Ukraine: Tổng thống tự tin chiến thắng, quân đội báo tin đáng lo khi vũ khí phương Tây chưa tới
Trong chuyến thăm châu Âu lần đầu kể từ khi xung đột với Nga bùng phát, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tự tin tuyên bố về chiến thắng.
Nhưng những thông tin mà quân đội nước này cung cấp về sự chuẩn bị của Moskva cho chiến dịch tấn công mới có thể khiến nhiều người lo ngại.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Thủ tướng Anh Rishi Sunak ngày 8/2/2023. Ảnh: AFP
Ngày 8/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có chuyến công du bất ngờ tới Anh, đánh dấu lần thứ 2 ông rời đất nước kể từ khi chiến sự nổ ra, sau chuyến đi tới Washington vào cuối tháng 12/2022.
Theo tờ The Kyiv Independent, tại Anh, Tổng thống Zelensky đã ký Tuyên ngôn đoàn kết với Thủ tướng nước chủ nhà Rishi Sunak. Theo đó, Anh cam kết trong năm 2023 sẽ giúp Ukraine huấn luyện ít nhất gấp đôi số lượng binh sỹ so với năm 2022 và cung cấp ít nhất 2,3 tỷ bảng Anh (2,7 tỷ USD) viện trợ quân sự, bao gồm các loại vũ khí trang bị tiên tiến hơn. Anh cũng sẽ tiếp tục giúp ngũ cốc của Ukraine tiếp cận thị trường toàn cầu.
Vui mừng trước thành quả đạt được tại Anh, ông Zelensky đã đề cập tới chiến thắng chung của Ukraine và Vương quốc Anh.
Video đang HOT
Ông Zelensky nói: “Chúng tôi nhận được gói phòng thủ mạnh mẽ từ Vương quốc Anh. Chúng tôi đã đồng ý về một số lượng đáng kể xe bọc thép, cung cấp vũ khí tầm xa, và chúng tôi cũng đã đồng ý bắt đầu đào tạo phi công Ukraine. Tôi tin rằng đây là tín hiệu rõ ràng của chúng tôi – của Ukraine và Vương quốc Anh – rằng chúng ta không chỉ đi cùng nhau mà sẽ đi hết con đường đến chiến thắng chung của chúng ta”.
Sau khi rời Anh, ông Zelensky sang Pháp và nhận được cam kết từ người đồng cấp Emmanuel Macron rằng Paris kiên quyết sát cánh cùng Kiev.
Ông Macron tuyên bố: “Nga không thể và không được chiến thắng trong cuộc chiến này. Chừng nào Nga còn tiếp tục tấn công, chúng tôi sẽ tiếp tục đáp ứng và điều chỉnh hỗ trợ quân sự cần thiết để bảo vệ Ukraine và tương lai của quốc gia này”.
Khi ông Zelensky tới Brussells, vào ngày 9/2, Chủ tịch Quốc hội châu Âu Roberta Metsola đã kêu gọi các nước thành viên nhanh chóng xem xét cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine.
Cùng ngày, Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak thông báo vấn đề liên quan tới máy bay chiến đấu và vũ khí tầm xa dường như đã được giải quyết.
Tuy ông Yermak không cung cấp thêm chi tiết, nhưng rõ ràng, phương Tây đang tiến gần hơn tới việc đồng ý cung cấp những loại vũ khí mà Kiev đưa ra yêu cầu từ thời kỳ đầu của cuộc xung đột với Nga, nhưng bị phương Tây từ chối.
Dẫu vậy, để có được các loại vũ khí tiên tiến mới từ phương Tây, Ukraine cần phải chờ đợi, như đối với xe tăng M1 Abrams của Mỹ thì sớm nhất là phải vào đầu tháng 3 còn các lô hàng khác được xác định là sẽ đến Ukraine “trong vài tháng tới”.
Binh sĩ Ukraine khai hỏa súng phòng không tại một vị trí gần Bakhmut, vùng Donetsk, miền Đông Ukraine ngày 4/2/2023. Ảnh: EPA-EFE
Trong khi đó, theo tờ The Kyiv Independent, tình báo Ukraine tin rằng Nga đang chuẩn bị cho việc tấn công quy mô lớ ở Donbass và “có thể” ở phía Đông Nam tỉnh Zaporizhzhia vào mùa xuân và mùa hè. Tới nay, Nga đã huy động được 300.000 đến 500.000 binh sỹ để bổ sung cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Tờ Foreign Policy cũng dự đoán Nga chuẩn bị thực hiện đợt tấn công mới.
Dẫn lời một quan chức quân đội Ukraine, phát biểu với điều kiện giấu tên, báo trên cho biết ước tính rằng Nga có 1.800 xe tăng, 3.950 xe bọc thép, 2.700 hệ thống pháo, 810 hệ thống tên lửa phóng loạt thời Liên Xô như Grad và Smerch, 400 máy bay chiến đấu và 300 trực thăng sẵn sàng cho một đợt tấn công mới.
Theo các nhà phân tích và quan chức Ukraine, cuộc tấn công mà Nga đang chuẩn bị sẽ tập trung vào miền Đông Ukraine, nơi Nga đã đạt được một số bước tiến về mặt chiến thuật.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cũng cho rằng,vào dịp kỷ niệm một năm ngày xung đột bùng phát (24/2/2022 – 24/2/2023), Nga sẽ gia tăng các hoạt động.
Thủ tướng Anh cải tổ nội các
Ngày 7/2, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã tiến hành cải tổ nội các nhằm thúc đẩy việc thực hiện các cam kết, trong đó có mục tiêu phát triển kinh tế.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak sau một cuộc họp ở London. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, Thủ tướng Sunak đã chia tách chức năng của hai bộ là Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp (BEIS) và Bộ Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao (DCMS) thành 4 bộ mới, trong đó có Bộ Khoa học và Đổi mới.
Theo Văn phòng Thủ tướng Anh, Thủ tướng Sunak đã chỉ định Bộ trưởng Kinh doanh đương nhiệm Grant Shapps làm Bộ trưởng Bộ An ninh năng lượng và trung hòa carbon mới thành lập. Chức trách của Quốc vụ khanh phụ trách thương mại Kemi Badenoch được mở rộng bao gồm cả kinh doanh và thương mại.
Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Văn hóa Michelle Donelan được chỉ định đứng đầu Bộ Khoa học, Sáng kiến và Công nghệ. Cựu Bộ trưởng Nhà ở Lucy Frazer đảm nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Truyền thông và Thể thao. Cựu Bộ trưởng Thương mại Greg Hands được chỉ định làm Chủ tịch đảng Bảo thủ.
Thủ tướng Sunak đang nỗ lực chèo lái nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn với lạm phát tăng lên mức hai chữ số, chi phí năng lượng tăng vọt và kinh tế trì trệ kéo dài. Ngoài ra, ông Sunak cũng đang đứng trước áp lực phải chứng minh rằng việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) không ảnh hưởng đến lợi ích của Anh, thông qua phát triển quan hệ thương mại mới với các đối tác quốc tế.
Anh sẽ cân nhắc rút khỏi Công ước châu Âu về nhân quyền Theo phóng viên TTXVN tại London, báo Sunday Times ngày 6/2 đưa tin Thủ tướng Anh Rishi Sunak sẽ cân nhắc rút Anh khỏi Công ước châu Âu về nhân quyền (ECHR) nếu các kế hoạch ngăn chặn tình trạng di cư bất hợp pháp của chính phủ nước này bị Tòa án nhân quyền châu Âu phán quyết là trái luật. Thủ...