Ukraine: Nội chiến đẫm máu, Kiev có xuống thang?
Tổng thống Poroshenko cho giảm quy mô chiến dịch chống khủng bố nhằm vào miền Đông, trong khi quân ly khai chưa nao núng trước những đòn tấn công tổng lực
Nội chiến lên đỉnh điểm
Ngày 14/7, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố thu hẹp các khu vực tiến hành cái gọi là “chiến dịch chống khủng bố” ở miền Đông nước này.
Theo ITAR-TASS, phát biểu trong cuộc họp với những người đứng đầu các cơ quan sức mạnh, Tổng thống Poroshenko nhấn mạnh cần phải thay thổi chiến lược nhằm thu hẹp khu vực triển khai chiến dịch chống khủng bố, nỗ lực bảo vệ biên giới và bảo đảm an ninh cho mọi người dân. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định chiến dịch đang bước vào giai đoạn đỉnh điểm.
Một động thái khác, Ngay sau các cuộc điện đàm riêng rẽ ngày 14/7 giữa Bộ trưởng Ngoại giao Đức với những người đồng cấp Pháp, Ukraine và Chánh Văn phòng Nga, Bộ Ngoại giao Đức thông báo bốn nước này kêu gọi tổ chức đàm phán về lệnh ngừng bắn mới ở miền Đông Ukraine.
Thông báo cho biết các bên đang làm việc tích cực nhằm đảm bảo có cuộc tiếp xúc giữa Nhóm tiếp xúc và phe đòi liên bang hóa ở Ukraine không muộn hơn ngày 15/7 qua hội nghị trực tuyến.
Một cuộc gặp trực tiếp giữa Nhóm tiếp xúc với đại diện phe đòi liên bang hóa sẽ được tổ chức sớm ngay sau đó. Nhóm tiếp xúc bao gồm các đại diện đến từ Ukraine, Nga và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Xe tăng của quân đội Ukraine bị phá hủy tại miền Đông
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh tuần trước là khoảng thời gian đẫm máu nhất ở miền Đông Ukraine kể từ khi Kiev mở chiến dịch quân sự nhằm vào phe đòi liên bang hóa ở khu vực này.
Tuy nhiên, trước khi bước vào bàn đàm phán lần này, dường như kết quả trên chiến trường chưa đủ sức làm hậu thuẫn cho những yêu cầu của Tổng thống Poroshenko. Quân đội Ukraine đã chiếm được một số vị trí ở cửa ngõ tiến vào Lugansk – một trong hai thành trì còn lại của lực lượng đòi ly khai. Nhưng những sự phản công vẫn diễn ra mạnh mẽ.
Quân ly khai duy trì một chiến thuật du kích bền bỉ và đang gây ra nhiều tổn thất cho quân chính phủ. Ngày 15/7, cơ quan báo chí Cộng hòa nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng, cho biết, lực lượng tự vệ nước cộng hòa tự xưng này đã tiêu diệt khoảng 100 binh lính, 5 xe tăng, 2 xe chiến đấu bộ binh, 2 xe bọc thép chở quân và một khẩu đội sung cối trong 24 giờ qua trong một trận chiến tại sân bay Lugansk.
LPR cho biết thêm, dù máy bay chiến đấu của Ukraine đã tiến hành không kích vào một khu dân cư, rải mìn vào những tuyến đường cửa ngõ, nhưng lực lượng ly khai chưa có thiệt hại nào.
Chiếc máy bay vận tải An-26 bị bắn rơi
Video đang HOT
Quân đội LPR cho biết thêm, họ đã đáp trả và bắn rơi thêm một chiếc máy bay, phi công đã nhảy dù. Trước đó, một chiếc máy bay vận tải An-26 của không quân Ukraine đã được phát hiện trên bầu trời Izvarino vào buổi trưa, và cũng bị các đơn vị quân đội LPR bắn rơi.
Thực tế, những tay súng ly khai này đang chiến đấu một cách chủ động trước đòn tấn công của quân đội Ukraine.
Vẫn còn đó mối lo Nga can thiệp quân sự
Động thái mới nhất của Nga, hôm 15/7, Bộ Quốc phòng Nga đã gửi lời mời đến 18 quốc gia, trong đó có Mỹ và Đức đến thăm thị trấn biên giới ở khu vực Rostov, bị trúng pháo đạn từ Ukraine cách đó vài ngày, nhằm đánh giá khách quan tình hình khu vực biên giới hai nước.
Trong thư mời, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov nhấn mạnh rằng Ukraine “đã bỏ qua đạo lý và đang làm tất cả mọi thứ để chối bỏ những lời buộc tội của Nga về trận pháo kích bắn qua biên giới hôm 11/7″.
Trước đó, hôm 11/7, ít nhất bảy phát đạn súng cối đã được bắn từ lãnh thổ Ukraine vào khu vực dân cư gần biên giới Nga, khiến một người đàn ông chết và hai người phụ nữ bị thương. Ngay sau đó, Moscow đã phát đi những tín hiệu đe dọa về việc Ukraine sẽ phải chịu trừng phạt cho những trận pháo kích này.
Đồng thời, số quân mà Nga đồn trú tại biên giới sau khi được giảm từ 40.000 quân (đỉnh điểm vào tháng 6/2014) xuống còn 1.000 quân, và đã tăng lên thành hơn 10.000 quân cùng nhiều khí tài hiện đại, hạng nặng trong vòng vài ngày qua sau đợt pháo kích.
Pháo kích bắn vào Nga khiến 1 người thiệt mạng, 2 người khác bị thương
Nga vẫn còn duy trì khả năng can thiệp quân sự vào Ukraine, trong khi đó, sự bệnh vực của EU với Ukraine tỏ ra yếu ớt khi Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), Tổng thống Thụy Sĩ Didier Burkhalter cho biết tổ chức này mới chỉ đang xem xét sử dụng máy bay không người lái giám sát biên giới Nga-Ukraine.
Mỹ đang đánh mất lòng tin
Khi Nga có những động thái mạnh mẽ hơn thì Mỹ vẫn đang im hơi lặng tiếng trước cuộc khủng hoảng của đất nước Đông Âu này. Ngoài việc chỉ trích Nga đang ủng hộ những lực lượng ly khai ở miền Đông, Washington chưa có thêm động thái nào đáng chú ý.
Trong khi đó, Trung tâm nghiên cứu Pew (PRC) có ảnh hưởng lớn ở Mỹ ngày 14/7 đã cho ra những công bố rất “động chạm” đến Tổng thống Mỹ B.Obama.
Trong bản công bố kết quả thăm dò dư luận này, sự ủng hộ của người Đức và người Nga đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama đã giảm mạnh trong năm qua liên quan tới các vụ bê bối do thám và tình hình căng thẳng ở Ukraine.
Hiện ông Obama đang phải đối mặt với một sự sụt giảm uy tín nghiêm trọng ở Đức, Nga và Brazil – ba quốc gia hiện có quan hệ căng thẳng với Mỹ trong năm qua.
Binh sĩ Ukraine tại một vị trí đóng quân gần thành phố Slavyansk ngày 11/7.
Đức, đồng minh chủ chốt của Washington trên các mặt trận như hợp tác chống khủng bố, hồi tháng 10/2013 đã phẫn nộ khi phát hiện các cơ quan tình báo Mỹ nghe lén điện thoại di động của Thủ tướng Angela Merkel.
Vụ việc bị đẩy lên cao trào khi tháng Bảy này, Berlin đã bắt giữ một số công dân Đức bị tình nghi làm gián điệp cho Mỹ, khiến giới chức Đức buộc phải trục xuất người đứng đầu Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tại Berlin.
Trước thực trạng này, sự ủng hộ của người Đức đối với ông Obama đã giảm 17 điểm xuống còn 71% so với năm 2013. Lòng tin của người Nga đối với ông Obama, vốn khá thấp trong năm 2013, hiện giảm 14 điểm xuống còn 15%, nhiều khả năng do cuộc xung đột ở Ukraine.
Trong khi đó, tỷ lệ ủng hộ của người Brazil xuống còn 52% só với 69% của năm 2013.
Theo_Báo Đất Việt
Tỉ phú Ukraine cầu xin Kiev không đánh Donetsk
Nhà tỉ phú giàu nhất Ukraine cũng là một ông trùm sắt thép hôm qua (7/7) đã cầu xin chính phủ Kiev đừng tấn công, đánh bom Donetsk - một thành phố có một triệu dân và là nơi lực lượng miền đông đang tập trung thề sẽ quyết chiến với quân chính phủ sau khi thất thủ ỏ thành trì chính Slavyansk.
Các quan chức cấp cao ASEAN tại phiên khai mạc cuộc họp sáng nay. (Ảnh: Nhandan) - See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-quoc-te/SOM-ASEAN-Cuoc-hop-dac-biet-cua-cac-quan-chuc-cao-cap-ASEAN/121702.vtv#sthash.iJmioISa.dpuf Ông Rinat Akhmetov - tỉ phú giàu nhất đất nước Ukraine
Chính phủ ở Kiev tuyên bố sẽ hành động nhanh chóng để giành lại thêm nhiều khu vực lãnh thổ từ tay lực lượng biểu tình ở miền đông Ukraine sau khi chiếm lại được thành trì chính của phe đối lập ở Slaviansk. Tổng thống Petro Poroshenko đã miêu tả chiến thắng vừa rồi của quân Kiev là một bước ngoặt trong cuộc xung đột kéo dài 3 tháng qua giữa quân đội chính phủ và lực lượng miền đông ủng hộ Nga.
Các thành viên của lực lượng phòng vệ miền đông hồi cuối tuần vừa rồi đã phải tháo chạy khỏi Slaviansk. Một số lái xe bọc thép mang theo cờ Nga. Tất cả đều đổ về Donetsk , cách nơi họ vừa tháo chạy khoảng 110km về phía bắc. Khoảng 1.000 trong số này đã tham gia một cuộc mít tinh ở trung tâ thành phố Donetsk hôm 6/7. Tại cuộc mít tinh này, thủ lĩnh của lực lượng miền đông có tên Igor Strelkov đã nói rằng, người của ông sẽ chiến đấu vì thành phố Donetsk và đây là nơi "dễ bảo vệ hơn rất nhiều so với Slaviansk bé nhỏ".
Các doanh nghiệp đã phải đóng cửa và hàng ngàn người dân được tin là đã chạy khỏi Donetsk .
Donetsk là trụ sở chính của ông Rinat Akhmetov - tỉ phú giàu nhất đất nước Ukraine cho đến thời điểm này. Tài sản của ông Akhmetov được gây dựng từ ngành sắt thép và than đá. Tạp chí Forbes uy tín của Mỹ ước tính, tài sản của tỉ phú giàu nhất Ukraine lên tới 11 tỉ USD.
Ngày hôm qua, ông Akhmetov đã lên tiếng phát biểu rằng, chính phủ nên thể hiện sự kiềm chế ở Donetsk và ở khu vực Donbass xung quanh.
"Không được đánh bom Donetsk . Không được đánh bom Donbass. Không được phá hủy các thành phố, thị trấn và cơ sở hạ tầng ở đây", tỉ phú giàu nhất Ukraine đã nói như vậy trên truyền hình. "Chúng ta phải tránh gây ra nỗi thống khổ và thương vong cho những người dân hòa bình", ông Akhmetov nói thêm.
Chính phủ cho biết, quân của họ hôm 6/7 đã không kích dữ dội vào các mục tiêu của lực lượng phòng vệ miền đông khi lực lượng này tấn công sân bay ở Luhansk - một thành phố khác ở miền đông Ukraine . Kiev cáo buộc lực lượng ly khai miền đông ở trong khu vực đã giả trang quân chính phủ tấn công, nổ súng vào những vùng đông dân.
"Họ sử dụng cờ của lính nhảy dù trong quân đội, cờ tổ quố của Ukraine để đánh lừa người dân", phát ngôn viên quân đội Ukraine - ông Oleksiy Dmytrashkivsky hôm qua đã tố cáo như vậy.
Bộ Quốc phòng Ukraine cung cấp con số thống kê là, lực lượng ly khai miền đông đã thực hiện 10 cuộc tấn công vào các cứ điểm và căn cứ của quân đội, chính phủ trong vòng 24 giờ trước bằng súng cối và vũ khí hạng nhẹ. Bộ này không cho biết chi tiết về các vụ tấn công cũng như tình hình thương vong mà chỉ nói rằng, quân đội đã bắn đáp trả. "Những kẻ khủng bố đang nhận được câu trả lời thích đáng".
Hơn 200 binh lính Ukraine cùng hàng trăm dân thường và người của lực lượng phòng vệ miền đông đã bị thiệt mạng trong các cuộc giao tranh, đụng độ.
Trong khi đó, lực lượng miền đông cáo buộc rằng, quân đội Kiev đang tấn công bừa bãi vào các khu vực đông dân, gây thương vong cho nhiều dân thường, trong đó có cả trẻ em, cũng như phá hủy cơ sở hạ tầng ở các khu vực miền đông.
Người miền đông bắt đầu nổi dậy thực hiện các cuộc biểu tình rầm rộ nhằm phản đối Kiev sau khi chính phủ của Tổng thống Yanukovych bị lật đổ hồi tháng 2. Chính phủ lâm thời lên cầm quyền đã có những phát biểu, bước đi và chính sách thể hiện sự phân biệt đối xử với người gốc Nga, nói tiếng Nga. Đây là ly do người miền đông thiếu tin tưởng Kiev và đứng lên chống lại chính quyền.
Lực lượng phòng vệ miền đông đã chiếm các tòa nhà chính phủ ở Donetsk và tuyên bố thành lập nước cộng hòa nhân dân. Tuy nhiên, Slavyansk với 120.000 dân mới là nơi họ chọn làm thành trì và cũng là nơi diễn ra các cuộc giao tranh nóng bỏng nhất, căng thẳng nhất.
Bộ trưởng Quốc phòng của nước cộng hòa tự xưng Donetsk Igor Girkin cho hãng tin Interfax biết, khoảng 80 đến 90% người của ông đã thoát được ra khỏi Slavyansk . Họ hiện giờ đang tổ chức lực lượng cho việc chủ động phòng thủ ở Donetsk .
Giành lại được Slavyansk đã đem đến cho quân Kiev chiến thắng rõ ràng nhất từ trước đến nay sau nhiều tháng thực hiện các cuộc tấn công chắp vá chống lại lực lượng miền đông.
Tổng thống Poroshenko đã ra lệnh tấn công Slavyansk sau khi hủy bỏ lệnh ngừng bắn từ hồi tuần trước dựa trên lý do lực lượng miền đông phá vỡ lệnh này.
"Lệnh của tôi đã được thực hiện, đó là thắt chặt vòng vây xung quanh những kẻ khủng bố. Tiếp tục chiến dịch để giải phóng Donetsk và Luhansk", tân Tổng thống Poroshenko hôm 6/7 đã cho biết như vậy.
Theo Nhà lãnh đạo Ukraine, chiến thắng ở Slavyansk đánh dấu sự mở đầu của một bước ngoặt trong cuộc xung đột mặc dầu ông này vẫn thận trọng cho rằng, lực lượng miền đông sẽ tập hợp lại và vì thế, "nhiều thử thách" vẫn còn ở phía trước.
Theo_VnMedia
Các nhóm vũ trang ở Iraq, Syria sử dụng trẻ em 14 tuổi trong chiến đấu Nhà nước hồi giáo Iraq và vùng Levant đang sử dụng hàng loạt trẻ em trong giao chiến, nhiều người trong số đó mới chỉ 14 tuổi, tổng thư kí Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon nói trong báo cáo hàng năm về trẻ em trong các xung đột vũ trang. Những trẻ em được sử dụng bởi ISIS sẽ được huấn luyện quân...