Ukraine tăng cường bảo vệ nhà máy hạt nhân
Ukraine đang tăng cường bảo vệ các nhà máy điện hạt nhân vì quân đội Nga ‘đe dọa nghiêm trọng đến an ninh’ quốc gia, chính phủ nước này tuyên bố với cơ quan giám sát nguyên tử Liên Hiệp Quốc vào hôm 4.3.
Nhà máy hạt nhân Yuzhnoukrainsk ở miền nam Ukraine – Ảnh: Reuters
“Các hành động phi pháp của lực lượng vũ trang Nga trên lãnh thổ Ukraine cộng với mối đe dọa sử dụng vũ lực sẽ trở thành mối hiểm họa đối với an ninh quốc gia Ukraine và hạ tầng điện hạt nhân của Ukraine sẽ phải gánh chịu hậu quả”, Đặc phái viên Ukraine Ihor Prokopchuk tại IAEA tố cáo.
Ukraine hiện có 15 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động và sản xuất khoảng gần 44% tổng lượng điện cả nước trong năm 2013, Reuters dẫn thống kê của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Video đang HOT
“Với tình hình trên, Chính phủ Ukraine đang cố hết sức để đảm bảo an ninh, bao gồm việc tăng cường bảo vệ 15 lò điện hạt nhân đang hoạt động tại 4 địa điểm thuộc các nhà máy điện hạt nhân trong nước”, ông Prokopchuk nói.
Tuyên bố của ông Prokopchuk được đưa ra trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tổ chức buổi họp báo nói về cuộc khủng hoảng tại Ukraine vào hôm 4.3.
Ông Putin tuyên bố Nga có quyền sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ công dân nước này tại Ukraine sau khi cựu Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ, nhưng khẳng định can thiệp quân sự sẽ là lựa chọn cuối cùng.
Vào cuối tuần trước, Quốc hội Ukraine đã lên tiếng kêu gọi các cơ quan giám sát quốc tế giúp bảo vệ các nhà máy điện hạt nhân của nước này trong bối cảnh căng thẳng với quốc gia láng giềng Nga leo thang.
Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano vào hôm 2.3 cho biết IAEA đang giám sát 32 cơ sở hạt nhân của Ukraine nhằm đảm bảo không có tình trạng sử dụng nguyên liệu cho mục đích quân sự.
Theo TNO
Tổng thống Obama phê chuẩn Hiệp định hạt nhân dân sự Mỹ - Việt
Hãng tin AP (Mỹ) cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 24.2 đã phê chuẩn Hiệp định cung cấp hạt nhân dân sự giữa Mỹ và Việt Nam (gọi tắt Hiệp định 123). Trước đó, Việt Nam và Mỹ đã ký tắt Hiệp định 123 vào ngày 10.10.2013.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ký tắt Hiệp định Cung cấp hạt nhân dân sự tại Brunei vào 10.10.2013 - Ảnh: Nhật Bắc
AP cho hay sau khi Tổng thống Obama phê chuẩn Hiệp định 123, Quốc hội Mỹ có 90 ngày để xem xét.
Nếu các nhà làm luật Mỹ không có điều chỉnh hay phản đối gì, Hiệp định 123 sẽ chính thức có hiệu lực, theo AP.
Hiệp định 123 cho phép các công ty Mỹ đầu tư vào thị trường năng lượng hạt nhân dân sự Việt Nam, bán công nghệ và nhiên liệu hạt nhân cho Việt Nam, cũng theo AP.
Vào thời điểm diễn ra lễ ký tắt Hiệp định 123, tờ Wall Street Journal (Mỹ) dẫn lời các quan chức Mỹ cho hay nước này sẽ bán công nghệ và nhiên liệu hạt nhân cho Việt Nam để phục vụ cho nhà máy điện hạt nhân mà Việt Nam đang có kế hoạch xây dựng.
Việt Nam dự tính ban đầu sẽ mua nhiên liệu hạt nhân từ các nhà cung cấp quốc tế, nhưng giữ quyền tự phát triển năng lực của mình trong lĩnh vực này về sau, có thể là tự làm giàu uranium hoặc tái xử lý nhiên liệu từ các lò đã qua sử dụng, cũng theo Wall Street Journal.
Như Thanh Niên Online đã đưa tin, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã ký tắt Hiệp định 123 bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 23 và các cuộc họp thượng đỉnh liên quan diễn ra trong hai ngày 9 và 10.10.2013 tại Brunei.
Theo TNO
Nông dân Thái dọa bao vây sân bay Ngày 10.2, đoàn biểu tình đông đảo của nông dân Thái Lan kéo đến Bộ Quốc phòng đòi gặp Thủ tướng Yingluck Shinawatra để đòi nợ tiền gạo 110 tỉ baht (khoảng 71.000 tỉ đồng) theo chương trình trợ giá. Ảnh minh họa Tuy nhiên, chỉ có Phó thủ tướng Nowatthamrong Boonsongpaisan ra tiếp và ông này cho biết chính phủ chưa có...