Ukraine tấn công tổng lực, 70.000 người Donetsk chạy sang Nga
Quân đội Ukraine đã tiến hành một “chiến dịch tấn công tổng lực” nhắm vào quân nổi dậy thân Nga ở gần thành phố Donetsk, theo một thông báo của Bộ nội vụ Ukraine ngày 10-7.
Trạm kiểm soát của quân đội Ukraine trên đường cao tốc về Donetsk – Ảnh: npr.org
Hãng tin AFP dẫn thông báo nói quân đội Ukraine sẽ tiến hành một cuộc tấn công “ở khắp nhiều khu vực” gần Donetsk và thành phố thủ phủ vùng láng giềng Luhansk. Các vùng Donetsk và Luhansk của Ukraine, nằm giáp biên giới với Nga, đã tổ chức những cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi ngày 11-5 và đòi độc lập với Ukraine.
Bạo lực bùng phát ngay sau đó giữa lực lượng chính phủ và quân ly khai. Cả hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm một lệnh ngừng bắn 10 ngày do tân tổng thống Ukraine Petro Poroshenko thiết lập từ 20-6 tới 30-6.
Ở Donetsk, Financial Times nói các tay súng ly khai đã lên kế hoạch sơ tán người dân khỏi thành phố này. Igor Strelkov, tư lệnh của lực lượng ly khai, thề sẽ chiến đấu tới cùng, sau khi đã mất thành phố quan trọng Slavyansk vào tay quân chính phủ trong tuần trước.
“Kẻ thù đang tìm cách bao vây Donetsk”, ông Strelkov nói. “Mục tiêu của chúng tôi là bảo vệ thành phố tới cùng”. Ông Strelkov đưa ra tuyên bố trên trong một cuộc họp báo chung với Alexander Borodai, thủ tướng tự phong của “Cộng hòa nhân dân Donetsk”.
Ông Borodai nói lực lượng nổi dậy đã lên kế hoạch “sơ tán hàng chục nghìn người” sang Nga nếu cần thiết bởi thành phố hiện đang ở trong tình trạng thảm họa nhân đạo và cho biết “hơn 70.000 người” đã rời thành phố. Dân số Donetsk là khoảng một triệu người.
Sau nhiều cuộc giao tranh nữa tối 10-7, quân đội Ukraine đã tuyên bố chiếm lại thành phố miền đông Siversk. Quân đội Ukraine cũng tiến nhanh về Donetsk từ phía nam, thiết lập một trạm kiểm soát trên đường cao tốc chỉ cách thành phố khoảng 15 km với hàng chục xe tăng và xe bọc thép.
Video đang HOT
Từ Donetsk, ông Borodai nhắc lại những lời kêu gọi Nga can thiệp. “Chúng tôi hy vọng Liên bang Nga sẽ hỗ trợ nhiều hơn”, ông nói. Nga đã lên án Ukraine vì các chiến dịch quân sự ở miền đông, nhưng cho tới giờ chưa thấy dấu hiệu gì là họ có thể can thiệp.
Trên bàn đàm phán, các nhà lãnh đạo Pháp và Đức bày tỏ ủng hộ Nga và kêu gọi một lệnh ngừng bắn mới ở đông Ukraine, nhưng cũng cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin không để các tay súng và vũ khí vượt biên giới vào Ukraine.
Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nói với ông Putin rằng điều quan trọng giờ là phải đạt được một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột đã kéo dài ba tháng. Trong cuộc điện đàm ba bên qua điện thoại ngày 10-7, họ bày tỏ mong muốn ông Putin “gây tất cả áp lực cần thiết” lên phe ly khai và “tiến hành các bước chắc chắn cần thiết để kiểm soát đường biên giới Nga-Ukraine”, theo một thông báo từ văn phòng tổng thống Pháp.
Matxcơva trước sau bác bỏ những cáo buộc của Ukraine và phương tây rằng họ hỗ trợ quân nổi dậy. Kremlin xác nhận trong một tuyên bố của họ rằng ba nhà lãnh đạo ủng hộ “việc nhanh chóng nối lại lệnh ngừng bắn và tổ chức cuộc gặp của nhóm liên lạc Ukraine”. Họ cũng nói sẽ mở các cuộc thương lượng với Tổng thống Ukraine Poroshenko.
Theo Tuổi Trẻ
Viễn cảnh ngừng bắn tại Ukraine vẫn mờ mịt
Ngày 4/7 NATO triển khai tập trận ở Biển Đen như để nhắc nhở các bên về "sự hiện diện" của liên quân bên cạnh Ukraine.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh bạo lực ở miền Đông Ukraine đang leo thang nhanh chóng sau khi chính quyền Kiev không gia hạn lệnh ngừng bắn hết hiệu lực ngày 30/6 vừa qua.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đang kêu gọi đàm phán với các lực lượng đòi liên bang hóa ở miền Đông về một lệnh ngừng bắn lâu dài mới trong ngày 5/7, song viễn cảnh này vẫn còn rất mờ mịt.
Tàu khu trục Anh tham gia tập trận với NATO trên Biển Đen (Ảnh PressTV)
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 4/7, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã thảo luận về những nỗ lực tổ chức đàm phán về lệnh ngừng bắn mới ở miền Đông.
Cùng ngày, ông Poroshenko cũng đã có cuộc điện đàm với Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách An ninh và Đối ngoại Catherine Ashton, qua đó đề xuất thời gian và địa điểm tổ chức cuộc đàm phán tiếp theo của Nhóm tiếp xúc giải quyết khủng hoảng và đang chờ câu trả lời của các bên tham gia.
Cuộc gặp dự kiến diễn ra ngày 5/7, song địa điểm của đàm phán có thể là một vấn đề bởi lực lượng đòi liên bang hóa lo ngại các nhà lãnh đạo của họ có thể bị chính quyền ở Kiev bắt giữ nếu ra khỏi các cứ điểm ở miền Đông.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa nhân dân Lugansk tự xưng Valery Bolotov cũng cho biết, ông chưa nhận được bất cứ lời đề nghị đàm phán hòa bình nào từ chính quyền ở Kiev.
"Đàm phán hòa bình vẫn chưa diễn ra và chúng tôi cũng chưa nhận được bất cứ lời đề nghị đối thoại nào. Tôi chẳng có thông tin gì về việc đó. Hiện giờ chúng tôi vẫn giữ nguyên vị trí của mình", ông Bolotov nói.
Ông Bolotov cũng tố cáo, quân đội chính phủ vẫn tiếp tục chủ ý tấn công vào nhà dân ở Lugansk bất chấp lời kêu gọi thúc đẩy lệnh ngừng bắn. Lực lượng đòi liên bang hóa ở Lugansk cho biết, ít nhất 1 người thiệt mạng và 3 người bị thương, nhiều ngôi nhà và 1 trạm cấp điện bị phá hủy khi quân đội Chính phủ Ukraine nã pháo vào thành phố này ngày 3/7 vừa qua. Tuy nhiên, hệ thống cung cấp điện và khí ga đã nhanh chóng được khôi phục.
Trong khi đó, sáng 4/7 đã xảy ra một vụ nổ bom nhằm vào một trung tâm của quân đội Ukraine ở thành phố Odessa làm 1 nhân viên an ninh bị thương. Bộ Quốc phòng Ukraine đang điều tra vụ việc theo hướng nghi ngờ đây là 1 vụ tấn công khủng bố. Chính phủ Ukraine cũng cho biết ít nhất 13 binh sỹ đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ ngày 3/7.
Tính đến nay, hơn 200 người của Chính phủ và hàng trăm dân thường cũng như thành viên lực lượng đòi liên bang hóa đã thiệt mạng vì các vụ bạo lực và xung đột ở miền Đông Ukraine.
Tuyên bố trước báo giới hôm qua, Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine Andriy Parubiy không loại trừ khả năng ban bố tình trạng thiết quân luật tại miền Đông.
Ông Parubiy cho biết, Hội đồng này đã soạn thảo văn kiện về việc ban bố tình trạng thiết quân luật, bao gồm 1 sắc lệnh của Tổng thống và các quy định về việc phối hợp và hệ thống quản lý tất cả các cơ quan liên quan. Ông cũng khẳng định, đến nay quân đội Chính phủ đã kiểm soát được 23 trong số 36 quận của vùng Donetsk và Lugansk.
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở miền Đông Ukraine, ngày 4/7 Hải quân 7 nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã bắt đầu cuộc tập trận mang tên Breeze tại khu vực phía Tây của Biển Đen.
Cuộc tập trận do Hải quân Bulgaria dẫn đầu, với sự tham gia của các tàu chiến đến từ Mỹ, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Italy, Romania và 1 nhóm rà phá thủy lôi của NATO.
Đô đốc Hải Quân Mỹ Rober Kamensky cho biết: "Hội đồng Bắc Đại Tây Dương đã đưa ra tuyên bố mạnh mẽ cách đây vài tháng để phản ứng lại với những gì đang xảy ra với Ukraine và Nga. Đó là sự đoàn kết vì mục tiêu và động cơ chung. Nhằm thể hiện một phần điều đó, chúng tôi tiến hành các cuộc tập trận để khẳng định sự hiện diện của mình ở đây. Bởi vì sự hiện diện này chứng minh sự đoàn kết và nỗ lực vì liên minh của chúng tôi".
Trong khi đó, Lực lượng hải quân thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga cũng đã bắt đầu hoạt động diễn tập mới trên phạm vi toàn bộ khu vực Biển Đen, với sự tham gia của khoảng 20 tàu chiến và tàu phụ trợ, cùng hơn 20 máy bay, trực thăng và lực lượng thủy quân lục chiến, pháo binh bờ biển.
Bạo lực tiếp diễn tại Ukraine và các động thái lăm le đề phòng lẫn nhau giữa Nga với Mỹ và phương Tây quanh khu vực này đang tạo một sức ép không nhỏ lên tiến trình đàm phán lệnh ngừng bắn lâu dài ở miền Đông Ukraine./.
Theo VOV
Nga, Đức, Pháp kêu gọi Ukraine ngừng bắn ngay lập tức Ngoại trưởng 4 nước Nga, Đức, Pháp và Ukraine ngày 2/7 đã có cuộc gặp tại Berlin (Đức) và ra tuyên bố chủ trương theo đuổi hòa bình bền vững và ổn định tại Ukraine, nhấn mạnh sự cần thiết ngừng bắn ngay lập tức. Tuyên bố khẳng định Nhóm tiếp xúc sẽ khôi phục hoạt động trước ngày 5/7 nhằm đạt ngừng...