Ukraine sắp ra mắt tên lửa tương đương Iskander của Nga
Ukraine hiện đang có kế hoạch trình làng hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật mới nhất của mình trong lễ duyệt binh mừng quốc khánh vào ngày 24-8 tới.
Hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn Grom-2 được phát triển bởi Cục thiết kế Yuzhnoye và nhà máy hóa học Pavlograd, cùng nhiều công ty quốc phòng khác của Ukraine.
Nó được thiết kế để phá hủy các cơ sở chỉ huy, trạm thông tin liên lạc, các tổ hợp vũ khí quan trọng và nhiều mục tiêu trọng yếu khác nằm trong lòng đất. Đây được coi là loại vũ khí có mục đích sử dụng tương đương như hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander của Nga.
Hệ thống Grom-2 của Ukraine có mục đích sử dụng tương đương tên lửa Iskander của Nga
Video đang HOT
Grom-2 có tầm bắn từ 50km đến 280km. Nó được gắn trên khung gầm xe tải 6×6, đồng thời cũng làm luôn một phương tiện phóng di động.
Hệ thống này được trang bị 2 bệ phóng tên lửa kéo theo đằng sau đầu xe tải. Tên lửa có thể mang theo nhiều loại đầu đạn như nổ mảnh, xuyên phá, bom chùm hoặc nhiệt áp.
Trước đây từng có có thông tin Saudi Arabia chính là nước đứng sau tài trợ kinh phí 40 triệu USD cho việc nghiên cứu và phát triển loại tên lửa này.
Ukraine được cho là đã thử nghiệm thành công Grom-2 vào đầu năm 2017 và sẽ biên chế nó để thay thế cho tên lửa chiến thuật tầm ngắn Tochka-U với tầm bắn chỉ là 120km.
Theo Đặng Vũ
An ninh thủ đô
NATO bó tay trước siêu tên lửa của quân đội Putin
Báo Mỹ Military Watch so sánh hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander với khả năng của hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO ở châu Âu và kết luận rằng liên minh không có gì để chống lại vũ khí Nga.
Tên lửa Iskander của Nga.
Tên lửa 9K720 Iskander của Nga được NATO định danh SS-26 Stone, là một loại tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật cơ động 2 tầng, nhiên liệu rắn.
Military Watch cho rằng, xét kinh nghiệm chiến đấu của hệ thống Patriot thì thấy chung không có khả năng ngăn chặn tên lưa cua Iskander, do đó, các cơ sở NATO sẽ không đươc bao vê chống lại các tô hơp của Nga.
Dựa theo những kết quả gần đây của hệ thống Patriot ở Yemen, khi trong thực chiến tô hơp của Mỹ tỏ ra quá kém hiệu quả so với P-17 mà Husit sử dụng. P-17 (Scud B) vốn được đưa vào phục vụ từ năm 1962 nên Military Watch đánh giá rằng, no la thứ vu khí nguyên thủy hơn nhiều so với Iskander.
Military Watch cũng lưu ý rằng việc Nga đưa tổ hợp tên lửa Iskander vào hệ trang bị của lực lượng vũ trang khiến các đồng minh châu Âu của Mỹ thấy lo ngại.
Tổ hợp tên lửa Iskander sử dụng đạn 9M273 có trọng lượng khoảng 3,8-4 tấn, dài 7,3m, đường kính thân 0,92m, tầm phóng tới 500km, có tốc độ đến Mach 7(khoảng 7.700km/h). Iskander có thể lắp đầu nổ phá mảnh thường nặng 480-700kg hoặc đầu đạn hạt nhân, đầu đạn xung điện từ EMP, đầu đạn nhiệt áp. Iskander được thiết kế để phá hủy các loại vũ khí, khí tài, trung tâm thông tin - chỉ huy, máy bay chiến đấu trú đỗ tại sân bay, các trận địa phòng không và phòng thủ tên lửa..., chỉ 2 quả tên lửa Iskander mang đầu đạn thông thường là có thể phá tan một sân bay quân sự
Nó có khả năng tấn công ở mọi thời điểm trong suốt chiều sâu chiến dịch và mọi điều kiện khí hậu thời tiết, đồng thời duy trì khả năng chiến đấu trước các loại vũ khí chế áp thông thường, vũ khí chính xác cao, vũ khí xạ-sinh-hóa, vũ khí phòng chống tên lửa và tác chiến điện tử của đối phương. Đặc biệt, tên lửa Iskander có khả năng tàng hình, gây nhiễu cho rada của đối phương và nhanh chóng tiêu diệt gọn đối thủ.
Theo Danviet
Nga đưa tên lửa đạn đạo tàng hình Iskander tới sát vách NATO Nga đã triển khai tên lửa đạn đạo tàng hình tiên tiến có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Iskander tới khu vực Kaliningrad sát vách NATO, RIA Novosti đưa tin. Tên lửa Iskander của Nga (Ảnh: Defence24) Hãng tin RIA Novosti ngày 5/2 trích lời ông Vladimir Shamanov, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Duma Quốc gia Nga, cho biết...