Ukraine: Tại sao tỷ phú Igor Kolomoisky từ bỏ chính trường?
Tuyên bố hôm 26/3 của tỷ phú Igor Kolomoisky với đài truyền hình Ukraine 1 1 khiến dư luận Ukraine “dậy sóng” khi cựu Thống đốc khu vực Dnipropetrovsk cho biết, sẽ không tham chính để tập trung vào hoạt động kinh doanh và xã hội “vì lợi ích của Ukraine”, bởi trong mắt mọi người, ông là một doanh nhân và không có lý do gì để thay đổi điều này.
Tỷ phú Igor Kolomoisky cũng nhấn mạnh, ông bị Tổng thống Petro Poroshenko cách chức Thống đốc khu vực Dnipropetrovsk không liên quan tới đối đầu chính trị. “Tôi không coi việc rời bỏ vị trí đó và những sự kiện đã diễn ra là một cuộc đấu với Tổng thống Petro Poroshenko – không có tranh chấp giữa Tổng thống với tôi”, ông Igor Kolomoisky khẳng định trong cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình Ukraine 1 1.
Trước đó, Tổng thống Petro Poroshenko và tỷ phú Igor Kolomoisky cũng tổ chức họp báo chung để công bố với dư luận rằng, giữa họ không có xung đột, tranh chấp như dư luận đã đồn đoán. Và ông Igor Kolomoisky còn nhấn mạnh, sẽ hỗ trợ tân Thống đốc khu vực Dnipropetrovsk Valentina Reznichenko.
Tỷ phú Igor Kolomoisky.
Những động thái kể trên diễn ra sau khi xuất hiện tin đồn: tỷ phú Igor Kolomoisky, người đang sở hữu khoảng 2.000 tay súng được trang bị đầy đủ vũ khí (và được coi là những người chiến đấu hiệu quả nhất của chính phủ Kiev), đang chuẩn bị các biện pháp trả đũa, kể cả một cuộc nổi loạn ở miền Đông, sau khi bị Tổng thống Petro Poroshenko tước quyền kiểm soát đối với 2 công ty dầu khí lớn nhất Ukraine và cách chức Thống đốc khu vực Dnipropetrovsk. Có tin nói rằng, tỷ phú Igor Kolomoisky đã chi 10 triệu USD/tháng để nuôi đội quân 2.000 người.
Video đang HOT
Theo giới truyền thông, tỷ phú Igor Kolomoisky đã kiểm soát 2 công ty lớn nhất trong lĩnh vực dầu khí và đường ống dẫn dầu khí Ukrtransnafta và Ukrnafta trong một thời gian khá dài, nên sau khi ông bị tước quyền kiểm soát, ông lập tức đáp trả bằng cách chặn tài khoản (khoảng 50 triệu USD) của Tổng thống Petro Poroshenko tại ngân hàng thương mại Privat Bank (lớn nhất Ukraine) do mình sở hữu.
Ngày 24/3, Tổng thống Petro Poroshenko đã chấp nhận để tỉ phú Igor Kolomoisky từ chức Thống đốc khu vực Dnepropetrovsk vì “vi phạm các quy tắc đạo đức nghề nghiệp”.
Cũng trong ngày 24/3, tờ Gazeta của Nga đưa tin, tỷ phú Igor Kolomoisky không loại trừ khả năng sẽ tuyên bố ly khai bởi trên Twitter cá nhân, cựu Thống đốc khu vực Dnipropetrovsk viết “ông không muốn điều đó xảy ra… nhưng bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra”.
Trước đó, người đứng đầu Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng Alexander Zakharchenko đã khuyến khích tỷ phú Igor Kolomoisky thành lập nước Cộng hòa nhân dân Dnipropetrovsk để có thể toàn quyền kiểm soát khu vực này. Và động thái này diễn ra một ngày sau khi nhóm tài phiệt trong Quốc hội Ukraine ủng hộ tỷ phú Igor Kolomoisky tuyên bố rời khỏi “Khối Poroshenko” để thành lập phe chính trị riêng sau khi có bất đồng với chính sách của Tổng thống Petro Poroshenko.
Ngày 26/3, hãng Thông tấn RIA Novosti dẫn bình luận trên tờ AgoraVox của Pháp cho rằng, Mỹ đã thất bại nặng nề ở Ukraine, nên đang kích động các nhân vật “đầu sỏ chính trị” tại nước này đối đầu để giành quyền kiểm soát đường ống dẫn khí đốt chạy tới châu Âu. Tuy nhiên, Tổng thống Petro Poroshenko khá thận trọng trong việc động thủ với Privat Bank bởi nếu ngân hàng thương mại lớn nhất Ukraine gặp nạn sẽ đồng nghĩa với việc nền kinh tế nước này bị “hạ đo ván”. Và nếu chiến dịch kích động này thành công, châu Âu sẽ phụ thuộc vào Mỹ trong việc cung cấp khí đốt.
Tờ AgoraVox của Pháp coi đây là cuộc đấu giữa tỷ phú bánh kẹo Petro Poroshenko với nhà tài phiệt Igor Kolomoisky và nó không chỉ là cuộc chiến vì lợi ích kinh tế, mà còn vì quyền lực.
Trước đó (25/3), tờ Sddeutsche Zeitung của Đức cảnh báo, việc tỷ phú Igor Kolomoisky bị cách chức Thống đốc khu vực Dnipropetrovsk có thể là sự khởi đầu của một cuộc xung đột nguy hiểm. Bởi tỷ phú Igor Kolomoisky được coi là người nắm vai trò khá quan trọng trong việc đảm bảo an ninh tại một số khu vực miền Đông trước các mối đe dọa từ phe ly khai như Zaporizhia và Odessa, thậm chí đang bảo vệ Mariupol.
Ngày 27/3, tờ Washington Post đưa tin, tỷ phú Igor Kolomoisky chủ động từ chức – ra đi vì lo sợ bị cáo buộc theo đuổi chủ nghĩa ly khai.
Phải gần 1 tháng nữa (28/4), Hội nghị các nhà tài trợ ở Ukraine mới diễn ra ở Kiev (một ngày sau Hội nghị thượng đỉnh Ukraine-EU, với sự tham gia của Tổng thống Petro Poroshenko, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk), nhưng một số chính phủ phương Tây và các định chế tài chính lớn sẽ không tham gia. Bởi phương Tây không muốn cấp hàng tỷ USD hỗ trợ tài chính cho Ukraine vào chiếc “túi không đáy” do tham nhũng. Theo tờ Forbes, trong số 100 người giàu nhất Ukraine, Tổng thống Petro Poroshenko đứng thứ 8 bởi là chủ Tập đoàn Roshen chuyên sản xuất các sản phẩm bánh kẹo.
Theo Petrotimes
Henry Kissinger: Làm bạn của Lý Quang Diệu là may mắn lớn trong đời
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissenger đã có bài viết tưởng nhớ cựu Thủ tướng Singapore mới từ trần, đăng trên tờ Washington Post.
Ông Kissenger, Ngoại trưởng Mỹ giai đoạn từ 1973 đến 1977, là bạn thân của ông Lý - điều mà Kissinger coi là "một trong các may mắn lớn nhất của đời mình".
Đôi bạn Lý Quang Diệu (trái) và cựu Ngoại trưởng Henry Kissenger (ảnh: StraiTimes)
Ông Kissinger (cũng 91 tuổi giống ông Lý) nhớ lại quyết định táo bạo bất ngờ của Lý Quang Diệu khi nhà lãnh đạo này lựa chọn tách Singapore ra khỏi Malaysia để trở thành một quốc gia độc lập, dù cho diện tích nhỏ, dân số ít và tài nguyên không có mấy.
Kissinger viết rằng Lý Quang Diệu đã đặt niềm tin sâu sắc vào các phẩm chất của dân tộc mình, tin tưởng một đảo quốc bé nhỏ bằng một thành phố như Singapore có thể từ chỗ là một căn cứ hải quân thực dân trở thành một quốc gia thịnh vượng với vị thế quốc tế cao nhờ vào việc phát huy tài sản chính của mình là trí tuệ, tính cần cù và sự tận tụy của người dân.
"Một nhà lãnh đạo lớn đưa xã hội của mình tới tới nơi mới mà họ không thể tưởng tượng ra được", Henry Kissinger viết về vai trò của ông Lý trong việc xây dựng Singapore.
"Chỉ trong một thế hệ, Singapore đã trở thành một trung tâm tài chính quốc tế, thủ phủ trí tuệ hàng đầu của Đông Nam Á, một nơi tập trung các bệnh viện lớn của khu vực, và nơi người ta ưa thích tổ chức các hội nghị về các vấn đề quốc tế."/.
Theo NTD
Nga đưa AK-12, AK-103 vào quân đội, phương Tây hoài nghi? Các chuyên gia quân sự nhận định việc trang bị 2 mẫu súng trường AK hiện đại cho quân đội đã đánh dấu nỗ lực của Nga trong việc hiện đại hóa quân sự nhưng cũng để lộ ra những điểm yếu cố hữu. Theo tin tức trên tờ Washington Post, sức mạnh quân sự Nga đang được phương Tây theo dõi chặt...