Ukraine tiết lộ kế hoạch rút quân của Nga khỏi Syria
Tình báo Ukraine cho biết Nga đang lên kế hoạch vận chuyển một số thiết bị quân sự và vũ khí từ căn cứ hải quân ở Syria đến Libya.
Căn cứ không quân Khmeimim của Nga ở Syria (Ảnh: Reuters).
Lực lượng đối lập đã lật đổ chính quyền Tổng thống Syria Bashar Assad vào đầu tháng 12. Trong bối cảnh đó, Nga được cho là đã bắt đầu rút các khí tài hải quân và quân sự khỏi Syria.
Tình báo quân sự Ukraine (HUR) cho biết, một số lính đán.h thuê thuộc Quân đoàn châu Phi của Nga đang đồn trú tại căn cứ Tartus trên bờ biển Địa Trung Hải.
Quân đoàn châu Phi của Nga được cho là thành lập vào năm 2023 với hơn 2.000 binh lính và sĩ quan, cũng như lính đán.h thuê giàu kinh nghiệm. Nhiều người trong số họ trước đây đã phục vụ trong lực lượng quân sự tư nhân Nga Wagner.
Quân đoàn châu Phi có khả năng từng được triển khai ở Syria, Libya, Burkina Faso và Niger.
Theo HUR, các tàu đổ bộ lớn của Nga Ivan Gren và Alexander Otrakovsky, cũng như tàu vận tải Sparta dự kiến sẽ đến cảng Syria vào ngày 5/1.
Video đang HOT
Hai tàu khác của Nga, gồm tàu vận tải đa năng Sparta II và tàu chở dầu Ivan Skoblev, dự kiến sẽ đến vào ngày 8/1.
“Nga có kế hoạch sử dụng các tàu Sparta và Sparta II để vận chuyển thiết bị quân sự và vũ khí từ Syria đến Libya”, HUR cho biết thêm.
Một tàu chiến khác của Nga, khinh hạm Đô đốc Golovko, được cho là đang có kế hoạch tiếp nhiên liệu.
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, các cuộc đàm phán với lãnh đạo mới của Syria có thể quyết định tương lai hoạt động và điều khoản đối với các căn cứ quân sự của Nga tại đây.
“Việc triển khai các căn cứ quân sự của Nga ở Syria được quy định bởi thỏa thuận được ký kết giữa Nga và Syria theo quy định của luật pháp quốc tế. Mỗi văn bản đều xác định điều kiện hoạt động của các cơ sở này và bao gồm nghĩa vụ cụ thể cho cả hai bên”, Ngoại trưởng Lavrov trả lời phỏng vấn hãng tin RIA Novosti ngày 29/12.
Ông thừa nhận, việc Tổng thống Syria Bashar Assad bị lật đổ kéo theo việc Nga phải điều chỉnh bố trí quân sự ở nước này.
Mặc dù không có yêu cầu chính thức nào về việc sửa đổi các thỏa thuận, nhưng ông Lavrov lưu ý rằng giai đoạn chuyển tiếp được tuyên bố cho đến ngày 1/3/2025 dưới thời chính phủ lâm thời Syria đã đặt ra những hạn chế đối với việc hoạch định chính sách.
Sau khi các nhóm chiến binh do Hayat Tahrir-al-Sham (HTS) lãnh đạo phát động cuộc tấ.n côn.g bất ngờ trên khắp Syria, kiểm soát một số thành phố quan trọng, bao gồm cả thủ đô Damascus, lật đổ chính quyền Assad, số phận các căn cứ của Nga tại Khmeimim và Tartus đang là dấu hỏi lớn.
Năm 2017, Moscow và Damascus đã đồng ý đồn trú quân đội Nga ở đó trong 49 năm.
Ông Lavrov cho biết Moscow vẫn duy trì liên lạc với chính quyền mới của Syria, thảo luận về sự an toàn của công dân Nga và đại sứ quán ở nước này. Ông nhấn mạnh sự quan tâm của Moscow trong việc đối thoại với Damascus về các vấn đề song phương khác.
Tình báo Ukraine: Tàu Nga dùng để sơ tán nhân sự từ Syria gặp sự cố trên biển
Tàu hàng Sparta của Liên bang Nga được cử đến Syria để sơ tán thiết bị quân sự và vũ khí đã gặp sự cố trên đường đi, đang trôi dạt trên vùng biển gần Bồ Đào Nha.
Tàu hàng Sparta được Liên bang Nga cử đi để sơ tán thiết bị quân sự và vũ khí từ Syria. Ảnh: Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine (DIU)
Báo Ukrainska Pravda ngày 23/12 dẫn thông tin từ Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine (DIU) cho biết: "Tàu hàng Sparta do Liên bang Nga cử đi để sơ tán thiết bị quân sự và vũ khí từ Syria, được cho là đã gặp trục trặc trên biển do lỗi đường dẫn nhiên liệu của động cơ chính. Hiện nay, con tàu này đang trôi dạt trên vùng biển gần Bồ Đào Nha trong khi thuỷ thủ đoàn Liên bang Nga cố gắng sửa chữa.
Trong khi đó, các lực lượng còn lại của Liên bang Nga tại Syria đã hoàn tất việc rút quân khỏi các khu vực xa xôi và tập trung tại hai địa điểm chính là Căn cứ Không quân Khmeimim và Căn cứ Hải quân Tartus".
Tuy nhiên, Liên bang Nga cũng bắt đầu chuyển một phần thiết bị quân sự và vũ khí từ cảng Tartus sang Libya bằng đường biển, đồng thời thảo luận tích cực về khả năng rút quân hoàn toàn khỏi lãnh thổ Syria, bao gồm cả các căn cứ tại Khmeimim và Tartus, muộn nhất là vào ngày 20/2/2025.
Động thái này được cho là liên quan đến nỗ lực của chính quyền mới ở Damascus nhằm gỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), việc mất các căn cứ quân sự tại Syria có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng của Moskva trong việc tiến hành các chiến dịch tại châu Phi. Điều này sẽ làm suy yếu vị thế của Liên bang Nga tại Libya và các quốc gia cận Sahara, cũng như giảm ảnh hưởng của Liên bang Nga đối với các chế độ độc tài tại châu Phi.
Trong khi đó, hãng tin Reuters ngày 14/12 dẫn tiết lộ từ bốn quan chức Syria làm việc trong lĩnh vực quân sự và an ninh, có liên hệ với phía Liên bang Nga cho biết Moskva quả thực đang rút một số thiết bị hạng nặng và binh sĩ khỏi hỏi các mặt trận ở miền Bắc Syria và một số trạm tại dãy núi Alawite, nhưng không rời bỏ hai căn cứ chính của mình tại quốc gia này sau sự sụp đổ của Tổng thống Bashar al-Assad.
Các căn cứ tại Syria là một phần quan trọng trong sự hiện diện quân sự của của Liên bang Nga trên toàn cầu. Trong đó, căn cứ hải quân Tartous là trung tâm sửa chữa và tiếp tế duy nhất của Moskva ở Địa Trung Hải còn căn cứ không quân Hmeimim là trạm trung chuyển chính cho các hoạt động quân sự tại châu Phi.
Liên quan tới số phận các căn cứ quân sự nêu trên, trong một phát biểu tại cuộc họp báo lớn cuối năm ở Moskva và giao lưu trực tiếp với người dân diễn ra vào ngày 19/12, Tổng thống Liên bang Vladimir Putin cho biết hầu hết những người ở Syria mà phía Liên bang Nga đã tiếp xúc về tương lai của hai căn cứ quân sự chủ chốt của Liên bang Nga tại Syria đều ủng hộ việc duy trì những căn cứ này, nhưng cuộc đàm phán vẫn đang tiếp diễn.
Theo ông Putin, Liên bang Nga cần tự quyết định cách phát triển mối quan hệ của mình với các lực lượng chính trị đang kiểm soát tình hình và sẽ kiểm soát tình hình Syria trong tương lai.
Tổng thống Liên bang Nga nói: "Tất nhiên, chúng tôi mong muốn hòa bình tại Cộng hòa Ả Rập Syria. Chúng tôi duy trì quan hệ với tất cả các nhóm đang kiểm soát tình hình tại đó, với tất cả các quốc gia trong khu vực. Tuyệt đại đa số họ nói với chúng tôi rằng họ mong muốn chúng tôi duy trì các căn cứ quân sự ở Syria. Tôi không biết, chúng tôi cần suy nghĩ về điều này, bởi chúng tôi phải tự quyết định cách mối quan hệ của mình phát triển với các lực lượng chính trị hiện đang kiểm soát tình hình ở quốc gia đó (Syria) và sẽ kiểm soát trong tương lai".
Cũng trong cuộc họp báo nêu trên, Tổng thống Putin lưu ý rằng Liên bang Nga không bị thất bại ở Syria. Liên bang Nga đã đến Syria 10 năm trước để ngăn chặn việc tạo ra một pháo đài khủn.g b.ố ở đây và đã đạt được mục tiêu của mình.
Nhà lãnh đạo Liên bang Nga nói: "Các ông, hoặc những người trả lương cho các ông, muốn trình bày mọi thứ đang xảy ra ở Syria như một thất bại của Liên bang Nga. Tôi đảm bảo với các ông, điều đó không đúng, và tôi sẽ giải thích lý do. Chúng tôi đến Syria 10 năm trước để ngăn chặn việc hình thành một khu vực khủn.g b.ố giống như những gì chúng ta đã thấy ở một số quốc gia khác, chẳng hạn như Afghanistan. Nhìn chung, chúng tôi đã đạt được mục tiêu của mình".
Tổng thống Putin còn cho biết ông chưa gặp cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad kể từ khi ông này bị lật đổ và buộc phải chạy sang Moskva hôm 8/12, nhưng ông dự định xúc tiến cuộc gặp này và sẽ hỏi về số phận của phóng viên Mỹ Austin Tice mất tích ở Syria.
Syria thời hậu Assad: Bài toán đa chiều và vai trò của các nước lớn Sự kiện Tổng thống Assad bị lật đổ chóng vánh đã đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai của Syria và buộc các nước liên quan phải nhanh chóng tính toán lại chiến lược của mình. Các máy bay quân sự tại sân bay ở Hama, Syria sau khi Tổng thống Assad bị lật đổ (Ảnh: Reuters). Với sự tiên phong của...