Ukraine nói 60 người Nga tử vong trong vụ nổ căn cứ ở Crimea
Một quan chức cấp cao của Ukraine vừa tuyên bố rằng trong loạt vụ nổ tại căn cứ không quân Nga ở Crimea, có tới 60 phi công và kỹ thuật viên tử vong và 100 người khác bị thương.
Cụ thể, tờ New York Times ngày 12/8 dẫn lời ông Anton Gerashchenko – Cố vấn cho Bộ trưởng Nội vụ Ukraine cho rằng dựa trên các bằng chứng video và dữ liệu tình báo, có tới 60 phi công và kỹ thuật viên thiệt mạng trong loạt vụ nổ rung chuyển sân bay Saki trên bờ Tây của bán đảo Crimea vào hôm 9/8.
Khói từ loạt vụ nổ ở căn cứ Saki nằm gần bờ biển Crimea. Ảnh: The Hill.
Ông Gerashchenko cũng cho biết, loạt nổ đã phá hủy một số máy bay chiến đấu của Nga. Ông không tiết lộ thêm chi tiết nào nữa.
Video đang HOT
Các tuyên bố của quan chức này mâu thuẫn với các tuyên bố của Nga về loạt vụ nổ. Trước đó, báo chí Nga (như RT và Sputnik) khẳng định đây là sự cố về an toàn cháy nổ liên quan đến kho đạn tại căn cứ không quân Saki (thuộc hải quân Nga). Giới chức Nga cho biết, không có máy bay nào bị hư hại và chỉ có một người tử vong, hơn một chục người khác bị thương.
Hiện chưa có xác minh độc lập đối với con số thương vong do phía Ukraine và phía Nga đưa ra. Hầu hết các chuyên gia tập trung vào thiệt hại đối với thiết bị quân sự của Nga tại căn cứ Saki, nhất là các máy bay tại đó./.
Giá dầu thô tăng vọt vì xung đột Nga-Ukraine, vấn đề Iran xuất hiện tín hiệu tích cực
Sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, giá dầu thô đã tăng vọt. Các nhà phân tích cho rằng dầu của Iran có thể thay thế một số nguồn năng lượng của Nga đang bị tẩy chay và người ta đã thấy xuất hiện tín hiệu tích cực về đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran.
Kỹ thuật viên làm việc tại cơ sở hạt nhân Isfahan, cách thủ đô Tehran của Iran 420 km về phía nam. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, Phủ Tổng thống Pháp ngày 26/6 thông báo các nhà lãnh đạo Anh, Pháp, Đức và Mỹ sẽ tổ chức hội đàm 4 bên vào sáng 28/6 để bàn về chương trình hạt nhân của Iran và hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Tehran.
Cuộc hội đàm sẽ diễn ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7). Ngoài ra, trong bữa tối của phiên thảo luận về chính sách đối ngoại, G7 cũng sẽ thảo luận về tham vọng hạt nhân của Iran.
Một quan chức cấp cao của Pháp cho biết trong số những chủ đề được thảo luận sẽ có "vấn đề về dầu mỏ" và "việc sẵn sàng ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân". Theo quan chức Pháp, "Iran sẽ được đề cập trong hội đàm 4 bên" và sự kiện này sẽ diễn ra vào sáng 28/6.
Iran là một trong những quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, song hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tehran đang vấp phải khó khăn do các biện pháp trừng phạt của Mỹ liên quan đến chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo. Kể từ năm 2018, Washington đã tìm cách ngăn cản bất kỳ quốc gia nào mua dầu của Tehran sau khi Tổng thống Mỹ lúc đó là ông Donald Trump đơn phương đưa Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 - có tên gọi chính thức là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), trong đó Iran cam kết giảm mạnh chương trình hạt nhân để đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden đã tìm cách quay trở lại JCPOA, cho rằng đây sẽ là con đường can dự tốt nhất với nước Cộng hòa Hồi giáo.
Trong khi đó, với việc giá dầu thô tăng vọt sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, các nhà phân tích thị trường cho rằng dầu của Iran có thể thay thế một số nguồn năng lượng của Nga hiện đang bị tẩy chay. Trong chuyến thăm bất ngờ tới Tehran hôm 25/6, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell cho biết tiến trình đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ được nối lại trong vài ngày tới, sau nhiều tháng bị đình trệ.
Cũng trong ngày 25/6, ông John Kirby - Điều phối viên liên lạc chiến lược thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ nhấn mạnh Washington vẫn tin tưởng về khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Phát biểu với báo giới, ông Kirby nêu rõ Mỹ "vẫn tin tưởng vào khả năng khôi phục JCPOA", đồng thời khẳng định Washington luôn đề cao tầm quan trọng của thỏa thuận hạt nhân lịch sử này.
Kể từ tháng 4/2021 đến nay, Iran và các bên còn lại tham gia ký kết JCPOA đã tổ chức nhiều vòng đàm phán trực tiếp tại thủ đô Vienna của Áo nhằm hồi sinh thỏa thuận này. Mỹ tham gia đàm phán gián tiếp thông qua Liên minh châu Âu (EU). Trong vòng đàm phán gần đây nhất vào tháng 3, Iran đã đưa ra một số điều kiện, trong đó có yêu cầu Mỹ đưa Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ra khỏi danh sách tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, Washington đã bác bỏ các yêu cầu của Tehran và tiến trình đàm phán rơi vào tình trạng đình trệ.
Iran gỡ camera giám sát của IAEA khỏi cơ sở hạt nhân Đài truyền hình nhà nước Iran cho biết nước này ngày 8/6 đã gỡ bỏ 2 camera giám sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) khỏi một trong những cơ sở hạt nhân của nước này. Kỹ thuật viên làm việc tại cơ sở hạt nhân Isfahan, cách thủ đô Tehran của Iran 420 km về phía nam. Ảnh...