016 dành cho hạng mục "Ảnh phóng sự" kể lại một câu chuyện vô cùng cảm động về chú bé Strider Wolf ở bang Maine của Mỹ. Sống cùng với ông bà Larry và Lanette, Strider - năm nay 6 tuổi - từng bị bạn trai của mẹ lạm dụng tồi tệ khi mới 2 tuổi. Quá nghèo túng, ông bà...