Ukraine phản công quyết liệt, Nga thay tướng chỉ huy hậu cần
Tờ Kyiv Independent ngày 1/5 đưa tin, trong bối cảnh phía Ukraine tiến hành phản công ồ ạt ở nhiều khu vực hôm 30/4, Nga cùng ngày thông báo thay tướng cấp cao nhất phụ trách hậu cần.
Tướng Mikhail (trái) được thay thế bởi ông Alexei Kuzmenkov – cựu quan chức của Lực lượng Vệ binh Quốc gia. Ảnh: Getty.
Theo Moscow Times, hôm 30/4, Nga đã bổ nhiệm ông Alexei Kuzmenkov – cựu quan chức của Lực lượng Vệ binh Quốc gia, giữ chức chỉ huy cấp cao nhất phụ trách hậu cần cho lực lượng vũ trang, thay thế Thượng tướng Mikhail Mizintsev, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Ông Alexei Kuzmenkov sinh năm 1971, tốt nghiệp Trường Hậu cần Quân sự cấp cao Volsk năm 1992. Từ đó đến năm 2019, ông giữ nhiều vị trí quan trọng trong các tổ chức hỗ trợ hậu cần cho lực lượng vũ trang Nga. Trong đó, năm 2019, ông được bổ nhiệm là Phó tư lệnh Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga.
Dù tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga không nêu rõ nguyên nhân việc sa thải tướng Mikhail, nhưng giới chuyên gia nhận định, trong bối cảnh Kiev đang ồ ạt tiến hành các đợt phản công mà phía Moscow lại bộc lộ nhiều vấn đề về hậu cần trong quân đội, sự thay thế nêu trên là điều có thể đoán trước.
Video đang HOT
Theo một nguồn thạo tin, Ukraine dường như nhắm mục tiêu vào các kho hậu cần của Nga ở phía Đông Kherson. Bộ chỉ huy tác chiến miền Nam của Ukraine trong tuần qua nói rằng, các lực lượng Ukraine đang âm thầm tiến hành các hoạt động phản công.
Ông Mikhail Mizintsev được bổ nhiệm vào tháng 9/2022, chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát lệnh động viên một phần. Trước đó, ông Mikhail Mizintsev chỉ huy mặt trận ở thành phố Mariupol, nơi có nhà máy thép Azovstal, và được cho là có liên quan đến các cuộc tấn công khốc liệt tại đây
Sự ủng hộ của người Mỹ cho Ukraine đang bị xói mòn
Sự hỗ trợ của người Mỹ cho Kiev đang bị xói mòn trong bối cảnh Ukraine chuẩn bị cho cuộc phản công lớn nhằm vào các lực lượng Nga.
Binh sĩ Ukraine sử dụng pháo binh trong một cuộc giao tranh với các lực lượng Nga. Ảnh: Reuters
Tỷ lệ người Mỹ cho rằng Washington đang làm quá nhiều để giúp Ukraine đã tăng từ 6% vào tháng 3 năm 2022 lên 38% trong tháng 4, theo khảo sát của tờ Wall Street Journal (WSJ). Cũng trong khoảng thời gian này, tỷ lệ những người tin rằng Mỹ nên làm nhiều hơn cho Ukraine đã giảm từ 46% xuống 20%.
Khả năng của Ukraine trong việc giành lại quyền kiểm soát một số khu vực từ các lực lượng Nga liên quan đến cuộc phản công sắp tới sẽ rất quan trọng để duy trì sự hỗ trợ quân sự từ Washington, theo các nghị sĩ Mỹ và các quan chức phương Tây được WSJ trích dẫn.
Ukraine đang chuẩn bị cho một cuộc phản công lớn nhằm đánh bật các lực lượng Nga khỏi những khu vực mà Moskva đang kiểm soát, nhưng họ không được trang bị tốt như kỳ vọng. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tiếp tục kêu gọi các nước phương Tây hỗ trợ quân sự và tài chính khi Kiev chuẩn bị cho chiến dịch phản công.
Chính quyền của Tổng thống Biden khẳng định Mỹ sẽ hỗ trợ cho Ukraine trong thời gian dài, nhưng việc tiếp tục viện trợ đã trở thành điểm nóng giữa một số nghị sĩ đảng Cộng hòa khi họ phản đối điều này. Với việc Đảng Cộng hòa hiện đang kiểm soát Hạ viện và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cảnh báo Mỹ không nên "cung cấp tấm séc trắng cho Ukraine", các gói viện trợ trong tương lai dự kiến sẽ phải đối mặt với sự giám sát kỹ lưỡng hơn từ Quốc hội Mỹ.
"Thành công của cuộc phản công là rất quan trọng bởi vì một trong những lý do tôi nghĩ người Mỹ cam kết ủng hộ là lòng can đảm và thành công của người Ukraine và sau đó là sự công nhận rằng họ đang thực sự chiến đấu vì cuộc chiến chung của chúng ta. Hai yếu tố này sẽ duy trì sự ủng hộ ở mức cao", nghị sĩ Jack Reed, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ nói.
Ông Reed nói thêm rằng nếu cuộc xung đột "đi vào bế tắc vô tận", thì sẽ khó nhận được sự ủng hộ về mặt chính trị của công chúng Mỹ hơn.
Một cuộc thăm dò gần đây của tờ Wall Street Journal cho thấy sự ủng hộ đối với Ukraine trong cuộc xung đột với Nga tiếp tục bị xói mòn khi ngày càng có nhiều người Mỹ cho rằng Washington can dự quá nhiều.
Khoảng 38% số người được hỏi cho biết trong một cuộc khảo sát trong tháng 4 rằng Mỹ đã làm quá nhiều để giúp đỡ Ukraine, tăng so với chỉ 6% vào tháng 3 năm ngoái, ngay sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra. Tỷ lệ những người nói rằng Mỹ nên làm nhiều hơn cho Ukraine đã giảm từ 46% vào tháng 3 năm ngoái xuống còn 20% hiện nay.
Trong cuộc khảo sát mới, khoảng 60% đảng viên đảng Cộng hòa cho rằng Mỹ đã làm quá nhiều, tăng so với 48% vào tháng 10 năm ngoái và 15% đảng viên Đảng Dân chủ cho rằng Mỹ đã làm quá nhiều, tương đương với cuộc khảo sát tháng 10/2022 và 42% đảng viên độc lập cho rằng Mỹ đang làm quá nhiều, tăng so với 33% trong cuộc thăm dò trước đó.
Các quan chức Mỹ cho biết Nhà Trắng sẽ theo dõi chặt chẽ cuộc phản công, ám chỉ rằng thành công hay thất bại của nó sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng của chính quyền Biden trong việc duy trì sự ủng hộ của Quốc hội và người dân Mỹ.
Chính quyền Biden đã công bố khoản viện trợ quân sự bổ sung trị giá 325 triệu USD vào tuần trước, nâng tổng số viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine lên hơn 35,4 tỷ USD kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2 năm ngoái. Nghị sĩ Ted Cruz cho biết cần có "sự giám sát kỹ lưỡng" đối với bất kỳ gói bổ sung nào trong tương lai cho Ukraine và đảng Cộng hòa có xu hướng ủng hộ viện trợ quân sự nhiều hơn thay vì cứu trợ kinh tế và nhân đạo.
Lý giải việc pháo binh Ukraine sát thương hơn dù thua Nga về số lượng Theo giới chuyên môn, dù Ukraine thua Nga về số lượng pháo binh, song độ sát thương do các lực lượng của Kiev gây ra lại đáng kể hơn. Trong xung đột ở Ukraine cũng như ở các cuộc chiến trước đây, pháo binh là sát thủ lớn nhất trên chiến trường. Đây thậm chí có thể là nguyên nhân dẫn đến 80%...