Ukraine tăng chi quân sự khi đang nợ nần
Ukraine dự tính thay đổi về tăng chi quân sự, thêm các biện pháp trừng phạt Nga của phương Tây và Mỹ sẽ làm kéo dài khủng hoảng ở miền Đông.
Sputnik hôm 24/12 đưa tin về kế hoạch tăng chi quân sự của Quốc hội Ukrainehiện đang gây tranh cãi khi nước này đang ngập trong nợ nần chồng chất.
Quốc hội Ukraine đang tăng cường cuộc chạy đua quân sự bằng cách tăng chi tiêu ngân sách vào quốc phòng. Kiev thừa nhận rằng chiến lược ngân sách của chính phủ dựa trên tăng dần chi tiêu quân sự.
Con số được cho thấy Chính phủ nước này đã tăng chi tiêu quân sự từ 90 tỷ Hryvnia (4 tỷ USD) lên 113 tỷ Hryvnia (5 tỷ USD), theo một nghị định được Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ký hôm 2/12.
Ukraine quyết tăng chi quân sự, kéo dài khủng hoảng miền Đông.
So với các cường quốc về quân sự thì con số này hoàn toàn ít ỏi. Nhưng đối với đất nước Ukraine đang nợ nần ngập đầu thì việc dùng thêm 5% GDP cho quốc phòng đáng là một con số cần chú ý.
Kiev khẳng định họ muốn bắt kịp với các tiêu chuẩn của NATO vào năm 2020 và đây là một trong những cách thể hiện sự quyết tâm này.
Video đang HOT
Dự kiến, những nội dung mà Ukraine đưa ra để tính toán mua sắm là theo hướng mua vũ khí mới.
Theo các chuyên gia ở Viện nghiên cứu Ukraine, việc Ukraine chú trọng phát triển chi tiêu quân sự sẽ càng làm cho nước này lấn sâu hơn vào cuộc chiến ở miền Đông. Điều này càng cho thấy Ukraine đang có mong muốn tiếp tục cuộc chiến này và gia tăng thái độ với Nga khi quyết không chi tiêu thêm cho phát triển kinh tế xã hội.
Trong khi đó, việc Phương Tây gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga mà cụ thể là gia hạn trừng phạt thêm 6 tháng nữa sẽ càng làm cho cuộ khủng hoảng thêm kéo dài.
Tờ báo Đức Wirtschafts Nachrichten ra ngày 23/12 nhận định về chiến lược này của Phương Tây một mặt sẽ kích động chính sách hiếu chiến của Kiev, mặt khác càng làm cho Nga trở nên cứng rắn hơn, từ đó mong muốn hòa bình cho Ukraina càng xa vời.
Tờ báo Đức ghi nhận rằng Moskva đã có không ít nỗ lực để khắc phục xung đột và cho thấy Nga luôn luôn cởi mở dành cho đối thoại. Tuy nhiên, Chính phủ Ukraina tiếp tục gán tội xâm lược cho Nga và cho đến nay tiếp tục mở rộng ngân sách quân sự nhờ vào những khoản trợ giúp từ Mỹ và EU.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cùng các lãnh đạo EU.
Chính Kiev mới là tác nhân cần bị lên án. Chính quyền Kiev đã ký vào Hiệp định Minsk chỉ vì tình trạng suy sụp tinh thần trong quân đội và áp lực từ phía Đức, nhưng bây giờ Ukraina cũng không chú ý tuân thủ những thỏa thuận mà Mokva, Kiev, Berlin và Paris đã đạt được. Cụ thể, khi xảy ra mất điện với toàn vùng Crimea, chính quyền Kiev không thực hiện bất kỳ biện pháp nào để kịp thời chặn đứng hành động phá hoại và vi phạm.
Song khi đó, EU lại thông qua quyết định gia hạn trừng phạt, bất chấp sự phản đối của hàng loạt nước, công khai tuyên bố rằng biện pháp chống Nga gây tác động tiêu cực kể cả với nền kinh tế châu Âu.
Sau đó tới Mỹ cũng đưa thêm danh sách những người Nga bị trừng phạt. Bộ Tài chính Mỹ hôm 22/12 đã áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với 34 cá nhân và thực thể vì trước đó đã né tránh chế tài và những hoạt động khác liên quan đến sự can dự của Nga ở Ukraina.
Bộ Tài chính Mỹ cũng cho biết, một số công ty con thuộc sở hữu đa số của hai ngân hàng nhà nước của Nga, Sberbank và VTB, cũng như công ty quốc phòng Rostec sẽ chịu những biện pháp trừng phạt đã áp đặt lên những công ty mẹ của họ.
Ngày 22/12, phát ngôn viên của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết Nga đang xây dựng các phương án đáp trả lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ và EU.
Ông Peskov lấy làm tiếc rằng “trái với lẽ thường, trái với sự cần thiết phải phối hợp với nhau, tăng cường hợp tác, Washington và EU lại lựa chọn đường lối như vậy, trái ngược hẳn với các yêu cầu của thời đại”.
Đông Phong
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ cắt giảm chi tiêu quốc phòng nhưng vẫn gấp 7 lần Nga
Ngày 13-4, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố một báo cáo cho thấy, mặc dù Mỹ đã cắt giảm chi tiêu quân sự trong năm 2014, nhưng vẫn cao hơn chi tiêu cho quốc phòng của Nga tới 7 lần.
Theo báo cáo trên, Mỹ đã chi 610 tỷ USD cho quân sự trong năm 2014, nhiều hơn gần 3 lần so với nước chi tiêu lớn thứ hai là Trung Quốc, với ước tính đã chi 216 tỷ USD. Còn chi tiêu quốc phòng của Nga ước khoảng 84,5 tỷ USD.
SIPRI cho biết, chi tiêu quốc phòng của Mỹ giảm mạnh đã kéo chi tiêu cho quốc phòng của toàn cầu giảm 0,4%, xuống mức 1.800 tỷ USD.Mỹ vẫn tiếp tục là quốc gia đứng đầu thế giới về chi tiêu cho quốc phòng, mặc dù đã giảm 6,4% chi tiêu quân sự trong năm qua so với năm 2013 và giảm đi 1/5 so với đỉnh điểm hồi năm 2010. Khu vực Tây Âu cũng trong tình trạng tương tự.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ
Căng thẳng chính trị tại miền đông Ukraine cũng khiến các nước ở khu vực đông Âu tăng ngân sách và sửa đổi kế hoạch cho các chương trình quốc phòng trong những năm tới. Trong đó, ngân sách quốc phòng của Ukraine đã tăng hơn 20% lên 4 tỷ USD.
"Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã thay đổi căn bản tình hình an ninh châu Âu. Dù vậy, cho đến nay, các tác động của tình hình Ukraine ảnh hưởng lên chi tiêu quân sự chủ yếu chỉ rõ rệt ở các nước có chung biên giới với Nga", tiến sĩ Sam Perlo-Freeman thuộc SIPRI cho biết.
Với mức tăng, giảm như trên, trong năm 2014, chi tiêu quân sự của Mỹ chiếm 34% tổng mức chi tiêu quân sự toàn cầu, tiếp theo là Trung Quốc (12%), Nga (4,8%) và Arap Saudi (4,5%).Ngoài ra, cả Trung Quốc và Nga đều tăng chi tiêu quân sự tương ứng 9,7% và 8,1%. Arap Saudi cũng là một trong những nước tăng chi tiêu quốc phòng mạnh nhất trong năm 2014 với mức tăng 17% do các cuộc xung đột vũ trang tại Trung Đông gia tăng, đưa nước này trở thành nước chi tiêu cho quân sự lớn thứ 4 trên thế giới.
Theo_An ninh thủ đô
Liên minh châu Âu xem xét kéo dài biện pháp trừng phạt Nga Các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu dự kiến gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Phát biểu với báo chí sau cuộc họp của Ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh Châu Âu tại Brussels, Bỉ, ngày 14/12, Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách chính sách...