Ukraine nói lần đầu đánh trúng tàu chiến Nga tại biển Caspi
Ukraine đã tiến hành vụ tấn công tầm xa và lần đầu tiên đánh trúng tàu chiến Nga tại biển Caspi ở cách xa cả ngàn km.
Một nguồn tin từ Cơ quan Tình báo quân sự Ukraine ngày 6.11 cho biết lực lượng này đã sử dụng máy bay không người lái (UAV) tấn công một quân cảng của Nga tại thành phố Kaspiysk thuộc Cộng hòa Dagestan (Nga), theo trang The Kyiv Independent.
Vụ tấn công làm ít nhất 2 tàu tên lửa gồm chiếc Tatarstan và Dagestan bị thiệt hại. Nhiều tàu nhỏ hơn thuộc Dự án 21631 cũng bị cho là chịu thiệt hại.
Tàu tên lửa Dự án 21631 của Nga. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH TASS
Giới chức Dagestan thông báo đã ngăn chặn một UAV trên bầu trời Kaspiysk, thành phố cảng nằm bên biển Caspi, cách biên giới Ukraine khoảng 1.000 km. Tuy nhiên, một video trên mạng xã hội cho thấy ngoài chiếc UAV bị ngăn chặn, còn có 1 chiếc khác đã bay đến mục tiêu, gây vụ nổ lớn.
Ông Andrii Kovalenko, lãnh đạo trung tâm chống tin giả tại Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine, cho biết một quân cảng Nga đã bị tấn công. Ông Kovalenko nói rằng cảng này là nơi đóng quân của biên đội tàu chiến Caspi của Hải quân Nga, cũng như có lực lượng thủy quân lục chiến và ven bờ.
Vì sao Mỹ ‘chê’ cựu binh, chọn phi công trẻ Ukraine để huấn luyện lái F-16?
Đội tàu bị tấn công được cho là liên quan các cuộc oanh kích Ukraine, trong khi trung đoàn thủy quân lục chiến 177 tại đó cũng từng được triển khai tại Ukraine.
“Trong lần đầu tiên, các UAV cảm tử của Cơ quan Tình báo quốc phòng Ukraine đánh trúng các tàu chiến của kẻ thù tại biển Caspi”, nguồn tin nói.
Từ khi Nga mở chiến dịch quân sự vào tháng 2.2022, Ukraine liên tục phát triển ngành công nghiệp UAV và đã tiến hành ngày càng nhiều các cuộc tấn công tầm xa sang Nga, theo AFP. Ukraine nói rằng các hành động này nhằm đáp trả những cuộc tấn công của Nga trên lãnh thổ Ukraine.
Trong đêm 5.11 rạng sáng 6.11, Nga đã phóng 2 tên lửa và 63 UAV vào Ukraine. Không quân Ukraine cho biết đã vô hiệu hóa ít nhất 38 chiếc.
Xuất hiện ảnh vệ tinh chụp tàu Nga nghi chở tên lửa Iran ở cảng Biển Caspi
Hình ảnh vệ tinh cho thấy một tàu chở hàng của Nga bị nghi vận chuyển tên lửa đạn đạo Iran đang đậu ở cảng trên Biển Caspi cách đây một tuần.
Theo kênh CNN ngày 11/9, hình ảnh vệ tinh chụp con tàu chở hàng này do công ty Maxar Technologies cung cấp.
Con tàu mang tên Port Olya 3, được Maxar Technologies xác định qua hình ảnh vệ tinh chụp vào ngày 4/9 tại cảng Olya ở Astrakhan. Theo dữ liệu theo dõi tàu, con tàu này trước đó đã có mặt tại cảng Amirabad của Iran vào ngày 29/8 và đã tắt thiết bị phát tín hiệu sau đó.
Ngày 10/9, Bộ Tài chính Mỹ đã đánh giá rằng Bộ Quốc phòng Nga đã sử dụng tàu Port Olya-3 để vận chuyển tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ Iran về Nga.
"Tính đến đầu tháng 9/2024, Nga đã nhận được lô tên lửa đạn đạo tầm ngắn (CBRM) đầu tiên từ Iran", Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố khi công bố các biện pháp trừng phạt tàu Port Olya 3 cùng với các tàu khác và một số cá nhân Iran.
Cuối tuần qua, CNN đưa tin rằng Iran đã chuyển tên lửa đạn đạo tầm ngắn cho Nga để sử dụng trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và đánh giá đây là một bước cho thấy Iran tăng cường hỗ trợ Nga đáng kể.
Mối quan hệ quân sự giữa Iran và Nga đã ngày càng khăng khít kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine bắt đầu vào tháng 2/2022. Iran đã cung cấp hàng nghìn thiết bị bay không người lái cho Nga và theo các quan chức Mỹ, Iran đã xây dựng một nhà máy sản xuất thiết bị bay không người lái tại Nga.
Hình ảnh vệ tinh chụp tàu Port Olya-3 xuất hiện một ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại London (Anh), nói rằng Mỹ tin quân đội Nga đã nhận các tên lửa đạn đạo Fatah-360 của Iran và có thể sẽ sử dụng trong vài tuần tới tại Ukraine.
Tên lửa Fateh-360 có tầm bắn lên đến 120 km và có thể mang một đầu đạn nặng 150 kg. Mặc dù đầu đạn này nhẹ hơn so với nhiều loại bom của Nga, nhưng sẽ hữu ích khi tấn công các vị trí tiền tuyến của Ukraine từ khoảng cách đáng kể và vì là tên lửa đạn đạo, nên khó bị đánh chặn hơn nhiều.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) đánh giá: "Lực lượng Nga sẽ có khả năng sử dụng các tên lửa do Iran cung cấp để tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng, quân sự và dân sự của Ukraine trong những tháng tới".
Bộ Ngoại giao Ukraine đã triệu tập Đại biện lâm thời Iran, ông Shahriar Amouzegar, trong tuần này sau khi có các thông tin về việc Iran gửi tên lửa đạn đạo cho Nga. Ông Amouzegar đã bị cảnh báo rằng quan hệ Iran - Ukraine sẽ chịu hậu quả tàn khốc và không thể khắc nếu các thông tin là đúng sự thật.
Bộ Ngoại giao Anh ngày 11/9 cũng đã triệu Đại biện lâm thời Iran về việc chuyển tên lửa đạn đạo cho Nga. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Anh nêu rõ: "Chính phủ Anh đã nêu rõ rằng bất kỳ hoạt động chuyển tên lửa đạn đạo nào cho Nga đều sẽ bị coi là hành động leo thang nguy hiểm và sẽ phải đối mặt với phản ứng mạnh mẽ".
Ngoại trưởng Iran Seyed Abbas Araghchi phủ nhận rằng nước này đã cung cấp tên lửa đạn đạo cho Nga. Ông đăng trên X: "Một lần nữa, Mỹ và ba nước Anh, Pháp, Đức hành động dựa trên thông tin tình báo sai lầm và logic thiếu sót, Iran KHÔNG chuyển tên lửa đạn đạo cho Nga".
Điện Kremlin ngày 11/9 cũng đã bác bỏ báo buộc cho rằng Iran chuyển tên lửa cho Nga, đồng thời nhấn mạnh những tuyên bố về nhiều vụ chuyển giao vũ khí khác nhau đều là vô căn cứ.
Viện ISW từng lưu ý rằng Iran trước đây đã chuyển vũ khí từ các cảng Amirabad và Anzali trên biển Caspi đến Astrakhan. Con tàu Port Olya 3 đã hàng chục lần ghé vào hai cảng của Iran trong năm nay. Đến ngày 6/9, tàu này đã rời cảng Nga trong một chuyến đi khác.
Ông Blinken tuyên bố rằng Mỹ đã cảnh báo riêng Iran rằng động thái này là bước leo thang đáng kể. Theo ông, hàng chục quân nhân Nga đã được huấn luyện tại Iran để sử dụng tên lửa Fateh-360 và động thái của Iran giúp Nga sử dụng vũ khí của mình nhiều hơn cho các mục tiêu xa tiền tuyến hơn, trong khi dành các tên lửa mới mà họ nhận từ Iran cho các mục tiêu gần hơn.
Trước đây, theo các quan chức Mỹ, các cuộc đàm phán của Nga để mua tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ Iran bắt đầu sớm nhất là vào tháng 9/2023, khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đến thăm Iran để xem xét các hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn Ababil của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.
Theo ông Blinken, đổi lại, Nga đang chia sẻ công nghệ mà Iran mong muốn. Ông nói: "Đây là một con đường hai chiều, bao gồm cả các vấn đề hạt nhân, cũng như một số thông tin về không gian".
Sau cáo buộc Iran cung cấp tên lửa đạn đạo có thể được phóng từ trong lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu tại Ukraine, hiện chưa rõ Mỹ và các đồng minh châu Âu có bỏ các lệnh cấm Ukraine sử dụng tên lửa mà họ cung cấp cho Ukraine để tấn công mục tiêu trong lãnh thổ Nga hay không,
Tên lửa HIMARS do Mỹ sản xuất đôi khi đã được Ukraine sử dụng để tấn công các mục tiêu cách lãnh thổ Nga khoảng 60 đến 80 km. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhiều lần kêu gọi các đồng minh cho phép tự do sử dụng tên lửa phương Tây nhiều hơn nhằm vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.
Chủ đề này có khả năng sẽ được đưa ra thảo luận tại cuộc họp vào ngày 13/9 ở Washington DC giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Keir Starmer.
Lý do Nga điều tàu chiến và tàu ngầm hạt nhân, mang tên lửa Zircon đến Cuba Chuyến thăm Cuba này được Mỹ theo dõi chặt chẽ vào thời điểm căng thẳng gay gắt với Nga về cuộc xung đột ở Ukraine. Đây cũng là sự kiện mà Nga cho thấy nước này vẫn có khả năng triển khai sức mạnh toàn cầu ở một mức độ nào đó. Tên lửa siêu vượt âm Zircon của Nga được phóng thử...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644

Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố chính thức đóng cửa USAID

Mỹ thúc đẩy kiểm soát Greenland để đối phó Nga và Trung Quốc

Somalia sẵn sàng trao cho Mỹ quyền kiểm soát căn cứ không quân, cảng biển?

Tổng thống Ukraine ra điều kiện ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Tỉ phú Elon Musk 'mua' mạng xã hội X thêm lần nữa

"Làng đại gia" ẩn trong núi sâu: Dân ở biệt thự, con cái đi học không mất tiền

Mỹ đẩy mạnh tinh giản, căng thẳng vụ lộ mật chưa dứt

Kinh tế châu Á giữa sóng gió vì thuế của Mỹ

Chờ đột phá cứu vãn lệnh ngừng bắn Gaza

Tập đoàn tỉ phú Lý Gia Thành 'quay xe' vụ bán cảng kênh đào Panama?

Cháy rừng lớn nhất lịch sử Hàn Quốc: điều tra một người tảo mộ
Có thể bạn quan tâm

Chuyển Cơ quan điều tra vụ Trường quốc tế Mỹ bị "vỡ nợ" sau khi đã huy động vài nghìn tỷ đồng
Pháp luật
01:09:20 30/03/2025
Động đất 7,7 độ có sức phá hủy như thế nào?
Tin nổi bật
01:04:52 30/03/2025
Sang tháng 4, có 4 con giáp may mắn vượt bậc, thu hút tài lộc, dễ "hái" ra tiền còn dễ gặp quý nhân
Trắc nghiệm
23:52:43 29/03/2025
Stranger Things, One Piece và những bộ phim "tốn kém" nhất trên Netflix
Hậu trường phim
23:22:37 29/03/2025
Visual của "ông hoàng" G-Dragon làm MXH náo loạn, khẳng định ngôi vương bằng vương miện bạc tỷ!
Nhạc quốc tế
23:17:15 29/03/2025
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt và cho khán giả tuyệt tác hay nhất 2025
Phim châu á
23:02:12 29/03/2025
'Lưỡi hái tử thần: Huyết thống': Tử thần đã quay trở lại, hứa hẹn gieo rắc nỗi khiếp sợ mới vào mùa hè này
Phim âu mỹ
22:56:41 29/03/2025
Phía "nữ ca sĩ Hàn Quốc" bị ViruSs từ chối không cho lên livestream nói gì sau ồn ào tối qua?
Sao việt
22:52:40 29/03/2025
Chương trinh truyền hình thực tế Hàn Quốc bị hủy bỏ vì bóc lột trẻ em
Tv show
22:42:11 29/03/2025
3 nữ ca sĩ nổi tiếng quê Nam Định là ai?
Nhạc việt
21:47:29 29/03/2025