Ukraine nói số đạn pháo Mỹ viện trợ chỉ đủ dùng trong 1 tuần
Gói viện trợ quân sự mới trị giá 1 tỷ USD cho Ukraine mà chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden thông qua ngày 15/6 bao gồm hàng nghìn viên đạn pháo. Tuy nhiên, đối với Ukraine, số lượng đó là chưa đủ.
Một binh sĩ Ukraine cài đặt tên lửa Javelin mà Mỹ cấp tại tiền tuyến ngày 20/5. Ảnh: Getty Images
Trả lời phỏng vấn báo Mỹ Politico, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết trong một ngày, Ukraine chỉ có khả năng bắn từ 5.000 đến 6.000 đạn pháo. Điều này có nghĩa là 36.000 viên đạn pháo mà Mỹ gửi đến Ukraine trong gói viện trợ mới nhất sẽ chỉ giúp Kiev chống chọi trong 1 tuần. Trong khi đó, lượng pháo mà Nga bắn mỗi ngày cao gấp đôi so với Ukraine.
“Không có một vùng đất nào tại Ukraine an toàn ngay lúc này cả. Không có khu vực chưa bị rocket đánh trúng”, Thứ trưởng Maliar cho hay.
Mặc dù tốc độ có phần chậm lại song lực lượng Nga đã bắt đầu dần giành được một số kết quả nhất định tại vùng Donbass miền Đông Ukraine.
Theo bà Maliar, Nga đang áp đảo Ukraine về số lượng binh sĩ và vũ khí với tỷ lệ 10:1. Nga hiện có khoảng 330.000 binh sĩ tham chiến tại Ukraine và quan chức tình báo Ukraine ước tính Moskva có thể kéo dài chiến dịch quân sự tại nước này ít nhất 1 năm.
Video đang HOT
“Nếu Ukraine không được cấp vũ khí hạng nặng, hệ thống phòng không và phòng tên lửa, chúng tôi sẽ không thể sống sót sau cuộc chiến này. Hiện đã có sự chênh lệch về sức mạnh. Rõ ràng Ukraine cần rất nhiều vũ khí để chiến thắng cuộc đấu này”, Thứ trưởng Maliar nhấn mạnh.
Vấn đề đối với Ukraine là hầu hết các hệ thống pháo của nước này là do Nga chế tạo và bắn các loại đạn 152 mm. Tuy nhiên, loại đạn này đã cạn kiệt tại Ukraine. Các nước trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã bù vào bằng cách cung cấp pháo phương Tây, bao gồm Pháo M777 của Mỹ và đạn 155 mm. Nhưng dòng vũ khí này cũng bị hạn chế.
“Chúng tôi đang hỗ trợ quân đội Ukraine nhanh nhất có thể”, Tướng Mark Milley – Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cho biết trong cuộc họp báo tại Brussels ngày 15/6.
Nga tuyên bố không hoan nghênh tất cả nhân viên Đại sứ quán các nước Baltic
Ngày 21/4, Nga đã có động thái đáp trả các quyết định mới đây của Estonia, Latvia và Litva khi tuyên bố không hoan nghênh tất cả nhân viên tại các đại sứ quán ba nước Baltic này ở thủ đô Moskva.
Trụ sở Bộ Ngoại giao Nga. Ảnh: Getty
Theo hãng tin TASS, đây là quyết định nhằm đáp trả việc ba nước vùng Baltic nói trên trục xuất các nhà ngoại giao Nga để thể hiện quan điểm đối với chiến dịch quân sự đặc biệt của Moskva ở Ukraine.
Bộ Ngoại giao Nga ngày 21/4 đã triệu các đại sứ Latvia và Estonia, cùng với đại biện lâm thời Litva tới để trao công hàm phản đối liên quan tới "những hành động không thân thiện" của các nước này.
Ngày 21/4, Bộ Ngoại giao Nga đồng thời thông báo Nga đã ra lệnh đóng cửa các Lãnh sự quán của Latvia, Litva và Estonia, đồng thời yêu cầu toàn bộ nhân viên của các cơ quan ngoại giao của những nước ngoài này rời khỏi Nga.
Tuyên bố của bộ trên nêu rõ Nga sẽ đóng cửa các lãnh sự quán của Latvia tại các thành phố St. Petersburg và Pskov, lãnh sự quán Estonia tại St. Petersburg cùng phòng lãnh sự Estonia tại Pskov và lãnh sự quán Litva tại St. Petersburg.
Trước đó, Latvia và Estonia đã quyết định đóng cửa các lãnh sự quán của Nga do chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở miền Đông Ukraine, trong khi Litva yêu cầu Đại sứ Nga tại nước này phải rời đi.
Ngày 29/3, Bộ Ngoại giao Nga cũng đã trục xuất 10 nhân viên ngoại giao của 3 nước vùng Baltic gồm Litva, Latvia, Estonia nhằm đáp trả động thái tương tự trước đó của những nước này.
Hãng tin TASS của Nga dẫn bộ trên cho biết Moskva đã yêu cầu 4 nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Litva tại Nga, 3 nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Latvia rời khỏi Nga. Quyết định này cũng có hiệu lực đối với 3 nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Estonia và Tổng lãnh sự quán Estonia tại St. Petersburg.
Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ trước đó, Moskva đã triệu tập người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của các nước này nhằm phản đối việc chính phủ 3 nước trên trục xuất các nhân viên Đại sứ quán Nga, cho rằng động thái này là khiêu khích và vô căn cứ.
Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo cho biết sau khi áp lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực quốc phòng của Nga, Washington đang cân nhắc nhắm vào các lĩnh vực của Nga có liên quan đến chiến dịch quân sự của Moskva tại Ukraine.
Ông Adeyemo nói rõ Mỹ đang có kế hoạch áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào các lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với các hoạt động quân sự của Nga. Thứ trưởng Tài chính Mỹ cho biết các biện pháp trừng phạt sẽ cắt đứt các chuỗi cung ứng chủ chốt của các lĩnh vực này.
Về phần mình, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, Dmitry Medvedev ngày 14/4 cảnh báo nước này tăng cường khả năng phòng thủ trong khu vực, bao gồm cả việc triển khai vũ khí hạt nhân, nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Phần Lan - nước có chung đường biên giới dài 1.300 km với Nga - và Thụy Điển đang cân nhắc khả năng gia nhập NATO, với quyết định chính thức sẽ được đưa ra sau vài tuần tới. Theo ông Medvedev, trong trường hợp Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, Nga sẽ phải tăng cường lực lượng trên bộ, hải quân và không quân ở Biển Baltic nhằn khôi phục cân bằng quân sự tại khu vực này.
Mỹ yêu cầu công dân ở Nga chuẩn bị 'kế hoạch sơ tán' Đại sứ quán Mỹ tại Nga đã cảnh báo công dân Mỹ về các "cuộc tấn công" tiềm tàng ở Moskva và St.Petersburg, đồng thời khuyến cáo họ chuẩn bị sơ tán. Theo kênh RT (Nga), Đại sứ quán Mỹ tại Moskva ngày 20/2 đã cảnh báo về những "cuộc tấn công" tiềm tàng vào các khách sạn, ga tàu điện ngầm và...