Ukraine rút khỏi thỏa thuận về tiêu chuẩn vũ khí với SNG
Ukraine ngày 17/4 ra quyết định vô hiệu thỏa thuận năm 1995 giữa Ukraine và các nước thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) về tiêu chuẩn vũ khí và khí tài quân sự.
Tàu quân sự Dondass của Ukraine neo đậu tại cảng Mariupol trên Biển Azov ngày 27/11/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Đông Âu, Hội đồng Bộ trưởng Ukraine ngày 17/4 ra quyết định vô hiệu thỏa thuận năm 1995 giữa Ukraine và các nước thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) về tiêu chuẩn vũ khí và khí tài quân sự.
Bộ Ngoại giao Ukraine được giao nhiệm vụ thông báo đến Ủy ban chấp hành SNG về quyết định này.
Tờ trình nêu rõ lý do của quyết định trên là Ukraine chuyển sang các tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong lĩnh vực vũ khí và khí tài quân sự.
Phó Thủ tướng thứ nhất, Bộ trưởng Phát triển kinh tế và thương mại Ukraine Stepan Kubiv cho biết thỏa thuận trên không được thực thi trên thực tế tại Ukraine do sử dụng tiêu chuẩn GOST (của Liên Xô và Nga ngày nay), hiện Ukraine đã xóa bỏ 90% tiêu chuẩn GOST này và thay bằng các tiêu chuẩn châu Âu.
Bên cạnh đó, Hiến pháp Ukraine đã quy định định hướng chiến lược gia nhập NATO, và Ukraine sẽ chuyển sang tiêu chuẩn của NATO trong lĩnh vực vũ khí và khí tài quân sự.
Video đang HOT
Sau cuộc chính biến năm 2014, lãnh đạo mới của Ukraine tuyên bố bắt đầu tiến trình rời khỏi SNG. Tổng thống Petro Poroshenko đã ký sắc lệnh chấm dứt hoàn toàn hoạt động của Ukraine tại các cơ quan điều lệ của SNG.
Từ đầu năm 2019, Hội đồng Bộ trưởng Ukraine đã chấm dứt hiệu lực của 3 văn kiện về hợp tác kinh tế trong khuôn khổ SNG, là thỏa thuận về trao đổi thông tin kinh tế, về trao đổi thông tin trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và về hợp tác trong hoạt động kinh tế đối ngoại./.
Theo Vietnam
60 chiếc F-16V của Đài Loan: Con tin để Mỹ-Trung ngã giá?
Kế hoạch bán 60 chiếc F-16V cho Đài Loan liệu có bị đình chỉ vô thời hạn vì sự thỏa hiệp trong đàm phán thương mại Trung-Mỹ?
Đài Loan chờ F-16V trong thấp thỏm
Chính quyền Donald Trump quyết định hoãn thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt trước đây về việc bán cho Đài Loan lô lớn máy bay chiến đấu F-16V. Dường như thương vụ này có thể sẽ bị hủy bỏ? Điều này vẫn chưa thể khẳng định, nhưng một số nhân viên của Nhà Trắng tiết lộ thông tin tức này với tạp chí Time hôm 12/4 rằng, hành động này có thể liên quan đến Trung Quốc.
Trước đó, giới truyền thông cho biết rằng, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã "đồng ý ngầm" cung cấp hơn 60 máy bay chiến đấu F-16V (Viper) nâng cấp cho Đài Loan.
Theo tin của Bloomberg dẫn các nguồn tin riêng của mình, các cố vấn của Trump "gợi ý thẳng thừng" rằng nếu chính quyền Đài Loan yêu cầu cung cấp máy bay thì nhất định Hoa Kỳ sẽ chấp thuận.
Lần gân đây nhât Hoa Kỳ cung cấp một lô chiến đấu cơ F-16 khổng lồ cho Đài Loan vào năm 1992 (150 chiếc); nhưng trong hàng chục năm sau đó, Washington không bán lô máy bay chiến đấu lớn nào cho hòn đảo này.
Vào tháng 6 năm 2017, chính quyền Trump đã phê duyệt thương vụ lơn cung cấp các thiết bị quân sự cho Đài Loan. Tinh tổng cộng đã có 7 hợp đồng lớn với tổng trị giá khoảng 1,4 tỷ USD được ký kết. Gói này bao gồm các đài radar cảnh báo sớm các vụ tấn công tên lửa, hệ thống đánh chặn tên lửa, ngư lôi và các bộ phận cho tên lửa phòng không dẫn đường.
Tiếp theo, vào mùa thu năm ngoái, Hoa Kỳ đã quyết định bán phụ tùng cho máy bay chiến đấu F-16, máy bay vận tải C-130, máy bay chiến đấu F-5 và tiêm kich IDF do Đài Loan sản xuất. Ngoài ra, một nhóm thiết bi khác cũng được cung cấp trong một giao dịch tổng tri gia 330 triệu USD.
Do đó, ngay khi có thông tin Washington bán 60 chiến đấu cơ F-16 Viper cho Đài Bắc bất chấp sự phản ứng dữ dội của chính quyền Bắc Kinh, giới truyền thông đã bình luận rằng, "hợp đồng bán tiêm kích F-16 cho Đài Loan là tín hiệu lạc quan mà Washington gửi tới các đồng minh".
Vũ khí thường được Mỹ sử dụng như là một công cụ tìm kiếm lợi ích
Theo các chuyên gia, viêc cung câp lô lớn tiêm kich F-16 cho Đài Bắc cho thấy Washington dự định tiếp tục tích cực tham gia vào việc hiện đại hóa không quân Đài Loan và đây là một bước nghiêm túc nhăm tăng cường hơp tác quân sự giữa Mỹ và hòn đảo này.
Ngay cả nêu lô khí tài quân sự ma Hoa Kỳ cung cấp cho chính quyền Đài Loan không đạt được mức cao kỷ lục, điêu đo vẫn có ý nghĩa biểu tượng quan trọng, tương tự như việc Lầu Năm Góc điều cac tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan xuống Biển Đông hay lên biển Hoa Đông.
Đài Loan trong mối quan hệ quân sự lâu đời với Hoa Kỳ là một thi du điển hình. Trong tương lai gần, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đóng vai trò người bảo đảm an ninh cho Đài Loan. Washington tìm cách nhấn mạnh vai trò đặc biệt của mình trong việc đáp ứng nhu cầu quân sự của Đài Loan.
Theo giới phân tích, trong khuôn khô chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Hoa Kỳ sẽ chú trọng hơn nữa việc duy trì quan hê với Đài Loan; vi hiên co những nghi ngờ ngày càng tăng về khả năng cua Hoa Kỳ đảm bảo an ninh khu vực.
My cần phải thuyết phục các nươc đồng minh vê viêc Washington "không bỏ rơi đồng minh cua minh". Do đó, việc bán tới 60 chiếc F-16 cho Đài Loan không chỉ gưi tin hiêu tơi Bắc Kinh và Đài Bắc, mà còn la một tín hiệu quan trọng gửi tơi các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực.
Tuy nhiên, hành động mới nhất của ông Trump lại cho thấy rằng, những phân tích trên đây chỉ là lý thuyết, Đài Loan chỉ là một con bài trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc của Mỹ và là một công cụ mặc cả để Washington thu lợi nhiều hơn trong mối quan hệ cộng sinh với Bắc Kinh.
Thương mại Trung-Mỹ không thể ảnh hưởng đến chính sách Đài Loan
Nguồn tin gần gũi với Nhà Trắng lưu ý rằng, quyết định hoãn thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt về việc bán 60 chiếc F-16V cho Đài Loan xuất phát từ mong muốn của tổng thống Donald Trump đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh về các vấn đề thương mại.
Hiện tại, khó để nói liệu đó có phải là một sự đình trệ quan liêu thông thường hay không, hay chính quyền Trump thực sự quyết định "trao đổi" việc từ chối cung cấp quân sự Đài Loan để nhận được sự đồng ý của Bắc Kinh đối với một số điều khoản thương mại cực kỳ có lợi cho phía Mỹ.
Đối với Trump, tiến bộ đáng kể trong các cuộc đàm phán thương mại thực sự rất quan trọng đối với việc bình ổn chính trị nội bộ và đây sẽ là con át chủ bài trong chiến dịch của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Theo Datviet
Italy gia nhập Sáng kiến "Vành đai - Con đường" khiến Mỹ và EU lo ngại Bất chấp áp lực mạnh mẽ từ EU lẫn Mỹ, ngày 23.3 Italy vẫn ký kết Biên bản ghi nhớ gia nhập Sáng kiến "Vành đai, con đường" (BRI) của Trung Quốc cùng 29 thỏa thuận hợp tác đầu tư - thương mại ở nhiều lĩnh vực như thương mại điện tử, năng lượng, đường sắt, gang thép, đường ống dẫn khí, nông...