Ukraine “trải thảm đỏ” mời Mỹ
Chính quyền hiện nay ở Ukraine đang chào bán tất cả các công ty nhà nước cho các nhà đầu tư Mỹ với mong muốn “thấy các chủ sở hữu người Mỹ trên lãnh thổ Ukraine”.
Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk (bên trái) và nữ Bộ trưởng Tài chính Natalie Jaresko trong một cuộc đàm phán với các chủ nợ của Ukraine
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk lần thứ hai trong vòng chưa đầy 2 tháng qua lên tiếng mời chào các nhà đầu tư mua các công ty nhà nước của Ukraine. Ông Yatsenyuk nhấn mạnh trong thông báo do cơ quan báo chí chính phủ Ukraine đưa ra ngày 9-6: “Chúng tôi muốn bắt đầu quá trình tư nhân hóa. Nếu các nhà đầu tư Mỹ quyết định đầu tư vào các công ty nhà nước Ukraine, thì chúng tôi muốn bán chúng với những điều kiện minh bạch nhất. Ukraine hy vọng thấy các chủ sở hữu người Mỹ trên lãnh thổ Ukraine”.
Người đứng đầu chính phủ Ukraine cho biết thêm rằng, Hội nghị đầu tư Ukraine – Mỹ sẽ được tổ chức ở Thủ đô Washington vào ngày 13-7 tới. Tại đó, theo ông Yatsenyuk, hai nước sẽ bàn bạc trực tiếp về khả năng đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ vào Ukraine.
Cuối tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Yatsenyuk cũng đã đưa ra lời kêu gọi các công ty Mỹ tích cực mua doanh nghiệp nước này, tham gia sâu vào quá trình tư nhân hóa ở Ukraina, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. Lý do mà ông mời gọi các nhà đầu tư Mỹ đổ tiền vào Ukraine là vì “Kiev không có đủ phương tiện để thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế”.
Việc chính phủ Ukraine “ trải thảm đỏ” mời mọc đầu tư Mỹ diễn ra trong bối cảnh quốc gia tách ra từ Liên Xô này đang đứng trên bờ vực thẳm vỡ nợ, gần như không có tiền cho bất cứ
lĩnh vực nào. Tổng số nợ của Ukraine ước tính lên tới khoảng 50 tỷ USD trong năm 2014, chiếm 71% GDP và theo dự báo của Ngân hàng Quốc gia Ukraine thì tổng số nợ sẽ còn nhảy vọt lên 93% GDP vào năm 2015 này.
Video đang HOT
Trong khi đó, báo cáo của chính trị gia kiêm chuyên viên kinh tế Ukraine nổi tiếng Natalia Vitrenko cho biết, vào thời điểm hiện nay, 35% các nhà máy Ukraine đã ngừng sản xuất, 25% doanh nghiệp bị mất thị trường, 10% công ty phá sản… Năm 2014, GDP của Ukraine giảm 7% và giảm sâu thêm tới 17,6% trong quý 1-2015.
Đánh giá về mức độ khủng hoảng trầm trọng của nền kinh tế Ukraine, Giám đốc điều hành phụ trách các nước Đông Âu và Kavkaz của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) Francis Malizh cho rằng, nước này đang đối mặt với khủng hoảng ngân hàng, khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng kinh tế do GDP năm ngoái suy giảm mạnh. Hiện các chủ nợ đều sợ đầu tư vào Ukraine vì nước này có thể vỡ nợ, khả năng mà theo hãng đánh giá tín nhiệm Moody”s là gần 100%.
Chính vì thế ngoài việc các công ty Mỹ (hiện trong số chủ nợ lớn nhất của Ukraine có 5 công ty Mỹ) mua các doanh nghiệp nhà nước Ukraine để có tiền trang trải nợ nần, Kiev ngoài đàm phán với các chủ nợ để hoãn hay gia hạn nợ cũng đang sốt sắng chào bán 1 tỷ USD trái phiếu do Mỹ bảo lãnh. Bộ trưởng Tài chính Ukraine Natalia Yaresko kỳ vọng việc huy động được 1 tỷ USD trái phiếu này, cùng với các khoản viện trợ tài chính của Liên minh châu Âu (EU), sẽ giúp giảm gánh nặng nợ nần mà Kiev đang phải gánh, đồng thời mang lại “tia sáng” cho nền kinh tế Ukraine.
Theo_An ninh thủ đô
Du khách ồ ạt hủy tour tới Hàn Quốc
- Hàn Quốc vừa ghi nhận người thứ 6 tử vong do MERS. Thông tin người mắc MERS không ngừng tăng khiến hàng loạt du khách hủy tour tới nước này. Trong khi đó, Nhật Bản được cho sẽ là điểm đến thay thế.
Vài chục nghìn du khách hủy tour tới Hàn Quốc
Theo tin nhanh từ Tổng cục Du lịch Hàn Quốc (KTO), số du khách hủy kế hoạch tới Hàn Quốc tăng vọt từ 2.500 người ngày 1/6 lên 7.000 người chỉ một ngày sau đó. Trong số khách này chủ yếu là người Trung Quốc và một số nước châu Á khác.
Tính đến ngày 5/6, số du khách hủy kế hoạch tới Hàn Quốc đã lên tới 20.600 người, tăng 74,6% so với một ngày trước đó, trong đó 85% là du khách từ Trung Quốc, Đài Loan và Hong Kong. Con số này còn có thể tiếp tục tăng do có thêm nhiều trường hợp nhiễm hội chứng hô hấp Trung Đông ( MERS) tại Hàn Quốc.
Người Hàn Quốc luôn bịt khẩu trang mỗi khi ra trường vì lo sợ MERS.
Các công ty du lịch Hàn Quốc cho biết hiện tỷ lệ đặt phòng giảm 80% so với mức trung bình cùng kỳ những năm trước. Đây là một đòn mạnh giáng vào ngành du lịch-khách sạn của nước này.
Lo ngại về dịch bệnh MERS đặc biệt tăng cao đối với du khách Trung Quốc sau khi một người Hàn Quốc cho kết quả dương tính với MERS-CoV đã bay sang Hong Kong ngày 26/5 rồi sau đó đến miền Nam Trung Quốc.
Trong khi đó, một công ty du lịch Hàn Quốc cho biết thông tin nếu dịch MERS bùng phát tại Trung Quốc thì lượng du khách nước này đến Hàn Quốc hàng tháng có thể giảm xuống mức 100.000 người, chỉ bằng 20% so với mức trung bình trước khi bùng phát dịch.
Tin tức từ KTO, chỉ tính riêng ở Đài Loan đã có khoảng 1.300 người hủy tour đến xứ sở kim chi. Theo Korea Times, một quan chức của KTO cho biết: "Con số này bao gồm cả tour đoàn và tour lẻ, họ đặt chương trình của chúng tôi qua các đại lý du lịch. Các chi nhánh KTO ở Đài Loan đang tìm hiểu nguyên nhân hủy tour xem có phải vì MERS hay còn có lý do nào khác".
Còn tại Việt Nam, lượng du khách hủy tour đến Hàn Quốc cũng tăng đáng kể. Một nguồn tin cho biết tổng số khách VN hủy tour Hàn Quốc đã lên đến gần 30% con số đăng ký trước đó.
Ông Từ Quý Thành, Giám đốc Công ty Du lịch Liên Bang Travelink, cho biết đã có nhiều khách liên hệ với công ty này để hỏi về dịch MERS tại Hàn Quốc và khoảng 20% trong tổng số khách dự định đi tour của công ty đến xứ sở kim chi trong tháng này đã hủy tour.
Nhật Bản chờ đón cơ hội
Một quan chức KTO cho biết: "Nếu dịch MERS tiếp tục lan rộng tại Hàn Quốc, một số lượng lớn du khách nước ngoài có thể chuyển hướng du lịch tới Nhật Bản."
Jeon Jong-kyu, nhà nghiên cứu Chứng khoán Samsung nói rằng, nếu dịch bệnh này lan rộng, nó sẽ trở thành vấn đề đáng lo ngại ở Trung Quốc, và đây là thị trường lớn nhất của Hàn Quốc. "Khi mùa cao điểm của kỳ nghỉ hè đang đến gần, Hàn Quốc là nước châu Á duy nhất bị dịch MERS đe dọa. Nhật Bản, đối thủ nặng ký của Hàn Quốc về du lịch cũng đang nỗ lực thu hút du khách do đồng yen giảm. Những điều này đều gây ảnh hưởng xấu đến du lịch Hàn Quốc", ông Jeon chia sẻ.
Ông Jeon còn cho biết, khi đại dịch SARS ảnh hưởng tới Hong Kong năm 2003, phải mất đến 3 tháng sau đại dịch, số du khách từ Trung Quốc đại lục đến Hong Kong mới tăng trở lại.
Và khi dịch MERS bùng phát, Hàn Quốc không chỉ mất khách nước ngoài, mà du lịch nội địa cũng tổn hại. Những lo ngại về dịch MERS làm du khách ngần ngại khi đến thăm các sở thú, do lạc đà được cho là làm lây lan virus.
Công viên Seoul Grand, nơi có vườn thú Seoul thường đón khoảng 35.000 du khách vào cuối tuần, vậy mà cuối tuần vừa qua giảm 60% lượng du khách (khoảng 79.000 người) so với cuối tuần trước đó. Người quản lý công viên cho rằng, nguyên nhân cơ bản là do tâm lý lo ngại dịch MERS.
Bệnh nhân thứ 6 ở Hàn Quốc tử vong vì MERS Hàn Quốc ngày 8/6 xác nhận ca tử vong thứ 6 do nhiễm vi rút gây ra hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS). Giới chức thành phố Daejeon, Hàn Quốc ngày 8/6 cho biết một cụ ông 80 tuổi vừa tử vong sau khi bị nhiễm vi rút gây MERS, nâng tổng số ca tử vong do dịch bệnh này ở Hàn Quốc lên 6 người. Cụ ông này bị lây nhiễm từ một bệnh nhân nhiễm vi rút gây MERS khác tại bệnh viện. Bộ Y tế Hàn Quốc vừa xác nhận thêm 23 trường hợp nhiễm MERS mới. Tính đến ngày 8/6, Hàn Quốc có 87 trường hợp nhiễm vi rút gây MERS. Trong số các ca nhiễm mới, có 17 trường hợp bị lây nhiễm trong một bệnh viện ở Seoul, nơi bệnh nhân nhiễm vi rút gây MERS đầu tiên ở Hàn Quốc được điều trị. Bộ Y tế Hàn Quốc cũng cung cấp thông tin về 24 cơ sở y tế tại nước này đã có các trường hợp lây nhiễm hoặc có bệnh nhân nhiễm vi rút gây MERS. Hơn 2.300 người đã được cách ly tại các cơ sở y tế hoặc ở nhà. Đến ngày 8/6, 1.869 trường học trên cả nước đã buộc phải đóng cửa để đề phòng lây nhiễm. Giới chức Hàn Quốc cũng quyết định sẽ theo dõi điện thoại di động của những người đang được cách ly. Trước tình hình này, Chính phủ Hàn Quốc đã kêu gọi người dân bình tĩnh, hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh MERS. Tính đến 7/6, đã có hơn 2.300 người ở Hàn Quốc bị cách ly ở các cơ sở y tế và tại nhà. Những người này sẽ được tiến hành theo dõi điện thoại di động ngằm ngăn ngừa nguy cơ lây lan. 700 trường học ở nước này phải đóng cửa. Du lịch Hàn Quốc vẫn an toàn? Tin tức từ Văn phòng Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, cơ quan này vừa có thông báo gửi đến hàng loạt công ty du lịch trong nước để cập nhật thông tin và trấn an du khách rằng, đi du lịch ở Hàn Quốc vẫn an toàn vì vùng dịch bệnh nằm rất xa các điểm du lịch và dịch MERS không dễ lây lan. "Những trường hợp mắc bệnh, nghi tiếp xúc với người bệnh và các bệnh viện điều trị đều nằm ở thành phố Peongtaek, phía Bắc tỉnh Gyeonggi-do, cách xa các địa điểm vui chơi giải trí và du lịch nổi tiếng như Everland, Seoul, Nami, Gyeongju, Busan hay Jeju... Khách du lịch tới Hàn Quốc không có cơ hội tiếp xúc với những bệnh nhân này trong một khoảng không gian chật hẹp nên hầu như không có khả năng nhiễm bệnh", ông Kang Sungghil, Trưởng đại diện của Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam, nói trong thư gửi đến các công ty du lịch. Hàn Quốc là một trong những điểm du lịch ưa thích của người Việt. Năm ngoái, có hơn 140.000 lượt khách đến nước này. Năm tháng đầu năm 2015, lượng khách đến đây đã lên đến hơn 86.000 lượt.
THANH NGỌC
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Bất chấp căng thẳng, Nga và Mỹ vẫn hợp tác chế tạo trực thăng Bất chấp quan hệ giữa Nga và Mỹ trở lên căng thẳng liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine, các công ty trực thăng của hai nước vẫn hợp tác lắp ráp trực thăng để bán sang Nga. Tờ báo Kommersant đăng tin, hãng chế tạo Trực thăng Bell của Mỹ được cho là đã ký hợp đồng với Nhà...