Ukraine nói kho vũ khí của Nga đang cạn dần
Giới chức Kiev cho rằng quân đội Nga đang sử dụng nhiều tên lửa công nghệ cũ do kho vũ khí đang cạn dần, và phía Ukraine đã bắn hạ 50-70% số tên lửa Nga.
Một bệ phóng tên lửa phòng không S-300V của Nga tại sự kiện “Army 2022″, ở ngoại ô Moskva, Nga. Ảnh: Getty Images
Ngày 4/9, Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng Vũ trang Ukraine đã ra tuyên bố trong một bản cập nhật hoạt động được chia sẻ trên trang Facebook. Bài đăng cho biết các cuộc tấn công tiếp tục diễn ra ở Bakhmut và Avdiivka, thuộc các vùng đòi độc lập Donetsk và Luhansk ở miền đông nước này.
Bản cập nhật nói trên viết: “Trong 24 giờ qua, Nga đã phóng hơn chục quả tên lửa và thực hiện 24 cuộc không kích vào các mục tiêu quân sự và dân sự trên lãnh thổ Ukraine. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng dân sự bị ảnh hưởng tại các khu định cư Peremoha, Husarivka, Novomykhailivka, Bilohirya.”
Tuy nhiên, tuyên bố của Bộ Tổng tham mưu Ukraine cũng khẳng định quân đội Nga đã sử dụng nhiều tên lửa công nghệ có từ lâu trong cuộc xung đột: “Do thiếu vũ khí chính xác cao, Nga bắt đầu sử dụng tên lửa phòng không S-300 thường xuyên hơn”.
“Hơn 500 quả tên lửa như vậy đã được phóng trên lãnh thổ Ukraine, một số trong đó đã không đến được mục tiêu. Phía Nga được trang bị vài nghìn quả tên lửa loại này, nhưng hầu hết chúng không sử dụng được” – bài đăng trên Facebook viết.
Video đang HOT
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS – Mỹ), tên lửa S-300 được sản xuất từ thời Liên Xô có tầm bắn tối đa 150km trong khi phiên bản S-300V có tầm bắn tối đa 100km. Trong khi Nga đang dựa vào S-300, Ukraine đã sử dụng Hệ thống tên lửa pháo binh Cơ động cao (HIMARS) do Mỹ cung cấp. Tuy vậy, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng S-300 vẫn là một trong những tên lửa phòng không đáng gờm.
Quân đội Ukraine đã sử dụng HIMARS để tấn công các căn cứ và kho vũ khí của Nga, cũng như các cây cầu bắc qua sông Dnipro, ranh giới tự nhiên ngăn cách khu vực Kherson với phần còn lại của các vùng lãnh thổ Ukraine mà Nga đang kiểm soát.
HIMARS mang lại cho Ukraine khả năng tấn công từ khoảng cách xa hơn với độ chính xác cao và theo CSIS, các mẫu Block 1 và Block 1A có tầm bắn lần lượt là 164km và 298km.
Nga cho biết các lực lượng của họ đã phá hủy nhiều tên lửa HIMARS, nhưng không có tuyên bố nào được xác nhận một cách độc lập. Tháng trước, Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã đánh chặn 44 quả tên lửa HIMARS của Ukraine ở miền nam nước này.
Mới đây hôm 3/9, Tướng Mykola Zhirnov, lãnh đạo Cơ quan quân sự thành phố Kiev, trả lời phỏng vấn cho biết có đến 50-70% tên lửa của Nga bị bắn hạ “bởi máy bay và các đơn vị tên lửa phòng không” của Ukraine. Ông nói thêm: “Nhưng thật không may, ngày nay chúng ta không thể đảm bảo 100% hiệu quả của các hoạt động phòng không, điều này là do nguyên nhân khách quan – không đủ số lượng phương tiện trinh sát, hàng không và hệ thống tên lửa phòng không”.
Ukraine đang cố gắng chiếm lại thành phố Kherson – thủ phủ Vùng Kherson, vốn là thành phố bị Nga kiểm soát kể từ giai đoạn đầu cuộc xung đột
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm 3/9 trên Tạp chí Wall Street, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Oleksiy Arestovyc, cho biết “không việc gì phải vội vàng” để giành lại thành phố Kherson và khi nhắm vào người Nga, các lực lượng Ukraine đang tìm cách “giải mã hệ thống cung cấp hậu cần đang hoạt động của họ và phá hủy nó bằng pháo binh và HIMARS”.
Các hệ thống HIMARS đã được Mỹ cung cấp cho Ukraine trong những tháng gần đây như một công cụ để đối phó với các lực lượng Nga trên chiến trường. Tuần trước, một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ cho biết HIMARS đã phát huy hiệu quả trong thực chiến.
Chiến sự Kherson Ukraine chạy đua với thời gian Nga tăng cường chi viện
Khi Ukraine tiến hành cuộc phản công ở miền Nam nước này, nhiều người đã đặt câu hỏi liệu họ có thể đẩy lùi các lực lượng Nga để lấy lại những vùng lãnh thổ đã mất hay không?
Quân đội Ukraine liên tiếp thông báo rằng họ đã được bước tiến mới với việc xuyên thủng hàng phòng ngự của Nga tại khu vực chiến tuyến gần thành phố Kherson, còn Tổng thống Ukraine khẳng định: "Chúng tôi sẽ đuổi họ tới biên giới của chúng tôi". Trong khi đó, Nga tuyên bố đã vô hiệu hóa hàng trăm binh sỹ Ukraine, cùng hàng chục xe tăng và xe bọc thép sau khi đẩy lùi cuộc phản công của đối phương.
Lựu pháo 2A36 Giatsint-B của Nga tại trận địa ở Ukraine ngày 30/8. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Bất chấp những tuyên bố mạnh mẽ của hai bên, giới phân tích cho rằng tình hình trên thực tế vẫn chưa rõ ràng. Giữa màn sương mù của chiến tranh, rất khó phân biệt được bên nào đang chiếm ưu thế. Phát biểu với DW, ông Ben Hodges cựu Tư lệnh quân đội Mỹ tại châu Âu cho rằng: "Dường như đây mới chỉ là sự khởi đầu của một chiến dịch lớn hơn. Chúng tôi vẫn chưa chắc chắn. Sẽ có rất nhiều diễn biến khó đoán diễn ra trong vài ngày tới".
Trận chiến giành Kherson đánh dấu một giai đoạn quan trọng của cuộc chiến. Hai cây bút Steve Hendrix và Serhii Korolchuk của Washington Post cho rằng: "Ukraine hy vọng giành lại Kherson từ tay Nga và nếu thắng lợi, Kiev có thể phá vỡ thế bế tắc trong một cuộc chiến kéo dài suốt 6 tháng qua".
Theo CNN, các quan chức Mỹ đã khuyên những người đồng cấp Ukraine nên giảm bớt tham vọng, thu hẹp quy mô và mục tiêu của cuộc phản công. CNN cho biết, một loạt cuộc thảo luận đã được đưa ra trong khuôn khổ "cuộc tập trận mô phỏng" giữa Mỹ với Ukraine, nhằm giúp Ukraine thấy được họ cần phải tập hợp lực lượng ở những cấp độ nào để thành công trong nhiều tình huống khác nhau. Ban đầu Ukraine xem xét tiến hành một cuộc phản công quy mô lớn hơn, nhưng sau đó đã thu hẹp chiến dịch, tập trung chủ yếu ở phía Nam, đặc biệt là Kherson.
Ông Andriy Zagorodnyuk, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine thừa nhận, cuộc phản công có thể sẽ diễn ra một cách chậm chạp và tổn thất sẽ gia tăng, nhưng "nó sẽ được thực hiện trong quãng thời gian cần thiết".
Các quan chức Mỹ tin rằng, sau nhiều tháng được Mỹ và châu Âu viện trợ quân sự, Ukraine hiện đang ở một vị thế cao hơn so với trước đây về năng lực chiến đấu và dần thu hẹp khoảng cách với Nga về số lượng binh sỹ lẫn năng lực pháo binh. Những vũ khí mới do phương Tây đã giúp Ukraine dọn đường cho cuộc phản công ở phía Nam và phương Tây hy vọng Kiev sẽ làm điều tương tự ở phía Đông. Trong khi đó, các cuộc tấn công không ngừng nghỉ đã buộc quân đội Nga phải liên tục di chuyển trụ sở chỉ huy và gặp nhiều thách thức trong vấn đề hậu cần.
Một số nhà phân tích cho rằng, để giành thắng lợi, các lực lượng Ukraine cần phải đạt được hiệu quả lâu dài trong việc làm tê liệt khả năng tiếp tế của Nga cho lực lượng ở Kherson. Ukraine đã sử dụng Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) do Mỹ cung cấp để phá hủy các cây cầu tại Kherson, cản trở tuyến đường tiếp viện của Nga và đặt nền mòng cho một cuộc phản công. Nếu Ukraine muốn giành lại quyền kiểm soát Kherson, họ sẽ phải cắt đứt các con đường tiếp tế này - không chỉ trong ngắn hạn mà còn về lâu dài - làm suy giảm khả năng phản ứng nhanh chóng của Nga.
Nhưng thách thức lớn đối với Ukraine là làm sao để duy trì cuộc phản công này cho đến khi đạt được thành công. Họ phải không ngừng gây sức ép và buộc đối phương rút lui trước khi Nga chi viện cho lực lượng trên tiền tuyến bằng cách triển khai quân đoàn 3. Quân đoàn 3 là các tình nguyện viên trong độ tuổi từ 18 đến 50 được huấn luyện để chiến đấu dọc tuyến đầu, cũng như triển khai hỗ trợ khi cần thiết. Quân đoàn này đóng tại Mulino, nằm ở vùng Nizhny Novgorod, cách Moscow khoảng 4 tiếng rưỡi di chuyển về phía Đông. Một số báo cáo cho rằng, quân đoàn 3 đang di chuyển bằng đường sắt, mang theo xe tăng T-80BV và T-90M, tới các khu vực do Nga kiểm soát dọc biên giới Đông Nam Ukraine. Sự xuất hiện của lực lượng này được cho là sẽ làm tăng thêm sức mạnh cho các binh sỹ Nga trên tiền tuyến.
Nhà phân tích Bradley Bowman của tổ chức nghiên cứu FDD có trụ sở tại Mỹ lưu ý: "Kiev đang chạy đua với thời gian. Họ không chỉ chịu áp lực phòng ngự mà họ còn phải đẩy mạnh cuộc tấn công". Ông nói thêm, nếu Ukraine không thể duy trì cuộc phản công thì cơ hội giành lại các vùng lãnh thổ đã mất ở miền Nam có thể sớm đóng lại, đặc biệt khi Nga triển khai quân tiếp viện ra chiến trường và cuộc chiến bước vào thời điểm giao mùa. Thời tiết lạnh hơn, ẩm ướt hơn vào mùa thu và mùa đông sẽ làm phức tạp các nỗ lực chiếm lại lãnh thổ.
Còn chuyên gia quân sự người Anh Justin Crump nhận định, chiến dịch ngày 29/8 của Ukraine "giống như một chiến dịch tấn công hơn là cuộc phản công lớn và có vẻ không phù hợp với những gì ông Zelensky và phương Tây mong muốn"./.
Hy Lạp sử dụng S-300 của Nga 'khóa mục tiêu' máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc Hy Lạp có "hành động thù địch" đối với máy bay chiến đấu F-16 của nước này. Một máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Dailysabah.com Theo trang Tin tức Arab (Arab News), Thổ Nhĩ Kỳ ngày 28/8 cáo buộc nước thành viên NATO là Hy Lạp đã sử dụng hệ thống phòng không...