Ukraine quyết chế tạo hàng nghìn vũ khí “địa ngục” uy hiếp các mục tiêu Nga
Ukraine đặt mục tiêu sản xuất 3.000 tên lửa lai UAV có khả năng tấn công tầm xa, đe dọa tới các mục tiêu quan trọng trong lãnh thổ Nga, nhằm đáp trả “mưa hỏa lực” của Moscow.
Cận cảnh tên lửa lai UAV “địa ngục” Peklo của Ukraine (Ảnh: UP).
Ukraine đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách với Nga về vũ khí tầm xa bằng việc phát triển một loại UAV cảm tử thế hệ mới. Tuy nhiên, thay vì dừng lại ở UAV, nước này đã tạo ra một loại vũ khí mới là tên lửa lai UAV.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã đặt mục tiêu sản xuất 3.000 vũ khí tấn công tầm xa vào năm 2025 để đáp trả các đợt tập kích quy mô lớn của Nga.
Mặc dù ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine đã vượt mục tiêu năm nay với việc sản xuất 1 triệu UAV FPV, nhưng kế hoạch vũ khí tầm xa ban đầu được xem là không mấy thực tế.
Trong thời kỳ Liên Xô, các nhà máy tại Ukraine không nổi tiếng với việc sản xuất tên lửa hành trình lớn, ngoại trừ Nhà máy Hàng không Kharkov, nơi đã mất công nghệ từ lâu. Ukraine hiện đã phát triển tên lửa hành trình Neptune do phòng thiết kế Luch sản xuất, nhưng chưa sản xuất quy mô lớn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo Ukrainska Pravda, việc sản xuất 3.000 tên lửa cỡ nhỏ lai UAV trong năm tới là điều khả thi. Mặc dù vậy, chúng sẽ có kích thước nhỏ hơn đáng kể so với các tên lửa lớn của Nga.
Ukraine đang phát triển công nghệ UAV tầm xa, tập trung cải thiện tốc độ, độ chính xác và sức mạnh. Các kỹ sư đã tạo ra một sản phẩm lai giữa UAV và tên lửa: Một ví dụ là hệ thống Palianytsia, trình làng hồi tháng 8.
Palianytsia có đầu đạn nặng khoảng 100kg, nhẹ hơn 4 lần so với tên lửa hành trình Kalibr của Nga nhưng nặng gấp 2-4 lần so với các UAV tầm xa thông thường của Ukraine.
Một loại khác, tên lửa Peklo, được mệnh danh là “địa ngục”, được ra mắt vào tháng 12/2024. Tên lửa lai UAV này có đầu đạn nhỏ hơn nhưng tốc độ lên đến 700km/h, vượt xa các UAV thông thường.
Tên lửa Peklo được phát triển sau các cuộc thảo luận với quân đội Ukraine, khi họ yêu cầu một loại vũ khí hiệu quả với đầu đạn nhỏ, có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách hàng trăm km.
Tên lửa “địa ngục” được trang bị động cơ phản lực và hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp GPS. Tuy nhiên, để chống lại vũ khí tác chiến điện tử Nga, các nhà phát triển sử dụng ăng-ten CRPA, giúp chặn nhiễu tín hiệu từ bên ngoài.
Trong ba tháng qua, khoảng 100 tên lửa Peklo đã được sản xuất, và công ty đang mở rộng năng lực sản xuất. Mỗi tên lửa được chế tạo từ 70% linh kiện nội địa Ukraine, đảm bảo khả năng sản xuất liên tục ngay cả khi nguồn cung hạn chế. Ukraine hướng tới sản xuất hàng nghìn vũ khí “địa ngục” này để uy hiếp phòng không Nga.
Tên lửa lai UAV cỡ nhỏ đánh dấu một chương mới trong hoạt động tác chiến bằng vũ khí không người lái. Ukraine đang sử dụng chúng để vượt qua hệ thống phòng thủ Nga, tấn công các cơ sở quân sự và kho dầu ở sâu trong lãnh thổ đối phương.
Vì UAV truyền thống đang dần đạt đến giới hạn bão hòa về công nghệ, nên việc phát triển tên lửa lai UAV là bước đi chiến lược để nâng cấp vũ khí tầm xa.
Bên cạnh Palianytsia và Peklo, Ukraine đang thử nghiệm tên lửa Ruta, với sức công phá lớn hơn, hướng tới các mục tiêu có mức độ bảo vệ cao hơn.
Mặc dù vậy, tên lửa lai UAV sẽ không thể thay thế hoàn toàn các tên lửa hành trình lớn. Các dự án như Neptune và Sapsan vẫn đang được nâng cấp, đồng thời Ukraine tiếp tục hợp tác với các đối tác phương Tây để phát triển các vũ khí hiện đại.
Triều Tiên lên tiếng ủng hộ quyền tự vệ của Nga trước Ukraine
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Kong-un cho rằng việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa là kết quả của sự can thiệp quân sự trực tiếp của phương Tây và Nga hoàn toàn có quyền hành động để tự vệ.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đưa ra những nhận định trên trong buổi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov nhân chuyến thăm của quan chức này đến Bình Nhưỡng hôm 29/11, Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 30/11 đưa tin.
Theo đó, nhà lãnh đạo Triều Tiên khẳng định chính Mỹ và phương Tây đã khiến chính quyền Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng vũ khí tấn công tầm xa của họ, điều đó cũng có nghĩa rằng phương Tây đã can thiệp quân sự trực tiếp vào cuộc xung đột giữa Moscow và Kiev.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov. Ảnh: KCNA
Vì thế, Nga hoàn toàn có thể thực hiện quyền tự vệ của mình, và rằng Nga nên hành động để "các thế lực thù địch phải trả giá", theo ông Kim Jong-un. Ông cũng nhấn mạnh việc cần phải hành động rõ ràng để phát tín hiệu tới các thế lực khiêu khích rằng họ sẽ không được hưởng lợi nếu coi thường cảnh báo của Nga.
KCNA cũng cho biết, ông Kim Jong-un đã cam kết mở rộng quan hệ với Nga trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả các vấn đề quân sự theo hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện mà Nga và Triều Tiên đã ký kết trong năm nay, trong đó có một thỏa thuận phòng thủ chung.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên đồng thời khẳng định rằng chính phủ, quân đội và nhân dân Triều Tiên sẽ luôn ủng hộ chính sách của Nga nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cùng Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov cùng dự chương trình nghệ thuật chào mừng. Ảnh: KCNA
Trước đó, RT đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrey Belousov đã có chuyến thăm đến Triều Tiên và hội đàm với người đồng cấp No Kwang-chol, tập trung vào việc thực hiện thỏa thuận hợp tác chiến lược mà Moscow và Bình Nhưỡng đã ký kết trong năm nay.
Chuyến thăm diễn ra sau khi Mỹ và các đồng minh tuyên bố Bình Nhưỡng đã gửi khoảng 12.000 quân đến Nga để huấn luyện và có thể triển khai trong cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, Moscow và Bình Nhưỡng không xác nhận thông tin này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một tuyên bố từng cho biết việc quyết định thực hiện các cam kết chung theo hiệp ước mới là tùy thuộc vào hai nước Nga và Triều Tiên, chứ không phải bất kỳ ai khác.
Tác động quân sự với Nga và Ukraine khi phương Tây nới lỏng hạn chế về tên lửa tầm xa Quyết định của Mỹ và đồng minh về việc cung cấp tên lửa tầm xa ATACMS và Storm Shadow cho Ukraine đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, với tiềm năng không chỉ thay đổi cục diện chiến trường mà còn đặt ra thách thức lớn cho chiến lược quân sự của Nga. Tên lửa được phóng từ Hệ thống tên lửa chiến...