Ukraine sẽ không thảo luận vấn đề Crimea tại cuộc họp Bộ tứ Normandy
Ngoại trưởng Ukraine cho biết, Kiev sẽ không có ý định nêu vấn đề Crimea tại cuộc họp Bộ tứ Normandy sắp tới.
Ngoại trưởng Ukraine Vadim Pristaiko.
“Cuộc họp Bộ tứ Normandy không đề cập đến vấn đề Crimea, việc này sẽ được thảo luận trong một cơ chế làm việc khác”, Ngoại trưởng Ukraine Vadim Pristaiko tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin BBC News ngày 14/11.
Bộ trưởng Pristaiko cũng khẳng định rằng một trong những cơ chế làm việc mà Kiev sẽ nêu vấn đề Crimea là tại Liên Hợp quốc.
Video đang HOT
Tuyên bố trên của Ngoại trưởng Pristaiko được cho là thay đổi so với tuyên bố trước đó của Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky hồi tháng 10. Vào thời điểm đó, Tổng thống Zelensky đã bày tỏ rằng ông kỳ vọng nhiều vào cuộc họp Bộ tứ Normandy trong tháng 11, đồng thời nhấn mạnh ông sẽ thảo luận về vấn đề Crimea tại Hội nghị Thượng đỉnh này.
Bình luận về tuyên bố của Tổng thống Zelensky, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga tin rằng không thể thảo luận về việc Crimea quay trở lại Ukraine tại bất kỳ hội nghị nào chứ không riêng gì cuộc gặp Bộ tứ Normandy.
Kết quả cuộc trưng cầu dân ý do Crimea và Sevastopol tổ chức hồi tháng 2/2014 cho thấy khoảng 96,7% cử tri Crimea và 95,6 cử tri Sevastopol đã bỏ phiếu chọn tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga. 80% dân số đã tham gia cuộc bỏ phiếu này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh sáp nhập Crimea vào Nga ngày 18/3/2014 và được Hội đồng Liên bang thông qua ngày 21/3/2014. Bất chấp kết quả áp đảo trong cuộc trưng cầu dân ý trên, Ukraine vẫn không công nhận Crimea là một phần lãnh thổ thuộc Nga.
Theo kinhtedothi.vn
Ukraine cảnh báo "biện pháp cực đoan" nếu hòa bình không lập lại ở miền Đông
Ukraine cho biết họ có thể sử dụng các "biện pháp cực đoan" nếu hòa bình không được lập lại ở khu vực Donbass trong một năm.
Ngoại trưởng Ukraine Vadim Pristaiko (Ảnh: Reuters)
Trả lời kênh ICTV, Ngoại trưởng Ukraine Vadim Pristaiko ngày 17/9 đã nhắc tới "công thức Zelensky", ám chỉ chiến lược về miền Đông của Tổng thống Vladimir Zelensky. Công thức này nhằm mục tiêu mang lại hòa bình cho khu vực đang diễn ra xung đột giữa lực lượng chính phủ và phe đòi độc lập trong vòng từ 6 tháng tới 1 năm.
"Nhùn chung, chúng ta chỉ có 6 tháng tới 1 năm. Và công thức Zelensky kết thúc bằng một khẳng định rằng chúng ta không có 5 năm để đàm phán", ông Pristaiko nói, nhấn mạnh chính quyền Kiev sẽ nỗ lực hết sức mình để thỏa mãn kỳ vọng và trông đợi từ người dân.
Tuy nhiên, trừ khi khủng hoảng Donbass được giải quyết trong tương lai gần, Kiev sẽ buộc phải thực thi "các biện pháp cực đoan mới", nhà ngoại giao hàng đầu Ukraine trích dẫn công thức của ông Zelensky, cho hay.
Ông Pristaiko cũng cho biết kế hoạch của ông Zelensky để kết thúc cuộc chiến ở Donbass trong tương lai gần bao gồm cả hoạt động trao đổi tù nhân. Thêm vào đó, Ukraine cũng sẽ thực hiện các động thái khác nhằm tiếp cận với người dân đang sống ở phía bên kia ranh giới Donbass. Một trong những kế hoạch cụ thể là Kiev tính xây cầu ở vùng Stanitsa Luganskaya và sẽ đơn giản hóa quá trình xin cấp viện trợ tài chính.
Tháng 2/2015, các bên tham gia giải quyết xung đột ở Donbass đã ký "Gói biện pháp thực thi thỏa thuận Minsk", thỏa thuận được nhóm nước Bộ tứ Normandy gồm Nga, Pháp, Ukraine, Đức ủng hộ trước đó.
Văn bản này không chỉ quy định về việc thực thi lệnh ngừng bắn, rút vũ khí hạng nặng và khôi phục quan hệ kinh tế mà còn đề xuất thay đổi hiến pháp Ukraine nhằm trao cho Donbass tình trạng đặc biệt. Tuy nhiên, kế hoạch này hiện vẫn chưa được thực thi vì sự cứng rắn của Kiev trong thời gian qua, theo Tass.
Mang lại hòa bình cho Donbass là lời hứa khi tranh cử của ông Zelensky. Thông điệp này đã một phần giúp ông có được chiến thắng áp đảo trước đối thủ Petro Poroshenko hồi tháng 4.
Tháng trước, trong một cuộc điện đàm, ông Zelensky đã đề nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin giúp đỡ nhằm nối lại đàm phán hòa bình với phe đòi độc lập ở miền Đông.
Theo Đức Hoàng (Dân Trí)
Báo New York Times công bố bản đồ Ukraine không có Crimea Tờ báo Mỹ New York Times ngày 8/11 đã công bố bản đồ Ukraine, trong đó không có bán đảo Crimea. Trong khi Kiev phản đối, đại biểu quốc hội vùng Crimea Natalia Poklonskaya cho đây là một tín hiệu rõ ràng được gửi đến Ukraine. Bà Natalia Poklonskaya. Ảnh: Forumdaily Trong bài báo nói về các hoạt động kinh tế của nhà...