Ukraine tổ chức tập trận quy mô lớn: Hệ quả gì?
Hoa Kỳ đã chuyển các máy bay quân sự và máy bay vận tải hạng nặng C-130J Super Hercules tới Ukraine để tham gia cuộc tập trận Clear Sky 2018.
Lầu Năm Góc đã gửi đến Ukraine máy bay tiêm kích F-15C Eagle và máy bay vận tải hạng nặng C-130J Super Hercules. Chúng đã hạ cánh xuống căn cứ không quân gần thành phố Starokonstantivov (vùng Khmelnitsky), tờ Rusvesna dẫn lời Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine cho biết.
Không quân Mỹ và đồng minh tới Syria tham gia tập trận quy mô lớn.
“Các phi đội F-15C Eagle và C-130J Super Hercules của Không quân Mỹ đến Ukraine để tham gia vào cuộc tập trận quân sự đa quốc gia Clear Sky 2018. Mục đích của cuộc tập trận là bảo đảm chủ quyền lãnh thổ và nhằm tăng cường hòa bình và an ninh trong khu vực thông qua hợp tác với các đối tác từ NATO và các đồng minh khác trong khu vực”, đại sứ quán Mỹ tại Ukraine thông báo.
Tờ Rusvesna cho biết thêm rằng, cuộc tập trận này sẽ diễn ra từ ngày 8/10 đến 19/10 trên lãnh thổ các vùng Khmelnytsky và Vinnitsa của Ukraine. Được biết, đây sẽ là cuộc tập trận đa quốc gia lớn nhất kể từ khi nước này giành độc lập.
Phía Ukraine sẽ tham gia cuộc tập trận này với khoảng 20 thiết bị bay, trong đó bao gồm các thiết bị bay không người lái (UAV) và trực thăng. Ngoài ra quân đội Ukraine cũng sẽ sử dụng các tổ hợp radar cả di động lẫn cố định và các tổ hợp phòng không di động trong cuộc tập trận này.
Video đang HOT
Ngoài Hoa Kỳ và Ukraine, 10 quốc gia khác của khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương cũng sẽ tham gia vào cuộc tập trận này. Đặc biệt trong số này phía Ba Lan và Romania sẽ đưa tiêm kích F-16C của họ tham gia vào cuộc tập trận này.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, cuộc tập trận của Ukraine diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraine ở khu vực biển Azov không ngừng tăng lên, có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột mới.
Được biết máy bay tiêm kích F-15C Eagle là chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4, chúng là thành phần không thể thiếu trong lực lượng không quân chiến thuật của Mỹ và NATO vào đầu thế kỷ XXI.
Tiêm kích F-15 Eagle là một máy bay tiêm kích chiến thuật, có khả năng cơ động cao và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Chúng được thiết kế để chiếm và duy trì ưu thế trên không với các máy bay khác của đối phương.
Công việc phát triển và thử nghiệm F-15 Eagle nằm trong khuôn khổ chương trình chung của lực lượng Không quân và NASA. Việc phát triển loại mày bay này đã được hoàn thành vào năm 1972 và đưa vào sử dụng năm 1976. F-15 được sử dụng ở Trung Đông, Vịnh Ba Tư và Nam Tư.
Máy bay tiêm kích F-15 Eagle vẫn còn hoạt động trong Không quân Hoa Kỳ cho đến năm 2025. Để phát triển máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5, phiên bản F-15SE Silent Eagle hai chỗ ngồi đa năng thuộc thế hệ thứ 4 đã thí điểm sử dụng một số công nghệ của thế hệ thứ 5, đặc biệt là công nghệ tàng hình.
Đối với Lockheed C-130J Super Hercules, đây là chiếc máy bay vận tải quân sự tầm trung và tầm xa của Mỹ. Chiếc máy bay này được sử dụng để vận chuyển các thiết bị quân sự, trinh sát, tiếp nhiên liệu và thực hiện cuộc không kích.
Phiên bản câng cấp C-130 Hercules là máy bay vận tải quân sự chính của Hoa Kỳ, các quốc gia thuộc NATO và một số quốc gia khác. Chiếc máy bay C-130J là phiên bản nâng cấp sâu của loại Lokheed C-130 Hercules.
Nguyễn Giang
Theo baodatviet
Mỹ cam kết gói hỗ trợ quân sự 175 triệu USD cho Ukraine
Mỹ vẫn tiếp tục ủng hộ Ukraine và hỗ trợ các lực lượng vũ trang của nước này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trong buổi họp báo chung tại thủ đô Kiev hôm nay. Ảnh: Reuters.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis ngày 24/8 cho biết Mỹ đã chấp thuận một gói hỗ trợ trang thiết bị quân sự mới trị giá 175 triệu USD cho Ukraine nhằm giúp nước này nâng cao năng lực phòng thủ, AFP đưa tin. Gói hỗ trợ quân sự mới sẽ nâng tổng số tiền mà Mỹ dành cho Ukraine kể từ năm 2015 tới nay lên 750 triệu USD.
Sau cuộc hội kiến với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Bộ trưởng Mattis nhấn mạnh Washington sẽ tiếp tục ủng hộ Kiev và giữ nguyên cam kết hỗ trợ các lực lượng vũ trang Ukraine.
Riêng về việc cung cấp vũ khí sát thương, Washington vẫn cân nhắc. "Vấn đề vũ khí phòng thủ sát thương, chúng tôi đang tích cực xem xét", ông Mattis cho hay.
Ukraine nhiều năm qua hy vọng Mỹ sẽ cung cấp vũ khí sát thương, đặc biệt là tên lửa chống tăng. Thượng viện Mỹ năm 2015 phê chuẩn dự luật cho phép hỗ trợ Ukraine loại vũ khí này. Tuy nhiên, quyết định trên vấp phải sự phản đối của chính quyền cựu tổng thống Mỹ Barack Obama.
Theo thống kê, kể từ thời điểm xung đột bùng phát ở miền đông Ukraine hồi tháng 4/2014 đến nay, hơn 10.000 người đã thiệt mạng và hàng trăm nghìn người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm nay cũng lên tiếng cáo buộc Nga đang muốn vẽ lại các đường biên giới quốc tế bằng vũ lực, đồng thời khẳng định các lệnh trừng phạt Nga sẽ tiếp tục có hiệu lực.
Ông Mattis đang ở Kiev, bắt đầu chuyến thăm Ukraine để bàn về việc Mỹ tăng cường hậu thuẫn cho quân đội quốc gia Đông Âu này. Cùng đi với người đứng đầu Lầu Năm Góc có đặc phái viên Mỹ về Ukraine Kurt Volker.
Theo giới phân tích, mục đích chuyến thăm chủ yếu nhằm thể hiện sự ủng hộ của Washington đối với Kiev, đồng thời kiểm tra các khoản đầu tư Mỹ dành cho quân đội Ukraine.
An Hồng
Theo VNE
Ukraine dọa chế tạo tên lửa 1.500km, tấn công tới tận Moscow Chuyên gia Nga cho biết, Ukraine đe dọa chế tạo tên lửa có khả năng "bay tơi Moscow" là chuyện hết sức hoang đường. Mới đây, chuyên gia quân sự Ukraine Valentin Badrak tuyên bố trong cuộc phỏng vấn của UkrLife rằng, giới công nghiệp quốc phòng nước này có đủ khả năng kỹ thuật để chế tạo tên lửa tầm bay 1.500...