Ukraine theo Mỹ vẫn phụ thuộc Nga: Tình thế dang dở
Ukraine muốn theo đuổi quy chế đối tác chủ chốt của Mỹ nhưng visa cũng phụ thuộc vào Nga, người dân Ukraine đang muốn gì?
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Stepan Poltorak hôm 4/10 tuyên bố về triển vọng trở thành quốc gia thứ 17 trên thế giới nhận được quy chế đối tác chủ chốt của Mỹ ngoài NATO.
Theo đó, ông Poltorak tuyên bố hiện Ukraine và Mỹ đang đàm phán về vấn đề này, đồng thời bày tỏ tin tưởng sẽ nhận được quy chế “đặc biệt” trên.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Stepan Poltorak và người đồng nhiệm Mỹ, Ashton Carter.
Quy chế “Đối tác chủ chốt” của Mỹ ngoài NATO được thiết lập vào năm 1989. Những quốc gia được trao quy chế này có cơ hội tham gia vào các sáng kiến quốc phòng, nghiên cứu quân sự với Mỹ, cũng như cung cấp hạn chế các loại vũ khí và các dự án vũ trụ.
Tuyên bố này thể hiện một đường lối nhánh cạnh khả năng đưa Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Học thuyết quốc phòng mới của Ukraine đã xem xét về việc khôi phục đường lối gia nhập NATO của quốc gia này.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng Ukraine không thể kỳ vọng trở thành thành viên NATO trong vòng 20 năm tới.
Khả năng này khiến Kiev khó lòng có thêm hy vọng dù những tín hiệu từ phía NATO cho thấy Ukraine có khả năng thực hiện được đường lối này.
Trong khi đó, cố vấn Bộ Nội vụ Ukraine Zoryan Shkiryak cho rằng cần thiết phải khôi phục lại chế độ thị thực với Nga.
Video đang HOT
“Việc khôi phục chế độ thị thực với Nga không chỉ là một biện pháp an ninh. Đây là một nhu cầu cấp thiết”, ông Shkiryak nói.
Cùng ngày hôm đó, Chủ tịch Quốc hội Ukraine Andriy Parubiy cho hay ông cũng muốn tổ chức một cuộc tranh luận về việc khôi phục chế độ miễn thị thực với Nga.
Theo Leonid Slutsky, Chủ tịch ủy ban quốc hội Nga về Cộng đồng các quốc gia độc lập và tích hợp Âu Á, các cuộc tranh cãi mới về việc khôi phục chế độ thị thực với Nga có nghĩa rằng Kiev được một lần nữa tìm cách để tăng căng thẳng giữa hai nước.
Biên phòng Ukraine kiểm tra giấy tờ người dân qua lại biên giới với Nga. Ảnh: ITAR-TASS
Trong khi đó, người dân Ukraine dưới con mắt nhà báo Vitaly Golubev từ thành phố Rovno chia sẻ rằng, họ không nhìn Nga là một quốc gia “xâm lược” mà là người nuôi sống họ.
Hàng nghìn cư dân Ukraina thường xuyên sang Nga kiếm việc làm và từ đó gửi về nhà “những đồng tiền thật sự” trong khi ở quê hương họ bị nạn đói đe doạ, nhà báo này cho biết.
“Đó là chuyện ai cũng rõ. Đơn giản là cứ ra phố và hỏi bất kỳ người dân. Hoặc ra ga mà xem”, Golubev nói.
Nhà báo này cũng cảm thấy bất bình vì talk-show chọn chủ đề là cuộc bầu cử vào Duma quốc gia Liên bang Nga thay vì phản ánh đúng chất lượng các thành phần đại biểu trong Quốc hội Ukraine (Verkhovnaya Rada) hiện nay…
Trong một diễn biến liên quan tới căng thẳng Nga – Ukraine, Bộ Ngoại giao Nga hôm 3/10 đã ra thông báo về vụ bắt giữ một gián điệp người Ukraine.
Thông báo của Bộ Ngoại giao cho biết, đối tượng Sushchenko đã lưu trú và hoạt động tại Nga mà không được Bộ Ngoại giao Nga cấp thẻ hoạt động báo chí. Trong khi đó, Cơ quan An ninh liên bang Nga (FSB) khẳng định Sushchenko là một đại tá tình báo quân đội Ukraine và đã bị bắt giữ khi đang tiến hành hoạt động gián điệp, thu thập thông tin về các Lực lượng vũ trang Nga và vệ binh quốc gia, các bí mật quốc gia có thể gây tổn hại tới khả năng phòng vệ của Nga.
Hiện FSB đã bắt đầu cuộc điều tra hình sự nhằm vào Sushchenko với cáo buộc hoạt động gián điệp.
Trong một phản ứng đầu tiên, hãng thông tấn Ukaine Ukrinform khẳng định Sushchenko làm việc tại cơ quan thông tấn này từ năm 2002 và chuyển sang làm việc tại văn phòng đại diện của Ukrinform ở Pháp từ năm 2010. Bộ Quốc phòng Ukraine gọi vụ gián điệp này là một câu chuyện bịa đặt.
Theo Đông Phong
Đất Việt
Nga bị láng giềng chơi trò "hai mặt"
Serbia đang thực hiện một chính sách ngoại giao cân bằng đầy mong manh giữa tham vọng muốn đến gần hơn với Châu Âu, gia nhập vào NATO, đồng thời vẫn duy trì được mối quan hệ liên minh lâu đời và chặt chẽ với Nga.
Ảnh minh hoạ
Belgrade đang bị phương Tây ve vãn kể từ sau khi chính quyền của ông Slobodan Milosevic bị sụp đổ năm 2000. Serbia hiện giờ là một ứng cử viên để gia nhập Liên minh Châu Âu (EU) và liên minh này đang là đối tác thương mại cũng như viện trợ hàng đầu của Serbia.
Belgrade cũng đang lặng lẽ tiến về NATO bất chấp việc hầu hết người dân Serbia đều tỏ ra thận trọng và lo lắng về khả năng việc nước này gia nhập vào NATO sẽ phá vỡ tình bạn được cho là gắn bó giữa họ với nước láng giềng Nga.
"Serbia không thể hoàn toàn quay sang NATO. Nước này sẽ tăng cường tối đa mối quan hệ hợp tác với liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương nhưng sẽ không thay đổi vị thế hiện giờ", ông Genady Sysoev - một nhà báo viết cho tờ Kommersant của Nga và là một chuyên gia về chính sách của Nga trong khu vực, nhận định.
"Serbia cũng không thể quay hoàn toàn về Nga bởi vì... không bộ máy lãnh đạo Serbia nào muốn đối mặt với nguy cơ mất đi các khoản đầu tư, viện trợ từ phương Tây".
Serbia là một trong số ít những quốc gia vùng Balkan không tham gia vào liên minh NATO 28 thành viên. NATO không được lòng người dân Serbia sau chiến dịch đánh bom năm 1999 nhằm đánh đuổi người Serbia ra khỏi Kosovo.
Lực lượng gìn giữ hoà bình của NATO vẫn đang được triển khai ở Kovovo - nơi từng là một tỉnh miền nam của Serbia. Kosovo đã tuyên bố độc lập năm 2008 và cho đến giờ, Belgrade vẫn không công nhận điều này.
Tuy nhiên, vào năm 2006, Serbia - một quốc gia duy trì chính sách trung lập về quân sự, đã gia nhập vào chương trình Đối tác Hoà bình của NATO, và vào năm 2015 Belgrade tiếp tục ký vào Kế hoạch Hành động Đối tác - hình thức hợp tác cao nhất giữa liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương với một nước không muốn tham gia vào liên minh này.
"Serbia đã thể hiện một sự quan tâm rất lớn đối với mối quan hệ đối tác với NATO. Quan hệ giữa hai bên đang phát triển mạnh mẽ và lợi ích cho Serbia đang tăng lên", ông Gordon Duguid - Phó Đại diện phái đoàn Mỹ tại Serbia, cho hãng tin Tanjug biết như vậy.
Tuy nhiên, Serbia cũng có tình cảm đặc biệt với Nga - một đồng minh đã đứng bên họ trong suốt thời kỳ khó khăn. Moscow chính là nước đã ngăn cản không cho Kosovo trở thành một thành viên của Liên Hợp Quốc theo đề nghị của Belgrade.
Serbia còn chia sẻ truyền thống tôn giáo với Nga và phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga. Công ty dầu mỏ lớn nhất của Serbia - Naftna Industrija Srbije có một phần lớn được sở hữu bởi tập đoàn Gazprom của Nga. Serbia còn nhập khí đốt từ Nga.
Trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước Serbia và Nga tốt đẹp như vậy, Belgrade năm 2012 còn cho phép Moscow thiết lập một căn cứ ở thành phố phía nam Nis của nước này để có thể phản ứng nhanh với các tình huống khẩn cấp như cháy rừng và lũ lụt. Quân đội Serbia phụ thuộc vào công nghệ của Nga.
Giới chính khách Serbia không muốn công khai thừa nhận mối quan hệ đối tác toàn diện với NATO bởi họ không muốn gây bất mãn với nhiều người dân trong nước - những người vẫn hướng tới Nga và căm ghét NATO.
"Giới chính sách Serbia sợ rằng, mỗi một sự đề cập đến NATO sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của họ bởi liên minh quân sự này không hề được lòng người dân Serbia", ông Milan Karagaca - một nhà cựu ngoại giao quân sự và la fmootj thành viên của tổ chức Trung tâm Chính sách Đối ngoại Belgrade cho hay.
Theo Vnmedia
Đài Loan sẽ miễn thị thực cho các nước ASEAN Cơ quan Ngoại giao Đài Loan vừa trình lên một số ủy ban của nghị viện báo cáo về việc miễn thị thực cho du khách từ 8 nước thành viên ASEAN. Đài Loan đang tập trung hội nhập nền kinh tế khu vực và thu hút du khách từ Đông Nam Á và Nam Á. REUTERS Hãng tin CNA mới đây đưa...