Ukraine ‘nổi điên’ với Bulgaria
Kênh truyền hình BNT1 của Bulgaria hồi cuối tuần vừa rồi đã khiến Kiev nổi giận đùng đùng, sau khi thể hiện bán đảo Crimea là một phần của Liên bang Nga trong một trong những chương trình truyền hình trực tiếp của họ.
Ảnh minh họa
Khi Đại sứ quán Ukraine tại Bulgaria gửi văn bản phản đối đến kênh truyền hình, BNT1 đã xin lỗi và nói rằng việc họ đưa ra bản đồ có Crimea là một phần của Nga là “do lỗi kỹ thuật”.
Trước đó hồi đầu tháng, Kiev từng phản đối tạp chí Limes về địa chính trị của Italia khi tờ tạp chí này thể hiện bán đảo Crimea là một phần của lãnh thổ Nga.
Những vụ việc tương tự từng xảy ra với kênh truyền hình Ba Lan, với nhà sản xuất bản đồ của Pháp Larousse và thậm chí với tờ USA Today một trong những tờ báo lớn nhất của Mỹ. Tất cả đều công bố bản đồ với Crimea là một phần của Nga điều khiến chính phủ ở Kiev nổi giận.
Video đang HOT
Theo RIA Novosti, quan niệm thay đổi trên trong các nước phương Tây cho thấy họ sẽ dần dần và chắc chắc hiểu rằng Crimea cả về mặt lịch sử, văn hóa và pháp luật luôn luôn là một phần của Nga.
Bán đảo Crimea đã chính thức trở thành một phần của nước Nga sau khi Tổng thống Putin ký sắc lệnh hoàn tất tiến trình sáp nhập hồi tháng 3/2014. Việc Crimea sáp nhập vào Nga xuất phát từ nguyên nhân là một cuộc đảo chính vũ trang ở Kiev, trong đó Tổng thống Viktor Yanukovich bị lật đổ.
Crimea một bán đảo tự trị thuộc Ukraine, đã từ chối không thừa nhận tính hợp pháp của chính phủ lâm thời mới ở Kiev . Chính vì thế, Crimea đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tương lai của họ với Ukraine và Nga. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý cho thấy, hơn 96% người dân trên bán đảo Crimea lựa chọn ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập trở lại Nga nơi họ vẫn luôn coi là “mái nhà” của mình.
Sự kiện Nga sáp nhập bán đảo nhận được sự ủng hộ rộng khắp của người dân xứ sở Bạch Dương, nhưng lại bị Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) ra sức phản đối. Mỹ và EU đã tung ra một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga vì vụ sáp nhập nói trên.
Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Bị Crimea "chơi vố đau", Kiev "lặng người"
Massandra nhà sản xuất rượu huyền thoại của bán đảo Crimea và từng cung cấp rượu cho Sa hoàng Nicolas II của Nga, vừa khiến cho Kiev nổi giận đùng đùng khi quyết định bán đấu giá 13.000 chai rượu quý hiếm.
Ảnh minh hoạ
Massandra miêu tả những chai rượu được đấu giá, có một số chai được sản xuất từ năm 1935, là "những viên ngọc trai từng trải qua rất nhiều thử thách, trong đó có cả chiến tranh".
Một chai rượu nho xạ từ năm 1944 "được sản xuất ở Yalta ngay sau khi nơi đây được giải phóng khỏi quân đội Đức", nhà sản xuất rượu Massandra cho biết trong tuyên bố được phát đi trong ngày tuyên bố đấu giá kho rượu quý giá của họ.
Khu vực Massandra từng thuộc Ukraine cho đến năm 2014 khi bán đảo Crimea được sáp nhập vào Nga. Hiện giờ Massandra thuộc quyền kiểm soát của Moscow như phần còn lại của bán đảo Crimea.
Khỏi phải nói Kiev tức giận như thế nào trước hành động của xưởng rượu Massandra. Kiev ngay lập tức lên tiếng đe doạ sẽ tiến hành một cuộc điều tra hình sự đối với hành động "lãng phí di sản quý của Ukraine", ông Olexandre Liev - một quan chức của Bộ Nông nghiệp Ukraine cho biết.
Trước đó, hồi tháng 9, Massandra từng trở thành trung tâm của một vụ scandal khi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin và cựu Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi bằng một chai rượu cực quý 240 năm tuổi và có giá lên tới 100.000 USD.
Báo chí Nga cho hay, giám đốc của xưởng rượu Massandra bà Yanina Pavlenko đích thân mở chai rượu quý để đón tiếp hai nhà lãnh đạo nói trên.
Bán đảo Crimea đã chính thức trở thành một phần của nước Nga sau khi Tổng thống Putin ký sắc lệnh hoàn tất tiến trình sáp nhập hồi tháng 3 năm ngoái. Việc Crimea sáp nhập vào Nga xuất phát từ nguyên nhân là một cuộc đảo chính vũ trang ở Kiev, trong đó Tổng thống Viktor Yanukovich bị lật đổ. Crimea - một bán đảo tự trị thuộc Ukraine, đã từ chối không thừa nhận tính hợp pháp của chính phủ lâm thời mới ở Kiev . Chính vì thế, Crimea đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tương lai của họ với Ukraine và Nga. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý cho thấy, hơn 96% người dân trên bán đảo Crimea lựa chọn ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập trở lại Nga nơi họ vẫn luôn coi là "mái nhà" của mình.
Trong khi Kiev còn chưa hết đau đớn vì mất bán đảo Crimea chiến lược và xinh đẹp thì họ lại phải gánh thêm nỗi uất ức trước việc mất đi kho rượu quý giá mà họ coi là di sản của mình.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Bị truy đuổi, nghi phạm bắn chết 2 phóng viên Mỹ tự sát Nghi phạm bắn chết hai phóng viên kênh truyền hình CBS ngay trên sóng truyền hình trực tiếp tại Virginia, Mỹ ngày 26.8 là Vester Lee Flanagan, một nhân viên cũ của kênh này. Đối tượng này đã tự sát sau khi bị cảnh sát truy đuổi. Tự sát Theo BBC, nghi phạm Vester Lee Flanagan, 41 tuổi, tự sát bằng súng khi...