Ukraine tố bị ăn cướp trong khó khăn trăm bề
Ukraine tố cáo bị Nga ăn cướp 2 giàn khoan dầu ở Crimea khi đang phải đối mặt với vô vàn những khó khăn.
Ukraine cáo buộc Nga “ăn cướp” 2 giàn khoan dầu ở Crimea
Hãng Reuters dẫn lời giới chức Ukraine cho biết, Kiev vừa lên tiếng cáo buộc Nga “ăn cướp” 2 trong số các giàn khoan dầu của họ, sau khi hãng dầu khí Chornomornaftogaz đóng tại Crimea quyết định rời trang thiết bị quan trọng vào vùng lãnh hải Nga vì tình hình căng thẳng.
“Bộ Ngoại giao Ukraine bày tỏ sự phẫn nộ sâu sắc trong mối liên hệ với các hành động của Nga vốn đang vi phạm luật pháp quốc tế, và thêm một lần nữa nhằm vi phạm chủ quyền của Ukraine”, Bộ Ngoại giao Ukraine ra thông báo cho hay.
Trong khi đó, hãng năng lượng nhà nước của Ukraine là Naftogaz – tập đoàn mẹ sở hữu 100% cổ phần tại Chornomornaftogaz – thì lặp lại quan điểm rằng họ sẽ đòi tiền bồi thường từ phía Nga ở các tòa án quốc tế, sau vụ sáp nhập Crimea khiến Naftogaz bị mất nhiều tài sản dầu và khí mà theo tập đoàn này ước tính thì có trị giá khoảng 15,7 tỷ USD.
Ukraine gọi việc di dời giàn khoan là hành vi “cướp bóc trên quy mô lớn”. Ảnh: KYIVPOST.COM
Tuyên bố của chính quyền Tổng thống Poroshenko được đưa ra sau khi công ty Chornomornaftogaz ra thông báo quyết định rời 2 giàn khoan dầu trị giá 25 tỷ rúp (357 triệu USD) vào vùng lãnh hải của Nga, vì “tình hình quốc tế phức tạp và những nguy cơ mất mát tài sản quan trọng” hôm 14/12.
Video đang HOT
Các chuyên gia cho rằng, những lý lẽ trên của Ukraine là hết sức yếu ớt và chỉ nhằm mục đích tìm kiếm thêm sự ủng hộ của các nước nhằm gây sức ép lên chính quyền Tổng thống Putin đối với việc sát nhập bán đảo Criema vào năm ngoái.
Thực tế thì Crimea là nơi có nguồn dự trữ dầu lớn. Bản thân Ukraine vốn “khát năng lượng” nên từ khi để bán đảo này rơi vào tay Nga thì tình hình trong nước ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng thiếu nhiên liệu khí đốt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân đang là một trong những mối lo hàng đầu của chính quyền Kiev trong mùa đông lạnh giá.
Ukraine ngày càng bế tắc
Trong một diễn biến khác, nội bộ Ukraine những ngày gần đây đang mâu thuẫn sâu sắc và tồn tại nhiều điểm bất đồng khó có thể giải quyết triệt để được.
Mới đây nhất, ngày 16/12, Tòa hành chính khu vực Kiev đã ra phán quyết cấm Đảng Cộng sản Ukraine hoạt động theo đơn kiện của Bộ Tư pháp nước này.
Thông cáo cho biết: “Tòa án hoàn toàn chấp nhận đơn kiện của Bộ Tư pháp Ukraine, cấm Đảng Cộng sản Ukraine hoạt động”. Vụ việc này được xem xét với sự tham gia của bên thứ ba là Ủy viên Nhân quyền của Quốc hội Ukraine.
Trước đó, ngày 8/7/2014, Bộ Tư pháp Ukraine và Cơ quan đăng ký Ukrgosreestr đã kiện lên Tòa hành chính khu vực Kiev yêu cầu cấm Đảng Cộng sản hoạt động trên lãnh thổ Ukraine. Ngày 30/9, Tòa hành chính khu vực Kiev theo đơn kiện của Bộ Tư pháp đã đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản Ukraine (mới) và Đảng Cộng sản công nông.
Cùng ngày, Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh chỉ thị từ ngày 1/1/2016, Nga sẽ đình chỉ Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Ukraine.
Những khó khăn liên tiếp bủa vây chính quyền Tổng thống Poroshenko. Ảnh: AP
Văn kiện nêu rõ: “Do tình hình đặc biệt ảnh hưởng đến lợi ích và an ninh kinh tế của LB Nga và đòi hỏi thông qua các biện pháp tức thời, nay quyết định: … từ 1/1/2016 đình chỉ Hiệp định thương mại tự do, ký tại thành phố St. Petersburg ngày 18/10/2011 với Ukraine”.
Trước những đề nghị từ phía Liên minh châu Âu và chính quyền Kiev, phát biểu trong cuộc họp báo thường niên ngày 17/12 tại Moskva, người đứng đầu điện Kremlin đã thẳng thắng nêu quan điểm:
“Từ ngày 1/1/2016, mối quan hệ kinh tế (giữa 2 nước) sẽ xấu đi. Liên minh châu Âu (EU) đã đề nghị tôi không đưa Ukraine ra khỏi Khu vực Thương mại Tự do. Tuy nhiên, Ukraine đã không tuân thủ các quy định của chúng tôi cũng như không đáp ứng được những tiêu chuẩn về kinh tế.”
Chính trường liên tiếp dậy sóng, những khó khăn về kinh tế, tình trạng thiếu nhiên liệu, tham nhũng kéo dài đang là sức ép đè nặng lên chính quyền Tổng thống Poroshenko.
Lương Sơn (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Tổng thống Nga đình chỉ thỏa thuận thương mại tự do với Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 16/12 đã ký sắc lệnh đình chỉ thỏa thuận thương mại tự do với Ukraine từ ngày 1/1 tới.
Theo sắc lệnh trên, Tổng thống Nga yêu cầu dừng thỏa thuận thương mại tự do với Ukraine, được ký hồi năm 2011, do những tác động tới lợi ích và an ninh kinh tế của Liên bang Nga.
Ông Putin. Ảnh: thedailybeast.
Tuy nhiên, sắc lệnh này không đề cập đến việc thỏa thuận thương mại tự do sẽ bị đình chỉ trong bao lâu.
Hiện Ukraine chưa đưa ra phản ứng nào trước quyết định trên của Nga./.
Lệ Chi Theo Reuters
Theo_VOV
Venezuela tăng số giàn khoan dầu dù chật vật vì giá cả Khắp châu Mỹ, các giàn khoan đang bị "treo" khi giá dầu đã và đang dừng ở mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua. Song tình hình ở một quốc gia thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dẩu mỏ (OPEC) lại khác. Ảnh: Reuters Theo Bloomberg, ở Colombia, hơn 57% số giàn khoan đã ngừng hoạt động. Tại Mexico, con số...