Ukraine sẽ làm mọi thứ để nhận được tiền từ IMF?
IMF từng có cảnh báo sẽ rút các khoản viện trợ cho Ukraine nếu chính quyền Kiev không thể “giữ” được miền Đông. Và giờ đây, có vẻ Kiev đang làm mọi thứ để có được số tiền viện trợ trị giá 17 tỷ USD này.
Điều kiện tiên quyết của IMF
Reuters đưa tin, hôm thứ Năm (1/5), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra cảnh báo sẽ suy nghĩ lại về gói cứu trợ tài chính trị giá 17 tỷ USD cho Ukraine nếu quốc gia này để mất vùng lãnh thổ phía đông.
Ukraine đã bắt đầu chiến dịch truy quét “các phần tử khủng bố”.
IMF cho rằng sự suy giảm trong quan hệ giữa Ukraine và Nga có thể làm tổn thương nặng nề nền kinh tế của đất nước Đông Âu, và quỹ này sẽ buộc phải điều chỉnh các gói cứu trợ được phê duyệt trước đó để phù hợp với tình hình. Hiện tại, Nga là quốc gia mua đến 1/4 sản lượng hàng hóa xuất khẩu của Ukraine.
“Sự gián đoạn lâu dài trong mối quan hệ với Nga sẽ hạn chế xuất khẩu, đầu tư và tăng trưởng, thậm chí mất kiểm soát ở miền đông sẽ làm giảm thu ngân sách của Ukraine. Các tác động này sẽ là một hiệu chuẩn có ý nghĩa đối với chương trình tài trợ bổ sung, bao gồm cả các đối tác song phương của Ukraine”, IMF cho biết trong một báo cáo phát hành hôm 1/5.
Thông qua việc định lượng rủi ro có thể trong chương trình cứu trợ, IMF cũng cảnh báo về sự không chắc chắn trong việc thực hiện các cam kết của chính phủ Ukraine. Theo quỹ này, Ukraine khó lòng thực hiện được chương trình cải cách sâu rộng, bởi họ không được lòng dân về các đường lối chính trị.
Video đang HOT
Hai gói viện trợ trước đó của IMF dành cho Ukraine cũng đã bị đình chỉ do Kiev không thể thực hiện đúng các lời hứa thay đổi kinh tế của mình. IMF sẽ xem xét sự tiến bộ của Ukraine mỗi 2 tháng, đây quả thực là sự theo dõi ngặt nghèo cho quốc gia đang trong tình trạng bất ổn.
Căng thẳng miền đông Ukraine
Theo IMF, sau nhiều tháng bất ổn vì các cuộc biểu tình chống chính phủ và sáp nhập Crimea, kinh tế Ukraine đã gần đến bờ vực phá sản và thu hẹp phát triển đến 5% trong năm nay. Tổ chức tiền tệ lớn nhất thế giới cũng thừa nhận Ukraine không còn kiểm soát Crimea nữa. Nhưng theo họ, Crimea chỉ chiếm 3,7% GDP của Ukraine nên việc sáp nhập vào Nga sẽ không làm tổn hại đến công cuộc cải cách của chính quyền trung ương.
Theo yêu cầu của IMF, Ukraine hứa sẽ giữ tỷ giá linh hoạt, đưa lạm phát về đúng mục tiêu, ổn định hệ thống tài chính, tăng giá năng lượng, đối phó thâm hụt ngân sách liên tục ở Naftogaz. Nhu cầu tài chính của Naftogaz có thể đạt tới mức 4,1% GDP Ukraine trong năm nay. Trong báo cáo bổ sung đưa ra hôm 1/5, IMF đã đưa ra yêu cầu Ukraine phải giữ được miền đông – khu vực có tài nguyên giàu có và tiềm năng kinh tế lớn đối với quốc gia – nếu muốn nhận được gói hỗ trợ này. Chính yêu cầu này đã dẫn đến không ít hành động cương quyết của Ukraine những ngày qua.
Ukraine sẽ làm mọi cách để giữ được gói cứu trợ?
Giao tranh giữa phe thân chính phủ và chống chính phủ ở Odessa đã dẫn đến thảm kịch 43 người tử nạn và hàng trăm người bị thương. Đến nay người dân Odessa vẫn chưa hết choáng váng vì sự kiện đêm 2/5.
Ngay sau báo cáo của IMF, chính quyền Kiev lập tức tiến hành một chiến dịch “càn quét” miền đông Ukraine. Ngày 4/5, Andriy Parubiy, người đứng đầu Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine, tuyên bố nước này tiếp tục mở rộng chiến dịch quân sự “chống khủng bố” ở khu vực miền đông. Theo ông này, lực lượng vũ trang Ukraine sẽ mở rộng “giai đoạn chủ động” trong chiến dịch quân sự “chống khủng bố tại các thành phố ở đông nam Ukraine”, AFP đưa tin cho biết.
Các phương tiện truyền thông Nga ngày 4/5 cho biết, các tay súng chống chính phủ tuyên bố đã tái chiếm một số thị trấn ở vùng Donetsk, miền đông Ukraine. Trong ngày, nhiều vụ đấu súng dữ dội đã xảy ra xung quanh thành phố Slavyansk khi quân đội Ukraine tiến vào các điểm chốt chặn do các tay súng chống đối lập ra.
Khủng hoảng ở Ukraine
Trước đó, một vụ đụng độ đẫm máu giữa phe thân chính phủ và phe ủng hộ liên bang hóa đã xảy ra ở Odessa vào ngày 2/5, khiến 43 người thiệt mạng và gần 200 người bị thương. Tổng thống lâm thời Ukraine Oleksandr Turchynov đã tuyên bố sẽ tổ chức quốc tang 2 ngày, nhưng đồng thời cũng tiếp tục tăng cường các hoạt động đàn áp biểu tình tại các thành phố miền đông.
Ngày 3/5, AFP đưa tin cho biết, có ít nhất 10 người chết trong chiến dịch quân sự quanh thành phố Slavyansk. Ngoài ra, còn có 4 người khác thiệt mạng vì trúng đạn và nhiều người bị thương khi bạo lực lan rộng từ miền đông sang miền nam Ukraine.
Theo các chuyên gia phân tích, việc Ukraine thẳng tay với các phần tử mà họ cho là muốn ly khai và họ gọi là “thành phần khủng bố” chính là một hành động muốn chứng tỏ với phương Tây rằng chính quyền Kiev sẽ nỗ lực hết mình để giữ lại miền Đông. Cuộc đàn áp đến nay không làm cho tình hình trở nên khả quan hơn, thậm chí, nó đang đẩy Ukraine vào bờ vực của một cuộc nội chiến bị tác động từ bên ngoài. Lợi ích từ gói hỗ trợ của phương Tây chưa thấy đâu, nhưng cái giá phải trả cho Ukraine là quá đắt. Ở đó, người ta thấy một đất nước đang trong cảnh “nồi da xáo thịt” mà mọi lợi ích, dù có đến, đều phải trả giá bằng chính máu của người dân Ukraine.
Theo Infonet
Miền đông Ukraine tuột khỏi tay chính quyền Kiev
Đến ngày 30.4, đã có hơn 12 thành phố ở miền đông Ukraine nằm trong tay phe chống chính phủ lâm thời nước này.
Các tay súng bao vây trụ sở cảnh sát thành phố Luhansk - Ảnh: Reuters
Theo Reuters, trong hôm qua, phe nổi dậy tiếp tục chiếm được quyền kiểm soát các tòa nhà chính quyền và trụ sở cảnh sát ở Horlivka, một thành phố khoảng 300.000 dân. Trước đó, từ tối 29.4 đến sáng qua, nhiều tay súng được trang bị súng trường và súng phóng lựu đã tấn công các đồn cảnh sát ở thành phố Luhansk. Một người dân địa phương kể lại với Reuters, lực lượng cảnh sát cầm cự bằng lựu đạn và hơi cay nhưng cuối cùng đã phải giao nộp vũ khí và trụ sở cho nhóm biểu tình. Trong khi đó, chính quyền địa phương thì khẳng định cảnh sát không hề chống trả.
Đến nay, hơn 12 thành phố ở miền đông Ukraine đã bị những người biểu tình chiếm giữ, bao gồm những đô thị quan trọng như Donetsk Luhansk hay Slavyansk. Trước tình hình trên, Tổng thống lâm thời Ukraine Oleksandr Turchynov đã yêu cầu sa thải các cảnh sát trưởng ở Luhansk và Donetsk đồng thời cáo buộc lực lượng cảnh sát ở miền đông "không hành động" và một số còn "phản bội". Trong ngày 30.4, Kiev cũng tuyên bố đặt quân đội vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Trong lúc tình hình miền đông Ukraine vẫn chưa hạ nhiệt, cuộc khẩu chiến giữa Nga và phương Tây càng trở nên gay gắt. Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo những biện pháp trừng phạt của EU và Mỹ có thể gây tổn hại đến các lợi ích về năng lượng của phương Tây tại Nga. "Nếu cứ tiếp tục các biện pháp trừng phạt, chúng tôi dĩ nhiên phải tính đến hoạt động của các công ty nước ngoài tại Nga, bao gồm trong ngành năng lượng", ông Putin tuyên bố. Phó thủ tướng Dmitry Rogozin còn nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến các phi hành gia nước này trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), hiện phụ thuộc vào tàu Soyuz của Nga để đi lại giữa ISS và trái đất. Theo AFP, Moscow còn cáo buộc Washington muốn khôi phục chính sách "Bức màn sắt" và hành động này sẽ "gậy ông đập lưng ông".
Đáp trả, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry yêu cầu Moscow "để Ukraine được yên ổn" và tuyên bố Mỹ sẽ "bảo vệ từng tấc đất" trên lãnh thổ các thành viên NATO, theo BBC. Cụ thể, Washington đang lên kế hoạch tăng cường các đợt diễn tập dự kiến diễn ra vào tháng 6 tới tại các nước Baltic. AFP dẫn lời thiếu tướng hải quân Mỹ John Kirby cho hay, các đợt diễn tập sẽ diễn ra trên mặt đất và trên biển với quy mô lớn hơn. Cũng trong ngày 30.4, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế Nga trong năm nay từ 1,3% xuống chỉ còn 0,2%, viện dẫn tác động của các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moscow, theo RIA-Novosti. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Nga đến nay vẫn khẳng định các biện pháp trên gây tổn hại không đáng kể đến nền kinh tế nước này.
Trong một diễn biến khác, tờ Kommersant dẫn nguồn giấu tên cho hay Tổng thống Putin có thể sẽ đến Crimea để dự lễ duyệt binh mừng Ngày chiến thắng phát xít 9.5. Nếu được xác nhận, đây sẽ là lần đầu tiên ông Putin đến Crimea kể từ khi vùng lãnh thổ này sáp nhập vào Nga hồi tháng 3.
Theo VNE
Ukraine bắt tùy viên quốc phòng Nga Một tùy viên quốc phòng của Đại sứ quán Nga tại Kiev vừa bị Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) bắt giữ và yêu cầu trục xuất về nước hôm 30-4. Danh tính của vị quan chức Nga không được phía Ukraine tiết lộ. Chỉ biết người này nằm trong số các nhân vật bị chính quyền Kiev cấm không cho hoạt động...