Ukraine sắp nhận tên lửa chuyên diệt máy bay của Mỹ
Bộ Quốc phòng Ukraine xác nhận tên lửa đối không AIM-7 Sparrow lần đầu tiên xuất hiện trong gói viện trợ quân sự mới của Mỹ dành cho Kiev.
Trang web Bộ Quốc phòng Ukraine ngày 31/5 cho biết, Lầu Năm Góc đã vừa công bố gói viện trợ quân sự thứ 39 trị giá 300 triệu USD dành cho Kiev, trong đó ưu tiên cung cấp những thiết bị tăng cường năng lực phòng không của Ukraine cùng hơn 30 triệu viên đạn và vũ khí cá nhân.
Một tên lửa AIM-7 Sparrow của Mỹ. Ảnh: GettyImages
Danh sách các loại vũ khí mà Mỹ dự kiến cung cấp cũng bao gồm đạn tên lửa cho hệ thống phòng không MIM-104 Patriot, đạn cho hệ thống phòng không vác vai FIM-92 Stinger và xe phòng không AN/TWQ-1 Avenger. Chúng dự kiến được lấy từ kho của Lầu Năm Góc để nhanh chóng đưa ra chiến trường.
Đáng chú ý, lần đầu tiên từ khi chiến sự nổ ra, Mỹ quyết định gửi sang Ukraine tên lửa đối không AIM-7 Sparrow dẫn đường bằng radar, chuyên được sử dụng để tiêu diệt máy bay đối phương. AIM-7 Sparrow đạt tầm bắn từ 26-98km tùy biến thể.
Hiện chưa rõ Ukraine có thể sử dụng AIM-7 Sparrow trên phương tiện nào. Kiev không sở hữu máy bay có thể tích hợp mẫu tên lửa này. Trang web Bộ Quốc phòng Ukraine tiết lộ, nước này “có kinh nghiệm tích hợp vũ khí phương Tây vào máy bay thời Liên Xô, nhưng cách đó không thể áp dụng với AIM-7″.
Tiêm kích Mỹ khai hỏa đạn AIM-7 Sparrow. Ảnh: Af.mil
Video đang HOT
Lực lượng Ukraine hiện có lựa chọn bắn AIM-7 Sparrow từ bệ phóng của hệ thống phòng không Aspide, sử dụng biên thể tên lửa RIM-7. Tây Ban Nha đã bàn giao cho Ukraine một khẩu đội phòng không loại này vào tháng 11/2022. Tuy nhiên, tầm bắn tên lửa sẽ giảm đáng kể nếu chúng được khai hỏa từ bệ phóng mặt đất.
Trong diễn biến liên quan, PravdaUkraine hôm nay (1/6) dẫn thông báo của nhà thầu quốc phòng Đức Quantum-Systems GmbH xác nhận họ đã nhận đơn đặt hàng 300 UAV trinh sát Vector từ Ukraine. Đây là lần thứ ba Kiev chi tiền mua UAV Vector, sau 2 lần từng mua 105 thiết bị hồi tháng 1/2023 và 33 thiết bị tháng 8/2022.
UAV Vector có thể được triển khai bởi một quân nhân trong vòng 2 phút. Ảnh: BQP Ukraine
Theo Quantum-Systems GmbH, Vector đã được sử dụng rộng rãi trên chiến trường Ukraine, nơi nó “chứng minh hiệu quả cao trong các hoạt động tình báo quân sự, giám sát và trinh sát”.
UAV Vector dài 1,63m, sải cánh 2,8m và có thể cất cánh thẳng đứng nhờ thiết kế cánh quạt độc đáo. Mẫu UAV trinh sát này có thể triển khai trong vòng 2 phút, đạt thời gian bay tối đa khoảng 120 phút, tốc độ 72km/h, truyền video trực tiếp ở khoảng cách 30km, tương ứng phạm vi hoạt động nhiều vũ khí pháo binh của Ukraine.
DW cho hay Vector có giá khoảng 196.000 USD/ chiếc, đắt hơn khá nhiều so với các mẫu UAV trinh sát cỡ nhỏ mà Nga sử dụng trên chiến trường. UAV Vector được trang bị thiết bị quan sát ban đêm, camera hồng ngoại và khả năng cơ động cao.
NATO tuyên bố sẽ tiếp tục chương trình hỗ trợ quân sự cho Ukraine
Ngày 30/5, phát biểu trước thềm cuộc họp không chính thức cấp ngoại trưởng của NATO tại Oslo (Na Uy), Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định tổ chức này hiện đang thực hiện chương trình hỗ trợ kéo dài nhiều năm cho Ukraine.
Tổng thống Ukraine và Tổng Thư ký NATO tại cuộc họp báo chung ở Brussels, Bỉ, ngày 16/12/2021.
Điều này có nghĩa các đồng minh NATO đều nhất trí rằng "cánh cửa của NATO luôn rộng mở" đối với Ukraine.
Ông Stoltenberg nhấn mạnh kể từ khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine bùng phát hồi tháng 2/2022, các đồng minh NATO đã có những viện trợ quân sự quan trọng cho chính quyền Ukraine, đồng thời hy vọng sẽ có thêm nhiều thông báo và quyết định mới được các nước đưa ra trong thời gian sắp tới, cũng như tại Hội nghị thượng đỉnh NATO, dự kiến diễn ra vào tháng 7 tại Vilnius (Litva).
Bên cạnh đó, ông Stoltenberg cũng cho biết các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Vilnius dự kiến sẽ nhất trí các kế hoạch chi tiết để bảo vệ các nước đồng minh và đặt ra các yêu cầu cụ thể về khả năng mà từng đồng minh phải cung cấp và lực lượng nào được yêu cầu.
Ông nhấn mạnh: "Tất cả những điều này là một phần của quá trình chuyển đổi và củng cố NATO đã được tiến hành từ năm 2014, đó là tái cấu trúc NATO trong thập kỷ qua, để chuẩn bị cho NATO trong thập kỷ tới".
Về vấn đề chi tiêu cho quốc phòng, Tổng thư ký NATO cho rằng mục tiêu dành 2% GDP không còn là mức trần mà liên minh hướng tới, mà đây là mức tối thiểu phải đạt được.
Cùng ngày, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để thảo luận cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, cũng như việc tiếp tục hỗ trợ Kiev.
Theo người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Hebestreit, trong cuộc điện đàm, Thủ tướng Scholz cam kết hỗ trợ nhiều hơn nữa cho Ukraine, cũng như phối hợp chặt chẽ với các đối tác châu Âu và quốc tế về vấn đề Ukraine.
Hai nhà lãnh đạo muốn duy trì liên lạc chặt chẽ, trong đó hướng tới mục tiêu kêu gọi "sự ủng hộ toàn cầu cho một giải pháp hòa bình".
Cũng trong ngày 30/5, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto đã thông báo cho Ủy ban Tình báo của Quốc hội (COPASIR) một nghị định mới về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Theo thông lệ, nội dung của nghị định này sẽ được giữ bí mật vì lý do an ninh quốc gia của Italy và Ukraine.
Nhưng theo tờ Repubblica, gói viện trợ mới tiếp tục phân bổ số vũ khí, đạn dược và các hệ thống phòng không mà Rome đã cung cấp trước đó, phù hợp với các quyết định được đưa ra trong cuộc họp vừa qua của Nhóm liên lạc Quốc phòng Ukraine tại căn cứ Ramstein ở Đức.
Đây là gói viện trợ quân sự thứ 7 mà Italy dành cho Kiev trong kể từ khi bùng phát cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine và là gói viện trợ quân sự thứ hai của chính phủ Thủ tướng cánh hữu Giorgia Meloni.
NATO tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine Theo phóng viên TTXVN tại các nước châu Âu, ngày 30/5, phát biểu trước thềm cuộc họp không chính thức cấp ngoại trưởng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Oslo (Na Uy), Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định tổ chức này hiện đang thực hiện chương trình hỗ trợ kéo dài nhiều năm cho Ukraine. Điều...