Ukraine tiếp tục tấn công “chống khủng bố” ở miền đông
Tổng thống Ukraine ra lệnh tấn công sau khi một chính trị gia bị sát hại.
Ngày 22/4, Tổng thống lâm thời Ukraine Oleksander Turchinov đã ra lệnh cho quân đội nước này tiếp tục chiến dịch tấn công nhắm vào những “kẻ nổi loạn thân Nga” sau khi một chính trị gia thuộc đảng của ông này thiệt mạng vì bị tra tấn.
Hồi tuần trước, chiến dịch “chống khủng bố” do Kiev phát động đã không thành công trong việc tái chiếm thành phố Slavyansk ở miền đông do các tay súng thân Nga kiểm soát, và quân đội Ukraine đã tạm ngừng tấn công sau khi Nga, Ukraine, Mỹ và EU ký hiệp định bốn bên ở Geneva nhằm tháo gỡ khủng hoảng Ukraine.
Nhiều thành phố miền đông Ukraine đang do các tay súng thân Nga kiểm soát
Tuy nhiên, ngay sau khi ký kết, bản thân hiệp định này đã có vấn đề khi cả Nga và Mỹ đều đùn đẩy trách nhiệm thực hiện hiệp định cho nhau, trong đó có việc thực thi điều khoản buộc các tay súng thân Nga phải hạ vũ khí vào rời khỏi các tòa nhà chính quyền mà họ đang chiếm giữ.
Đến ngày hôm qua, tình hình càng trở nên tồi tệ hơn sau khi Tổng thống lâm thời Turchinov cho biết một chính trị gia thuộc đảng Batkivshchyna của ông này đã bị “bọn khủng bố” bắt cóc, tra tấn và sát hại ở gần Slavyansk, nơi đang do các tay súng thân Nga kiểm soát.
Ông này tuyên bố: “Tội ác này được thực hiện với sự hậu thuẫn và thông đồng của Nga. Tôi kêu goi các cơ quan an ninh tiếp tục thực hiện các biện pháp chống khủng bố hiệu quả nhằm bảo vệ công dân Ukraine ở miền đông khỏi những kẻ khủng bố.”
Video đang HOT
Cảnh sát Ukraine cho biết thi thể của chính trị gia trên được phát hiện trong một con sông ở Slavyansk. Nạn nhân là Volodymyr Rybak, một ủy viên hội đồng thị trấn Horlivka, gần thủ phủ của vùng Donetsk.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định rằng lực lượng quân sự trang bị yếu kém của Ukraine có thể sẽ không quyết liệt thực hiện mệnh lệnh của ông Turchinov. Ngoài ra, lời kêu gọi của ông này có thể khơi mào cho cuộc khẩu chiến giữa Moscow và Kiev về việc bên nào không chịu tuân thủ hiệp định Geneva đã được ký kết.
Hôm qua, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm tới Ukraine đã tuyên bố rằng Nga “còn rất ít thời gian” để hành động và tháo gỡ khủng hoảng. Tuy nhiên phía Moscow lại bác bỏ tuyên bố trên và khẳng định rằng họ vẫn có thể chịu được bất cứ biện pháp cấm vận kinh tế nào cứng rắn hơn của phương Tây.
Phó Tổng thống Mỹ Biden (trái) và Tổng thống lâm thời Ukraine Turchinov
Ông Biden kêu gọi Nga rút hết các đơn vị quân sự đang tập kết tại biên giới Ukraine và thuyết phục lực lượng ly khai ở Ukraine giải giáp vũ khí.
Gần đây, Mỹ đã liên tục cảnh báo Nga về “cái giá ngày càng lớn” nếu Moscow không thực hiện đầy đủ hiệp định Geneva đã được ký kết, và Mỹ áp đặt thêm các lệnh cấm vận nếu Nga không là hạ nhiệt căng thẳng ở Ukraine.
Đáp lại, đại sứ Nga lại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin tuyên bố: “Tất nhiên sẽ thật ngây thơ nếu cho rằng toàn bộ quá trình này sẽ xảy ra nhanh chóng.”
Mặc dù Nga tuyên bố rõ ràng rằng họ không có ý định can thiệp quân sự vào Ukraine, Mỹ đã đưa khoảng 600 binh sĩ tới Ba Lan và 3 quốc gia vùng Baltic để diễn tập quân sự nhằm trấn an các đồng minh NATO sau những sự kiện xảy ra gần đây ở Ukraine.
Theo Khampha
Obama đến châu Á: Truyền thông Trung Quốc "hậm hực"
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc bày tỏ sự tức tối đối với chuyếncông du tới châu Á của Tổng thống Mỹ Obama và cho rằng đây là sự hỗ trợ của Washington đối với các nước đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Theo tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc, chuyến thăm này của ông Obama sẽ gây thêm căng thẳng cho các vấn đề trong khu vực.
Tổng thống Mỹ Obama sẽ bắt đầu chuyến công du châu Á vào ngày 23/4/2014.
Tờ báo đặt câu hỏi: "Không khó để nhìn thấy động cơ thầm kín trong chuyến công du lần này của ông Obama. Hầu hết các nước mà ông đến thăm đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Ông Obama sẽ là một lính cứu hỏa hay một người thổi bùng thêm ngọn lửa?".
Báo này cũng cáo buộc rằng Mỹ "đang bí mật hỗ trợ các hành vi khiêu khích của Nhật Bản và Philippines".
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã thì dẫn lời ông Jin Canrong, một chuyên gia về quan hệ quốc tế của Đại học Nhân dân Trung Quốc, rằng Mỹ muốn khẳng định sự hiện diện của mình trong khu vực.
Ông này nói: "Trong thực tế, Mỹ có sự tự tin để kiểm soát Nhật Bản, và hy vọng rằng có thể đóng một vai trò quân sự lớn hơn ở châu Á".
Trang Thông tin Kinh tế của Trung Quốc chỉ ra rằng các vấn đề kinh tế và thương mại cũng sẽ được thảo luận trong các chuyến thăm này vì Mỹ mong muốn mở rộng thị trường của mình ở châu Á. Bài báo viết: "Chuyến công du của ông Obama nhằm tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở Châu Á và củng cố chiến lược kinh tế của Mỹ trong khu vực này".
Trong khi đó, giáo sư Shen Dingli, chuyên gia về an ninh của Đại học Fudan ở Thượng Hải nhận xét, Trung Quốc sẽ khá thoải mái về chuyến công du châu Á của ông Obama vì biết rằng mối quan hệ Trung - Mỹ quan trọng hơn quan hệ Mỹ - Nhật hay Mỹ - Hàn Quốc.
Jia Qingguo, trưởng khoa quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh thì cho rằng việc Mỹ dồn sự quan tâm sang châu Á là phù hợp vì khu vực này ngày càng có ảnh hưởng lớn hơn và giàu có hơn.
Tổng thống Mỹ Obama sẽ ở thăm Nhật Bản trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 23/4 và sau đó sẽ đến Hàn Quốc, Malaysia và Philippines.
Christopher Johnson, từng là nhà phân tích về Trung Quốc của CIA, khẳng định Trung Quốc sẽ là "chủ đề bao trùm khắp chuyến công du".
Theo Infonet
Nghị sĩ Hàn ngồi tù 12 năm vì ủng hộ Triều Tiên Hôm 17/2, tòa án Hàn Quốc đã tuyên án 12 năm tù với nghị sĩ cánh tả đối lập Lee Seok-Ki (52 tuổi) trước cáo buộc âm mưu bạo loạn vũ trang ủng hộ Triều Tiên. Nghị sĩ Lee Seok-Ki bị kết án 12 năm tù với tội danh âm mưu tạo phản. Trước đó, các công tố Hàn Quốc đã yêu cầu...