Ukraine thất bại trong việc lập Chính phủ mới
Một chính phủ mới không còn Arseny Yatsenyuk từ ý tưởng của Khối Poroshenko đã thất bại khi bị ứng viên từ chối.
Thủ lĩnh Khối Petro Poroshenko trong Quốc hội Ukraine, ông Yury Lutsenko hôm 15/3 thông báo về nỗ lực thành lập chính phủ do Bộ trưởng Tài chính Natalia Yaresko đứng đầu đã thất bại.
Trước đó, hôm 14/3, Thư ký báo chí của Tổng thống Ukraine, ông Svyatoslav Tsegolko, cho biết Tổng thống Petro Poroshenko muốn Bộ trưởng Tài chính Yaresko, hoặc Chủ tịch Đảng “Tự lực” (Samopomich), Thị trưởng thành phố Lvov, Andrey Sadovy, làm thủ tướng mới.
Tuy nhiên, ông Sadovy ngày 15/3 cho biết trong cuộc gặp với Tổng thống Poroshenko ông đã từ chối làm Thủ tướng Ukraine vì đảng của ông chỉ có 26 ghế trong Quốc hội.
Nỗ lực thay thế Arseny Yatsenyuk và thành lập chính phủ mới không thành công.
Thực chất, việc nỗ lực thành lập chính phủ mới không còn Arseny Yatsenyuk, thể hiện một trong những nỗ lực từ phía Tổng thống và phe cánh của ông trong Quốc hội đối với những phản ứng đòi Thủ tướng đương nhiệm từ chức.
Thông báo việc thành lập Chính phủ mới đã thất bại được phe Poroshenko đưa ra nhằm thể hiện sự nỗ lực của phe này song kết quả thất bại đến từ một lý do khách quan khác.
Như vậy, sau hàng loạt giận dữ của người dân và sự phản đối của các Đảng trong liên minh cầm quyền, Chính phủ của Thủ tướng Arseny Yatsenyuk vẫn kiên định đứng vững trên chính trường Ukraine với đầy đủ các lý do từ chủ quan trong việc liên tục thể hiện cải cách chính trị, đến lý do khách quan là không ai đứng ra thay chân nổi Thủ tướng đương nhiệm trong Quốc hội nước này.
Video đang HOT
Còn nhớ trước khi Chính phủ của Thủ tướng Arseny Yatsenyuk bị đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm hồi đầu năm vì hoạt động “không hiệu quả”, Tổng thống Petro Poroshenko có yêu cầu Thủ tướng nước này từ chức.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn với báo Financial Times của Anh ngày 10/3, Thủ tướng Ukraine, ông Arseny Yatsenyuk đã yêu cầu Tổng thống Poroshenko hoặc ủng hộ ông hoặc miễn nhiệm ông.
Trong một thông tin liên quan, Chính phủ Ukraine vừa công bố kế hoạch hành động trong năm 2016.
Theo hãng tin Nga TASS, cơ sở của kế hoạch này gồm 379 nhiệm vụ cụ thể cần phải được chính phủ triển khai cùng với Quốc hội và Tổng thống.
Kế hoạch bao gồm 4 phần lớn gồm “Ukraine – quốc gia châu Âu độc lập”, “Phi tập trung hóa – Chiến lược của thành công quốc gia”, “Chăm sóc người dân” và “Những điều kiện thuận lợi cho kinh doanh”.
Chính phủ của Thủ tướng Arseny Yatsenyuk ra kế hoạch hành động năm 2016.
Thứ nhất, Ukraine chủ trương ưu tiên đạt được quy chế miễn thị thực với Liên minh châu Âu (EU), tái hội nhập Donbass (miền Đông Ukraine) và Bán đảo Crimea, đấu tranh chống tham nhũng, cải cách hệ thống tư pháp và cơ quan thực thi pháp luật, độc lập năng lượng, giáo dục tinh thần yêu nước.
Mục thứ hai nêu rõ hướng phát triển quốc gia như cải thiện hiệu quả công tác của chính quyền địa phương, hình thành cộng đồng, kiểm soát hoạt động của chính phủ từ phía xã hội.
Phần thứ ba là “Chăm sóc người dân” đặt ra yêu cầu cải cách giáo dục, y tế, chính sách thanh niên, đổi mới trong quan hệ lao động, lương hưu và đảm bảo nhà ở cho người dân.
Trong khi đó, “Những điều kiện thuận lợi cho kinh doanh” bao gồm những sửa đổi trong luật thuế, chính sách quản lý, tư nhân hóa, cải cách ruộng đất và phát triển lĩnh vực tổ hợp công nông nghiệp.
Kim Hoa (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nguyên nhân nào khiến Mỹ thất bại trong chiến tranh đương đại?
Nỗi ám ảnh của Lầu Năm Góc về việc phải duy trì ưu thế quân sự trong tương lai trước NgaTrung là điều rất nguy hại cho quân đội Mỹ.
Mỹ đang đầu tư chệch hướng?
Nghiêng về lựa chọn các dự án quân sự công nghệ cao đắt tiền của tương lai, Bộ Quốc phòng Mỹ đang sai lầm nghiêm trọng - Trung tá Thủy quân lục chiến Mỹ, kiêm chuyên viên Trung tâm An ninh Mỹ Peter Maclear đã nhận định như vậy trên "War on the Rocks".
Theo ông Maclear, các biện pháp cần thiết để chống các lực lượng vũ trang của các đối thủ Nga và Trung Quốc đã gây thiệt hại cho các lực lượng vũ trang thường trực chủ chốt của Mỹ, có khả năng phản ứng nhanh với rất nhiều thách thức an ninh.
Các hạn chế về ngân sách buộc Lầu Năm Góc phải có những thỏa hiệp nghiêm trọng về chiến lược.
Bộ Quốc phòng buộc phải lựa chọn: Hoặc là chuẩn bị lực lượng đầy đủ khả năng răn đe trong cuộc chiến tranh lớn trong tương lai, hoặc hỗ trợ tiềm năng ít ỏi cho quân đội Mỹ để đối phó với các xung đột hiện tại, ít mạo hiểm hơn và trên quy mô nhỏ hơn.
Tuy nhiên, nỗi sợ hãi đối với cuộc chiến tranh lớn trong tương lai có thể dẫn đến thực tế rằng Hoa Kỳ đi "lạc đường" và phải chịu thất bại trong những xung đột mà Lầu Năm Góc hiện đang can dự " - chuyên gia quân sự Maclear cho biết.
Theo ông Maclear, nỗi sợ Nga-Trung đã dẫn đến thực trạng là đề xuất gần đây đối với ngân sách quốc phòng đang tiếp nối "xu hướng mạo hiểm" là đầu tư thiếu cân đối vào các hệ thống công nghệ cao và đắt tiền, ví dụ như tàu ngầm hạt nhân mới, tàu sân bay Gerald R.Ford hay máy bay ném bom tầm xa B-21.
Chuyên gia Mỹ cho rằng, do quá sợ Nga-Trung nên Mỹ đã đầu tư chệch hướng
Tất cả các hệ thống này được thiết kế đặc biệt để chống trả tiềm năng quân sự của Nga và Trung Quốc nhưng nó cũng không đạt hiệu quả cao, trong khi đó, để làm điều đó, Mỹ phải cắt giảm chi phí mua các tàu mặt nước đã dự kiến, giảm số lượng bộ binh Mỹ, rút nhiều đơn vị Mỹ về nước.
Theo ông Maclear, chính sách này khiến Mỹ bất lực nhiều cuộc xung đột kéo dài với các đối thủ "làng nhàng". Nếu Washington đầu tư vào công nghệ cao, chứ không đầu tư cho các lực lượng vũ trang linh hoạt ở tuyến đầu, lợi thế sẽ thuộc về các đối thủ của Mỹ trong cuộc xung đột hiện tại.
Hôm 19-01 vừa qua, Trung tâm Các nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Hoa Kỳ (CSIS) đã công bố một báo cáo với kết luận rằng, sự thay đổi không ngừng của cán cân quyền lực ở châu Á, đặc biệt là trong tương quan với Trung Quốc đang không có lợi cho Hoa Kỳ.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu và NATO đang bộc lộ rõ sự kém hiệu quả và thiếu năng lực trong các vấn đề an ninh. Bất kỳ khủng hoảng nghiêm trọng ảnh hưởng đến nền an ninh của châu Âu, sớm muộn đều cần tới sự can thiệp của Quân đội và các cơ quan đặc nhiệm Mỹ.
Do đó, nếu hoạch định đầu tư phát triển vũ khí trang bị không cân đối và lệch trọng tâm thì trong thời gian tới, Hoa Kỳ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chiếm ưu thế trong giải quyết các sự vụ quốc tế, trước các đối thủ nặng ký trên toàn cầu như Nga, Trung Quốc.
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ tái khởi động chương trình huấn luyện và trang bị cho quân nổi dậy Syria Ngày 8-3, tư lệnh Bộ Tư lệnh Trung tâm của Mỹ cho biết, Lầu Năm Góc đã yêu cầu chính quyền Obama cho phép tái khởi động chương trình huấn luyện và trang bị vốn đã bị thất bại trước đó cho quân nổi dậy Syria chống IS. "Tôi đã yêu cầu chính phủ cho phép tái khởi động nỗ lực này bằng...