Ukraine phản ứng về thông tin Mỹ – Nga đàm phán bí mật
Ukraine lo ngại các cuộc đàm phán không chính thức giữa Mỹ và Nga có liên quan đến tư cách thành viên NATO của Kiev.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: AP
Theo tờ Pravda châu Âu (Ukraine) ngày 8/7, Ukraine đã phản ứng về thông tin liên quan đến cuộc gặp bí mật giữa các cựu quan chức Mỹ và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, lo ngại rằng điều này có thể cho thấy sự suy giảm hỗ trợ của Washington với Kiev.
NBC News hôm 6/7 đưa tin rằng các cựu quan chức an ninh quốc gia cấp cao của Mỹ đã có nhiều cuộc đàm phán bí mật với những người Nga nổi tiếng thân cận với Điện Kremlin, bao gồm cả Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov.
Chính quyền Biden cũng biết điều này nhưng không can thiệp nhằm mở đường cho các biện pháp ngoại giao trong tương lai nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Một quan chức Ukraine phản ứng về thông tin trên nói rằng Kiev đang “theo dõi chặt chẽ bình luận liên quan đến cuộc họp bí mật”, cũng như các thông tin rằng “những cuộc tham vấn hậu trường tương tự giữa Mỹ và Nga đã diễn ra ở những nơi khác trên thế giới”.
Video đang HOT
“Xét đến bối cảnh các thông tin này xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh của NATO ở Vilnius, câu hỏi đặt ra là liệu quan điểm cứng rắn của Washington liên quan đến việc mời Ukraine gia nhập NATO có liên quan gì đến các cuộc tham vấn hậu trường này hay không”, quan chức Ukraine trên cho biết trong một tuyên bố thay mặt cho Chính phủ Ukraine.
Tuần tới, Tổng thống Joe Biden sẽ tới Vilnius, Litva, để dự hội nghị thượng đỉnh NATO. Bất chấp hy vọng của Kiev về việc gia nhập liên minh, ông Biden đã nói rằng Ukraine sẽ không được bỏ qua quy trình gia nhập của NATO và Tổng thư ký liên minh này cho biết lời mời sẽ không được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh.
Trong khi đó, một trong những người tham gia cuộc gặp với ông Lavrov, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) có trụ sở ở Mỹ Richard Haass, đã bảo vệ quyết định gặp nhà ngoại giao Nga trong một bài bình luận đăng ngày 7/7 trên nền tảng xuất bản trực tuyến Substack, gọi những tương tác như vậy là “cơ hội quý giá để duy trì các kênh liên lạc mở vào những thời điểm khi các tương tác chính thức không tồn tại hoặc không hiệu quả và rủi ro cao”.
Ông Haass viết rằng những người tham gia các cuộc đàm phán như vậy, được gọi là ngoại giao “Kênh 2″, “thường cảm thấy thoải mái hơn khi nói chuyện thẳng thắn và thử nghiệm các ý tưởng hoặc đề xuất mới”. Ông lưu ý thêm rằng “những trao đổi kiểu này có cơ hội hữu ích nhất nếu chúng được giữ bí mật”.
Bộ Ngoại giao Nga ngày 7/7 cũng xác nhận rằng ông Lavrov đã gặp các thành viên Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ vào tháng 4 nhưng nói rằng không có kế hoạch hòa bình nào cho Ukraine trong chương trình nghị sự, đồng thời khẳng định rằng họ đã thảo luận về một loạt vấn đề quốc tế rộng lớn hơn.
Sau khi cuộc gặp với ông Lavrov được tiết lộ, người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Adam Hodge cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraine những gì họ cần để thành công trên chiến trường để họ có thể đàm phán từ thế mạnh vào thời điểm thích hợp”.
Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ mạnh mẽ việc Ukraine gia nhập NATO
Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ nguyện vọng gia nhập NATO của Ukraine, song cũng kêu gọi nối lại những nỗ lực hòa bình để chấm dứt cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine kéo dài hơn một năm qua.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky sau cuộc gặp tại Ankara ngày 8/7. Ảnh: AP
Phát biểu trong cuộc họp báo chung sau khi hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 8/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định: "Không còn nghi ngờ gì nữa, Ukraine xứng đáng là thành viên của NATO".
Tuy nhiên, ông Erdogan cũng cho rằng Ukraine và Nga nên thể hiện thiện chí quay trở lại đàm phán để tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột, đồng thời nhấn mạnh rằng "một nền hòa bình công bằng không tạo ra kẻ thua cuộc".
Tổng thống Ukraine Zelensky đã bày tỏ sự cảm ơn tới người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ vì sự ủng hộ diễn ra trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh của NATO dự kiến sẽ khai mạc tại Vilnius, Lithuania vào ngày 11/7 tới.
Ông Zelensky đang thúc đẩy các hoạt động vận động hành lang để Ukraine được mời tham gia liên minh quân sự phương Tây. Tuần qua, nhà lãnh đạo Ukraine đã đến thăm Cộng hòa Séc, Slovakia và Bulgaria để kêu gọi sự ủng hộ đối với nỗ lực gia nhập NATO của Ukraine trước hội nghị thượng đỉnh liên minh quân sự này. Tại Praha, ông đã nhận được cam kết ủng hộ Ukraine gia nhập NATO "ngay sau khi xung đột kết thúc" và tại Sofia là lời cam kết ủng hộ để trở thành thành viên "ngay khi điều kiện cho phép".
Tuy nhiên, mốc thời gian gia nhập NATO của Ukraine vẫn chưa rõ ràng. Cách đây ít hôm, Mỹ đã làm giảm hy vọng của Ukraine về bất kỳ sự gia nhập nhanh chóng nào vào liên minh khi tuyên bố rằng Hội nghị Thượng đỉnh trong tuần tới sẽ không dẫn đến lời mời Ukraine gia nhập NATO. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết hội nghị Vilnius "sẽ là một thời điểm quan trọng trên con đường trở thành thành viên", nhưng Ukraine có "các bước tiếp theo cần thực hiện trước khi gia nhập NATO".
Các nước NATO đã tranh luận về thời điểm và cách thức Ukraine có thể trở thành thành viên và trong hoàn cảnh nào. Một số thành viên như Đức nhấn mạnh rằng một số điều kiện nhất định phải được đáp ứng, bao gồm cả quân đội nằm dưới sự kiểm soát dân sự và dân chủ.
Hiện vẫn chưa rõ chính xác Ukraine sẽ được nhận được những gì tại Hội nghị Thượng đỉnh ở thủ đô Lithuania và ông Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev khó có thể gia nhập NATO trong khi xung đột với Nga vẫn tiếp diễn.
Trước đó, ngay trước thềm chuyến thăm của nhà lãnh đạo Ukraine, Nga cho biết sẽ "theo dõi rất chặt chẽ" nội dung cuộc hội đàm giữa hai ông Zelensky và Erdogan, đồng thời nhấn mạnh "quan hệ đối tác mang tính xây dựng" với Ankara.
Tại cuộc họp báo với Tổng thống Ukraine, ông Erdogan cũng thông báo sẽ tiếp đón người đồng cấp Nga Vladimir Putin để hội đàm vào tháng 8 và bày tỏ hy vọng thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc mà Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò trung gian sẽ được gia hạn để giữ cho các sản phẩm lương thực tiếp tục lưu thông qua các cảng Biển Đen.
Tổng thư ký NATO để ngỏ khả năng kéo dài nhiệm kỳ Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg ngày 15/6 đã để ngỏ khả năng kéo dài nhiệm kỳ, trong bối cảnh các quan chức cấp cao từ các nước thành viên công khai tán thành ý tưởng này - bao gồm cả một trong những người tiềm năng kế nhiệm ông. Tổng Thư ký NATO Jens...